Top 10 # Ý Nghĩa Truyện Cổ Tích Cây Khế Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Anhngucongdong.com

Ý Nghĩa Truyện Cổ Tích Cây Khế

Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế là ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác. Chắc hẳn bất cứ ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện này. Tuy nhiên, khi lớn lên, trưởng thành hơn, chúng ta có thể nhìn thấu nhiều bài học khác mà câu chuyện cổ tích này mang đến. Vậy đó là những bài học gì? Chúng ta cùng theo dõi bài viết bên dưới để vỡ ra những cách nhìn khác. Từ đó bạn có thể dùng để dạy lại thế hệ sau, giúp những người trẻ sống đúng mực hơn.

Tóm tắt truyện cây khế

Trước tiên chúng ta cùng tóm lược lại câu chuyện này cho một số bạn không nhớ rõ. Truyện kể về hai anh em nhà nông nọ có bố mẹ mất sớm. Người anh tham lam dành hết ruộng vườn và chỉ chừa lại cho người em một cây khế cùng căn nhà tranh.

Vợ chồng người em cần cù làm thuê, chăm sóc cây khế rất cẩn thận rồi cũng đến lúc cây khế ra hoa, kết những quả mọng nước trĩu cành. Một ngày nọ có chú chim bay đến ăn khế, người em lo lắng quả khế sẽ bị chim ăn hết. Lúc này, anh liền xua đuổi chú chim lạ.

Nhưng sau đó chim nói sẽ trả lại vàng, bảo người em mang theo túi ba gang để đựng. Người em làm đúng lời chim nói, chuẩn bị túi và được chim trở đi lấy vàng. Vậy là người em giàu lên từ đó.

Người anh thấy vậy sinh lòng tham, bèn đổi lại ruộng vườn và lấy cây khế về cho mình. Chim cũng đến ăn khế, cũng nói như trước với người anh khi bị người anh bắt gặp.

Truyện cây khế rất thân thuộc với những em thiếu nhi mọi thời đại

Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế – những điều tâm đắc cần phải nhớ

Từ xưa, mỗi câu truyện cổ tích đều được kể với những ý nghĩa, bài học nhất định và câu chuyện này cũng không ngoại lệ. Qua truyện này, chúng ta có thể rút ra được nhiều ý nghĩa, từ đó lấy làm bài học tâm đắc trong cuộc sống của mình. Một vài ý nghĩa có thể kể đến như sau:

Thứ nhất: Siêng năng, chăm chỉ vun trồng thì sẽ có ngày hái được quả ngọt

Bằng chứng thực tiễn đó chính là cây khế của người em. Do người em để tâm chăm sóc nên cây mới ra quả ngọt. Nếu lúc trước người em chặt bỏ cây khế hoặc không quan tâm để nó còi cọc thì sẽ không có câu chuyện sau này.

Vì vậy, sống ở đời, muốn gặt hái điều tốt đẹp thì phải không ngừng cố gắng và để tâm vào mục tiêu mà mình đã đặt ra. Trời không phụ lòng người, cứ chăm chỉ thật tâm ắt sẽ gặt hái trái ngọt là những gì bạn đọc cần nhớ.

Vợ chồng người em chăm sóc cây khế tốt tươi và trĩu quả

Thứ hai: Trong nguy luôn có cơ

Khi chim ăn khế, vợ chồng người em đã rất lo lắng vì quả khế là một nguồn thu nhập của gia đình. Họ nghĩ rằng mình đã gặp phải hoàn cảnh nguy khốn giữa lúc khó khăn. Tuy nhiên, chim lại mở lời bảo ăn khế trả vàng, đấy chính là cơ hội trong hiểm nguy.

Bài học rút ra là khi chúng ta gặp chuyện khó khăn, thách thức thì phải bình tĩnh, xem xét thấu đáo, chờ đợi để nhìn thấy được cơ hội trong đó. Bạn đừng vội vàng buông xuôi cũng đừng nản chí bỏ cuộc vì biết đầu điều tốt đẹp đang chờ phía trước.

Thứ ba: Ở đời không ai cho không ai cái gì, muốn có được phải đánh đổi

Đây là một điều dễ thấy trong ý nghĩa truyện cổ tích cây khế. Người em muốn có được vàng thì phải đánh đổi hai thứ. Một là quả khế tặng lại cho chim thần, hai là người em phải ngồi lên lưng chim bay đến đảo vàng. Tất nhiên là điều kiện đi như vậy khá nguy hiểm cùng vất vả, phải thật bản lĩnh mới có thể thanh công.

