Top 12 # Ý Nghĩa Hình Ảnh Kết Của Bài Thơ Đồng Chí Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Anhngucongdong.com

Dàn Ý Cảm Nhận Về Hình Ảnh “Đầu Súng Trăng Treo” Trong Bài Thơ Đồng Chí

Đề bài: Em hãy lập dàn ý cảm nhận về hình ảnh “Đầu súng trăng treo” trong bài thơ Đồng chí.

Bài làm

+ Mở bài:

– Giới thiệu qua về bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu là một tuyệt phẩm ca ngợi hình ảnh người lính nơi chiến trường.

Trong đó, hình ảnh “Đầu súng trăng treo” có sức gợi tả vô cùng độc đáo. – Nó hiện lên như một bức tranh tuyệt đẹp vừa mang nét oai hùng, vừa lãng mạn trữ tình.

+Thân bài:

“Đêm nay rừng hoang sương muối lạnh Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

– Hình ảnh những câu thơ gợi tả lên được những gian khổ của người lính trong cuộc chiến đấu tranh giành độc lập dân tộc, đầy cam go, khốc liệt.

– Đêm giữa rừng hoang vắng, sương từ muối, buốt giá phủ trắng che hết mặt người, trong hoàn cảnh phải canh gác vất vả không được nghỉ ngơi nhưng những người lính không hề cảm thấy mệt mỏi mà vẫn có tâm, hồn vô cùng thi sĩ, khi nhìn thấy ánh trăng vô cùng huyền diệu.

– Hình ảnh những người lính trong ba câu thơ trên hiện lên rõ nét “đứng cạnh bên nhau” họ không cô đơn giữa núi rừng bao la, không hề cô đơn giữa bốn bề rộng lớn.

– Họ có những người đồng chí, đồng đội, những người anh em tuy không cùng huyết thống nhưng lại thân thiết hơn máu thịt ruột già.

– Những người lính sẵn sàng nghênh đón kẻ thù với tâm thế vô cùng chủ động, dù kẻ thù của chúng ta có là thực dân Pháp hay đế quốc Mỹ hùng mạnh, vũ khí trang bị tối tân thì những người lính của chúng ta cũng không hề nao núng run sợ.

– Hình ảnh “Đầu súng” tượng trưng cho chiến tranh, bom đạn, chết chóc, hoàn toàn đối lập với “Trăng treo” một hình ảnh lãng mạn, trữ tình,mềm mại. Nhưng khi chúng được đặt bên cạnh nhau thì lại trở thành một bức tranh hoàn hảo, vô cùng tuyệt tác.

+Kết

– Tác giả Chính Hữu đã vẽ lên một bức tranh bằng thơ, vô cùng tinh tế, có sức lan tỏa vô cùng to lớn, lấy cái lãng mạn, để làm tăng sự khắc nghiệt của thực tế.

– Bài thơ “Đồng chí” là một bài thơ hay của tác giả Chính Hữu, trong đó hình ảnh thành công nhất của bài thơ chính là đã xây dựng được đó chính là hình ảnh “đầu súng trăng treo”.

Phân Tích Hình Ảnh Đầu Súng Trăng Treo Trong Bài Thơ Đồng Chí

BÀI LÀM

Nhà thơ Chính Hữu là một nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến. Ông thường viết về những cuộc chiến tranh đầy nét chân thực, dữ dội mà không kém phần lãng mạn trong những vần thơ. “Đồng Chí” là một trong những bài thơ mà ông sáng tác trong thời kỳ đất nước ta kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Hình ảnh “đầu súng trăng treo” cuối bài thơ được miêu tả một cách tiêu qua qua những hình ảnh người lính được khắc hoạ đậm nét và đầy ấn tượng và sự khốc liệt của chiến tranh nhưng thơ ông vẫn giữ được sự mềm mại và trữ tình.

Bài thơ “Đồng Chí” được bao trùm lên bởi hình ảnh người lính cụ hồ hiên ngang, bất khuất, vượt qua mưa gió bão bùng, sự gian khổ và khắc nghiệt của thời tiết để hướng về phía trước. Cuộc sống nhọc nhằn, thiếu thốn thế nhưng vẫn không thể đánh gục ý chí và tinh thần của những con người vì nước vì dân như vậy.

Giữ rừng hoang vu sương muối bao quanh lấy. Hình ảnh “đầu súng trăng treo”như một nét chấm phá tuyệt đẹp. Nó hiện lên trong trang viết của Chính Hữu như một bức tranh:

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo

Nếu như hai câu thơ trên tái hiện lại sự khắc nghiệt, gian khổ của địa hình và thời tiết thì câu thơ thứ ba duy nhất chỉ có ánh trăng và súng lại rất thơ mộng và lãng mạn. Có lẽ đây chính là dụng ý của tác giả khi viết bài thơ này.