Chúng ta thấy được rằng, có làm thì mới có ăn, muốn có được điều gì đó thì luôn phải đánh đổi thứ chúng ta có. Tuy nhiên, nhiều lúc thứ đó nằm trong tay chúng ta không có quá nhiều giá trị. Nhưng khi đưa nó qua tay người khác lại là vật có tác dụng lớn.

Người em ngồi trên lưng chim bay đến đảo vàng

Thứ tư: Ở hiền gặp lành

Ở hiền gặp lành là ý nghĩa truyện cổ tích cây khế cốt lõi nhất mà chúng ta được nghe giảng từ nhỏ. Người em không tranh giành, không chấp nhất với người anh, chấp nhận ở nhà tranh và nhận cây khế. Chính từ hành động này mới có câu chuyện người em có được vàng mà chim thần cho.

Ở xã hội hiện đại, tình huống này có lẽ không còn mấy ai đủ rộng lượng để nhẫn nhịn. Thế nhưng sống ở đời, chúng ta phải luôn tâm niệm rằng một điều nhịn chín điều lành, ở hiền thì gặp điều tốt. Đó chính là cách sống cơ bản nhất để xã hội được yên vui và hòa hảo.

Thứ năm: Tham thì thâm

Điều cuối cùng này hiển hiện rõ trên hành động của vợ chồng người anh. Kết cuộc của người anh là rơi xuống biển. Người vợ ở nhà thì mất chồng và phải sống cực khổ ở nhà tranh. Truyện không nhắc đến hành động sau đó của người em khi anh mất. Nhưng kết cục vợ chồng người anh như thế đã là cái giá lớn phải trả cho hành động tham lam của mình.

Người anh rơi xuống biển vì quá tham lam

Như vậy, các bạn nên nhớ làm việc gì cũng cần phải tiết chế, vừa đủ là tốt nhất. Khi tài lộc đến với mình, chỉ nên nhận đúng phần mà mình được nhận, không được cố đấm ăn xôi. Triết lý tham thì thâm đã được chứng minh luôn luôn đúng ở nhiều trường hợp từ xưa đến nay.

Tóm lại, chúng ta đã nhận thấy được thêm một số ý nghĩa truyện cổ tích cây khế qua bài viết này. Mong rằng, nhiều người có thể chiêm nghiệm được những bài học trên và có thái độ sống đúng đắn, tốt đẹp hơn. Chỉ cần cố gắng, chăm chỉ, sống tốt, không tham lam, biết đánh đổi đúng lúc thì cuộc sống của chúng ta sẽ ngày một tốt đẹp và hạnh phúc hơn.

Bạn đang đọc các câu chuyện cổ tích tại website chúng tôi – Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam và thế giới với hàng ngàn câu chuyện cổ tích chọn lọc hay và ý nghĩa phù hợp cho mọi lứa tuổi.

Tổng hợp hàng ngàn truyện cổ tích Việt Nam và thế giới hay và ý nghĩa nhất. Truyện dân gian, truyện ngụ ngôn, sự tích và truyền thuyết, truyện cổ grimm, thần thoại hy lạp, truyện cổ andersen,…

Nêu Cảm Nghĩ Của Em Và Ý Nghĩa Truyện Cổ Tích Cây Khế

Đề Bài: Nêu Cảm Nghĩ Của Em Và Ý Nghĩa Truyện Cổ Tích Cây Khế

Truyện cổ tích cây khế là một trong những câu chuyện rất thân thuộc đối với mỗi đứa trẻ. Đây là một trong nhưng câu chuyện thần kỳ mà mỗi đứa trẻ khi còn bé đều thuộc làu làu và nghe mãi mà không bao giờ biết chán. Hình ảnh con chim phượng hoàng biết nói tiếng người là một hình ảnh rất hấp dẫn và rất thu hút những độc giả bé con không khỏi mắt chứ A mồm chứ O khi nghe đến chuyện ấy. Và không ai là không biết tới câu nói của chim phượng hoàng với người em trai: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, đem đi mà đựng”. Nhưng ẩn chứa trong những câu chuyện ly kỳ ấy lại là những bài học, những ý nghĩa sâu xa về cách đối xử giữa con người với con người.

Hai người anh em trai sống hòa thuận với nhau, khi cha mẹ mất, có để lại chút tài sản cho hai người con và căn dặn hai người phải sống hòa thuận và giúp đỡ lẫn nhau. Tuy nhiên, khi người anh trai có gia đình thì người anh không mảy may suy nghĩ đến đứa em trai út của mình mà ngang nhiên lấy hết tài sản, chỉ để lại cho em một túp lều tạm bợ và một cây khế. Người em trai tốt bụng vì thương anh chị làm lụng mà mình thì có một mình nên vui vẻ nhận lấy phần mà không hề so đo hay tính toán gì.