Giữa đêm đông lạnh giá, sương muối bao chùm vây quanh khiến cho người lính rét run người. Dù có khắc nghiệt, khó khăn vây quanh mình nhưng hình tượng người lính vẫn hiện lên kiên cường và cao đẹp. Họ vẫn luôn”đứng bên nhau” để chờ”giặc tới” tư thế và tâm thế của họ luôn sẵn sàng khiến cho chúng ta càng khâm phục và ngưỡng mộ.

Không phải vô tình mà ba câu thơ này lại được sáng tác thành một khổ riêng mà đó có lẽ là dụng ý của tác giả muốn làm nổi bật hình ảnh “đầu súng trăng treo” ở cuối bài thơ. Trên cái nền ảm đạm, khắc nghiệt, nguy hiểm của thiên nhiên và cảnh chiến tranh nhưng người lính vẫn luôn kiên cường, bất khuất. Họ luôn tràn đầy tình yêu và lạc quan để tiến về phía trước đánh đuổi kẻ thù.

Mặc dù hình ảnh “đầu súng trăng treo” gồm “súng” và “trăng”tưởng như đối lập nhau giữa cái lãng mạn chữ tình cái hiện thực khắc nghiệt nhưng trong thơ chính hữu nó lại trở nên mềm mại. Súng biểu tượng cho người chiến sĩ, trăng biểu tượng cho người thi sĩ. Trăng và súng không đối lập với nhau mà hoà quyện vào nhau tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp giữ rừng hoang sương muối rơi ướt vai người lính.

Ánh trăng đã trở thành đề tài nổi bật cho những người chiến sĩ cách mạng xa quê hương xa những người thân để đi chiến đấu chính vì vậy những nỗi nhớ quê hương được thể hiện qua ánh trăng, những hình ảnh đó đã tạo nên sự gần gũi, hình ảnh quen thuộc trong mọi cách nghĩ và hình dung ra những hình ảnh mang ý nghĩa đặc biệt hơn. Hàng loạt các chi tiết đã mang lại ký ức đẹp và nó trở nên quen thuộc và gần gũi với con người hơn.

Ánh trăng đã trở nên quen thuộc và gắn bó trong từng kỉ niệm và các khoảnh khắc của tác giả, nó đã mang trong chúng ta những điều gần gũi khi hình ảnh “đầu súng trăng treo” luôn trở thành một đề tài nổi bật của tác giả. Những hình ảnh đó đã tác động mạnh mẽ đến con người, đã cho người chiến sĩ những kỉ niệm sâu sắc vô cùng.

Những người lính họ có tuổi đời còn rất trẻ, họ có lý tưởng sống và cống hiến cho đất nước nhưng họ cũng luôn ấm ủ trong mình những ước mơ bé nhỏ, một tình yêu bé nhỏ hay là bóng dáng một người con gái nào đó. Trong lòng họ vẫn luôn luôn giữ được sự lạc quan, tin tưởng và sự lãng mạn đáng trân trọng. Chiến tranh khắc nhiệt nhưng không để nó làm trái tim của những người lính bị chai lì mới thực sự là điều đáng quý.

Bởi vậy, có thể thấy rằng hình ảnh “đầu súng trăng treo” dường như lan toả thứ ánh sáng dịu nhẹ của ánh trăng xuống cánh rừng lan vào lòng những người lính mát dịu và trong lành nhất.

Hình ảnh “đầu súng trăng treo” thực sự là một hình ảnh đầy dụng ý của tác giả. Người lính vẫn sẵn sàng canh gác bảo vệ tổ quốc, mũi súng luôn hướng lên trời mà tưởng chừng có thể chạm đến trăng. Một nét điểm xuyết tạo nên một bức tranh đối lập nhưng vô cùng hài hoà và tinh tế. Nhà thơ chính hữu đã thành công khi xây dựng hình ảnh “đầu súng trăng treo” đi sâu vào tâm trí người đọc.

Cảm Nhận Của Em Về Đoạn Kết Của Bài Thơ Đồng Chí

Cam nhan ve bai tho Dong chi. Đề bài: Em hãy viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn kết của bài thơ Đồng chí- Chính Hữu

Việt Nam đã trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mĩ đầy gian khổ, đau thương nhưng không kém phần hào hùng. Và một câu hỏi đặt ra ở đây là vì sao một đất nước nhỏ bé, lạc hậu như Việt Nam lại có thể đương đầu và giành chiến thắng vẻ vang trước hai cường quốc sừng sỏ, hùng mạnh như Pháp và Mĩ. Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng tinh thần kiên cường, bất khuất của con người Việt Nam thì chẳng thể nói hết được bằng lời. Đặc biệt, để tạo được sức mạnh lớn như vậy trong chiến đấu là vì con người Việt Nam biết đoàn kết, biết hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong chiến tranh. Bài thơ Đồng chí của tác giả Chính Hữu đã thể hiện được tương quan đoàn kết đầy đặc biệt giữa những người lính- cơ sở sức mạnh của kháng chiến.