Người em trai thì chăm chỉ làm việc kiếm sống, nhưng luôn nhận được sự ghẻ lạnh và kinh thường từ người chị dâu và kể cả với anh trai mình. Nhiều người đọc phải thốt lên: làm sao lại có một người anh trai như vậy, sao mà lại nhẫn tâm đến thế. Anh em phải đùm bọc, thương yêu nhau nhưng người anh trai này lại tham lam và ích kỳ đến vậy.

Khi chú chim phượng hoàng đến ăn khế, câu nói của chim luôn vang vọng trong tâm trí mỗi chúng ta: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, đem đi mà đựng”. Người em tốt bụng chỉ nghĩ chim nói vậy thôi, nên cũng không suy nghĩ gì vậy mà chim đã thực hiện đúng lời hứa của mình. Mấy ngày sau chim đến và chở người em trai đi đến nơi lấy vàng. Ngay đến cả một chú chim còn biết giữ lời hứa, đã nói thì phải thực hiện thì làm sao giữa con người với nhau lại không biết quan tâm, sẻ chia và giữ lời hứa với nhau?

Người em thật thà, đem kể hết chuyện với gia đình người anh, bản tính tham lam, người anh cũng muốn được giàu có như thế nên đã xin chim cho đi theo, nhưng vì lòng tham vô đáy, không bao giờ là quá đủ nên đã bị rơi xuống vực thảm. Hậu quả mà người anh nhận phải đều là do người chứ có phải tại chim đâu, mà chim đã cảnh báo trước rồi nhưng người anh tham lam đã không chịu nghe theo.

Con chim ‘thần’ trong truyện của Cây khế là một con có tình có nghĩa, biết giữ lời hứa. Chiếc túi ba gang mà chim dặn người em mang đi ẩn chứa một lời nhắn nhủ kín đáo: phải biết sống cho đúng đạo lý và không được để lòng tham che mờ mắt.

Cũng qua chuyện này, dân gian muốn nhắc nhở chúng ta, lòng tham làm ta đánh mất đi chính bản thân mình, khiến con người ta trở nên thấp hèn, xấu xa. Và hãy luôn nhớ câu tục ngữ “ở hiền gặp lành” của ông cha ta, làm việc thiện thì sẽ ắt gặp nhiều điều may mắn và tốt đẹp.

Ý Nghĩa Truyện Cổ Tích Ăn Khế Trả Vàng

Truyện Ăn khế trả vàng là một câu truyện cổ tích Việt Nam rất thân thuộc với các trẻ nhỏ Việt Nam. Câu truyện rất hấp dẫn và rất thu hút những độc giả nhỏ tuổi. Nhưng ẩn chứa trong câu truyện ly kỳ này lại là những bài học rất đáng giá, những ý nghĩa sâu xa về cách đối xử giữa con người với con người thông qua hình ảnh của hai người anh em.

Truyện kể về hai anh em nọ khi cha mẹ mất để lại gia tài thì người em chỉ được 1 cây khế và căn chồi nhỏ. Cho đến khi chim ăn khế và trả ơn bằng vàng thì người anh lại sinh lòng tham lam. Tuy nhiên, khi người anh cũng được chim chở đi trả công bằng vàng thì vì chính sự tham lam này đã làm người anh rơi xuống biển.

Tóm tắt truyện Ăn khế trả vàng

Ở một làng nọ có hai anh em, người anh thì vô cùng tham lam, người em thì hiền lành chịu khó. Sau khi ba mẹ qua đời người anh lấy vợ ra ở riêng và cố gắng vơ vét hết tài sản chỉ để lại cho người em một cây khế ở góc vườn. Người em bị người anh chèn ép như vậy nhưng không hề nói một lời phàn nàn nào, anh đã dựng túp liều gần cây khế, hàng ngày anh chăm bón cây khế và đi làm thuê để kiếm tiền nuôi thân.

Cây khế càng ngày càng lớn dần, năm ấy bỗng sai trĩu quả, người em mừng vô cùng. Mấy hôm sau, bỗng dưng có một con chim lạ bay tới cây khế và ăn khế của người em, người em thấy vậy buồn lòng than thở với chim. Chim lạ mới nói lại rằng: “Ăn một quả trả cục vàng may túi ba gang mang đi mà đựng”.

Hôm sau như lời hứa chim đến đón người em tới một hòn đảo có rất nhiều vàng bạc, châu báu. Người em xuống lấy vàng và chỉ lấy vừa đầy túi ba gang rồi lên lưng chim trở về. Người em về nhà dùng số vàng bạc lấy được mang đi đổi lấy lúa thóc để giúp đỡ cho người dân ở trong làng. Thấy người em bỗng có nhiều vàng bạc nên người anh đã âm mưu sang đòi đổi nhà lấy cây khế, lại lần nữa người em đồng ý đổi với người anh mà không một lời phàn nàn.