Bài thơ Đồng chí được sáng tác năm 1948- đây là thời điểm mà cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta bước vào giai đoạn khốc liệt, căng thẳng. Những người lính đã trải qua những ngày tháng chiến đấu vô cùng gian khổ, nhưng cũng chính trong hoàn cảnh này, tình đồng chí, đồng đội đã xua đi được cái khốc liệt của khói lửa của chiến tranh,làm sáng lên tình người giữa con người với con người.

Những người lính đến từ khắp nơi của đất nước, họ là những con người xa lạ, không hề có sự quen biết từ trước nhưng giữa họ có những đặc điểm chung. Trước hết, họ là những người con nghèo sinh ra từ những vùng quê nghèo khó, những người nông dân lam lũ ấy bị ngọn lửa của chiến tranh, ngọn lửa của lòng căm thù đốt lên lí tưởng mãnh liệt, đó chính là giành lại độc lập, bảo vệ cuộc sống của những người mà họ thương yêu. Từ đó mà họ trở thành những người lính, những người đồng đội:

” Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Tôi với anh đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”

Những người lính ra trận mang theo những khát vọng đẹp, đó là mang hòa bình về cho đất nước, mang tự do về cho dân tộc, họ ra đi và nguyện dâng hiến hết mình cho đất nước.Trong những ngày tháng chiến đấu, bên cạnh sự hiểm nguy luôn rình rập thì họ còn trải qua cuộc sống sinh hoạt vô cùng khắc liệt nhưng họ đều cùng nhau đương đầu và vượt qua tất cả.

Không chỉ là những người có tinh thần chiến đấu mạnh mẽ, có tinh thần đoàn kết, yêu thương đáng ngưỡng mộ mà những người lính còn là những người luôn lạc quan và hi vọng về một ngày mai tươi sáng.Khổ thơ cuối được coi là những câu thơ hay nhất của bài thơ:

“Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu sung trăng treo”

Câu thơ vừa gợi ra được cái khắc liệt của hoàn cảnh sống, hoàn cảnh chiến đấu mà còn sáng lên tinh thần lạc quan, niềm hi vọng mãnh liệt vào một tương lai tươi sáng. “đêm nay rừng hoang sương muối” gợi ra khoảnh khắc đêm khuya khi những làn sương bao phủ lên núi rừng. Sương muối trong rừng không chỉ lạnh cắt da cắt thịt mà nó còn bao phủ tầm nhìn của những người lính. Trong hoàn cảnh chiến đấu ấy nếu không có sự kiên cường, quyết tâm thì khó có thể vượt qua.

Trong không gian đầy đặc biệt ấy, những người lính vẫn thực hiện nhiệm vụ của mình, đứng canh gác và chờ giặc tới. Có thể thấy những người lính trong kháng chiến không có một phút nào lơ là, mất cảnh giác mà luôn trong tư thế chiến đấu với tinh thần quyết tâm cao độ. Họ đã bên nhau cùng chờ giặc tới, trong cái lạnh giá của sương muối, trong sự hiểm nguy rình rập vẫn sáng lên hơi ấm của tình người, đó là tình đồng đội, tình đồng chí.

Câu thơ cuối được đánh giá là hàm súc nhất và mang nhiều ý nghĩa “Đầu sung trăng treo”, về ý nghĩa tả thực, nó gợi ra hình ảnh những mũi sung của người lính luôn trong tư thế chiến đấu, không gian đêm khuya xuất hiện ánh trăng tròn, do đó nhìn từ xa ta có thể thất được ánh trăng đang treo ở trên đầu súng. Về ý nghĩa biểu tượng nó tượng trưng cho khát vọng hòa bình của những người lính.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM ĐỒNG CHÍ DONG CHI CHÍNH HỮU PHÂN TÍCH BÀI THƠ ĐỒNG CHÍ Theo chúng tôi

Phân Tích Bút Pháp Xây Dựng Hình Ảnh Thơ Trong Bài Thơ Đồng Chí Và Ánh Trăng

Đề bài:Phan tich but phap trong Dong chi va Anh trang. Phân tích bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong bài thơ Đồng chí và Ánh trăng.

Mở bài: Phân tích bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong bài thơ Đồng chí và Ánh trăng

Nói đến thơ không chỉ nói đến nhịp điệu, vần mà còn phải nói đến hình ảnh. Thơ mà không có hình ảnh thì không thể là thơ. Có những bài thơ hay vì xây dựng được những hình ảnh đặc sắc tiêu biểu trong đó có bài thơ Đồng Chí của nhà thơ Chính Hữu và bài thơ Ánh trăng của nhà thơ Nguyễn Duy.

Thân bài: Phân tích bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong bài thơ Đồng chí và Ánh trăng

Trước hết là bút pháp xây dựng hình ảnh người đồng chí trong bài thơ Đồng Chí của nhà thơ Chính Hữu. Có thể thấy nhà thơ Chính Hữu đã xây dựng hình ảnh đồng chí bằng bút pháp hiện thực kết hợp với lãng mạn. Từ những câu thơ đầu chúng ta đã thấy được hình ảnh người đồng chí tả thực với những nét đẹp về quê hương xử sở, những tình cảm gắn bó và ý chí đi lính của mình:

Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Tôi với anh đôi người xa lạ

….

Giếng nước gốc đa nhớ người đi lính

Người đồng chí xuất thân từ người nông dân, vốn dĩ sống hiền hậu bên gốc lúa bờ khoai nhưng những tên giặc không để cho họ sống yên nên họ gửi gắm tài sản của mình là ruộng vườn, ngôi nhà không để lên đường đánh giặc. Nơi đây những người đồng chí gặp nhau, đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Họ cũng đã từng sát cánh bên nhau, cùng cười, cùng chiến đấu:

Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh

Rét run người vầng chán đổ mồ hôi

…..

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay

Hình ảnh người đồng chí hiện lên với hiện thực gian khổ, họ phải mặc áo rách, phải chịu rét mướt sương đêm để chiến đấu với giặc.

Ngoài bút pháp hiện thực tả thực người chiến sĩ trong bài thơ Đồng Chí còn được xây dựng bởi bút pháp lãng mạn. Những hình ảnh về người đồng chí được lí tưởng hóa. Đặc biệt hình ảnh “Đầu súng trăng treo” là hình ảnh lãng mạn. Nó là sự kết hợp giữa hiện tại và tương lại, giữa chiến tranh và hòa bình, giữa chiến sĩ và thi sĩ.

Cùng với nhà thơ Chính Hữu, nhà thơ Nguyễn Duy cũng xây dựng thành công hình ảnh ánh trăng trong bài thơ cùng tên. Bằng bút pháp tự sự kết hợp trữ tình ánh trăng mang đến nhiều tầng nghĩa biểu tượng.

Ánh trăng là kỉ niệm thưở ấu thơ, là tri kỉ trong chiến đấu. Ánh trăng ấy đã theo nhà thơ đi khắp các nẻo đường chiến đâu:

Trần trụi với thiên nhiên

Hồn nhiên như cây cỏ

Ánh trăng còn là người bạn tri kỉ luôn theo sát nhân vật trữ tình. Dù chiến tranh đã lùi xa, ánh trăng bị lu mờ bởi những ánh điện cửa gương nhưng ánh trăng ấy vẫn theo người chỉ có người là lãng quên trăng. Khi bắt gặp ánh trăng tròn vành vạnh, tình cảm tri kỉ vẫn thế mà bấy lâu này mình đã bẵng quên, ánh trăng im lặng như trách móc khiến cho nhà thơ giật mình. Cái giật mình ấy thể hiện sự ngỡ ngàng, sự hối lỗi. Ánh trăng ở đây còn gợi nhớ cho con người về truyền thống uống nước nhớ nguồn. Qua bài thơ Nguyễn Duy muốn thể hiện quan điểm về đạo lí uống nước nhớ nguồn. Ánh trăng kia là những cái xưa cũ, những cái gắn bó với con người mà hiện đại con người đã vô tình lãng quên.

Kết bài: Phân tích bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong bài thơ Đồng chí và Ánh trăng

Tóm lại, hai nhà thơ đã xây dựng thành công hình ảnh trong thơ của mình, Những hình ảnh ấy mang đến đặc sắc cho bài thơ, và chính vì thế mà sức sống của hai bài thơ Đồng chí và Ánh trăng đến giờ vẫn còn mạnh mẽ.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM BUT PHAP XAY DUNG HINH ANH THO TRONG BAI DONG CHI VA ANH TRANG EM HAY NEU BUT PHAP XAY DUNG HINH ANH THO TRONG BAI DONG CHI VA ANH TRANG BÚT PHÁP XÂY DỰNG HÌNH ẢNH THƠ TRONG BÀI ĐỒNG CHÍ VÀ ÁNH TRĂNG EM HÃY NÊU BÚT PHÁP XÂY DỰNG HÌNH ẢNH THƠ TRONG BÀI ĐỒNG CHÍ VÀ ÁNH TRĂNG Theo chúng tôi