Ý nghĩa truyện Ăn khế trả vàng

Qua câu truyện Ăn khế trả vàng thấy được sự tham lam và ích kỷ của người anh đối với chính em ruột của mình. Anh em là phải đùm bọc giúp đỡ yêu thương lẫn nhau nhưng người anh lại không làm như vậy. Còn người em vì quá hiền lành, chịu đựng nên đã chấp nhận mọi yêu cầu của anh mình.

Bạn đang đọc các câu chuyện cổ tích tại website chúng tôi – Kho tàng truyện cổ tích chọn lọc Việt Nam và Thế Giới hay nhất và ý nghĩa cho mọi lứa tuổi dành cho thiếu nhi, tổng hợp trên 3000 câu chuyện cổ tích chọn lọc hay nhất Việt Nam và thế giới. Tại chúng tôi luôn được cập nhật thường xuyên, đầy đủ và chính xác nhất về truyện cổ tích giúp bạn dễ dàng tìm kiếm cho mình câu truyện cổ tích cần tìm.

Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng, truyện cổ tích tấm cám, sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh – Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…

Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…

Nghe Đọc Chuyện Cổ Tích: Truyện Cây Khế

Tóm tắt truyện Cây Khế

Ngày xửa, ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ mất sớm. Khi người anh lấy vợ, người anh không muốn ở chung với em nữa, nên quyết định chia gia tài. người anh tham lam chiếm hết cả nhà cửa, ruộng vườn, trâu bò của cha mẹ để lại, chỉ cho người em một túp lều nhỏ và mảnh vườn, trong đó có cây khế ngọt. người em không chút phàn nàn, ngày ngày chăm bón cho cây khế và cày thuê, cuốc mướn nuôi thân.

Năm ấy, cây khế trong vườn nhà người em bỗng sai quả lạ thường, cành nào cũng trĩu quả ngọt, vàng ruộm. người em nhìn cây khế mà lòng khấp khởi mừng thầm tính chuyện bán khế lấy tiền đong gạo. Một hôm, có con chim phượng hoàng từ đâu bay đến mổ khế ăn lia lịa. Thấy thế, người em vác gậy đuổi chim và nói:

– Này chim! Ta chỉ có duy nhất một cây khế này, và ta đã khó nhọc chăm sóc đến ngày hái quả. Nay nếu chim ăn hết ta chẳng có gì để bán đi mua gạo. Vậy nếu chim muốn ăn hãy mang trả ta vật gì có giá.

Chim vừa ăn vừa đáp:

Ăn một qủa, trả cục vàng May túi ba gang, mang theo mà đựng

Người em nghe chim nói vậy, cũng đành để chim ăn. Mấy hôm sau, chim lại đến ăn khế. Ăn xong chim bảo người em lấy túi ba gang đi lấy vàng. Chim bay mãi, bay mãi qua núi cao, qua biển rộng bao la và đỗ xuống một hòn đảo đầy vàng bạc, châu báu. Người em đi khắp đảo nhìn ngắm thỏa thích rồi lấy vàng bỏ đầy túi ba gang. Chim phượng hoàng bảo lấy thêm, người em cũng không lấy. Xong xuôi, người em trở về nhà.

Từ đó, người em trở nên giàu có, người em mang thóc, gạo, vàng bạc giúp đỡ những người nghèo khổ. Người anh nghe tin em giàu có liền sang chơi và đòi đổi nhà, ruộng vườn của mình lấy cây khế ngọt, người em cũng đồng ý đổi cho anh. Thế là người anh chuyển sang nhà người em. Mùa năm sau, cây khế lại sai trĩu quả, chim phượng hoàng lại tới ăn. người anh giả vờ khóc lóc, chim bèn nói:

Ăn một qủa, trả cục vàng May túi ba gang, mang theo mà đựng

Người anh mừng quá, giục vợ may túi không phải 3 gang mà là 12 gang để đựng được nhiều vàng. Hôm sau chim phượng hoàng đưa người anh đi lấy vàng. Vừa đến nơi, người anh đã vội vàng vơ lấy vàng bỏ vào túi, lại còn giắt thêm đầy vàng bỏ vào người. Chim cố sức bay nhưng đường thì xa mà vàng thì nhiều nên nặng quá. Mấy lần chim bảo người anh vứt bớt vàng đi cho nhẹ nhưng người anh vẫn khăng khăng ôm lấy túi. Chim phượng hoàng bực tức, nó nghiêng cánh hất người anh tham lam xuống biển.

Đọc cho bé nghe những câu chuyện cổ tích Việt nam và cổ tích thể giới hay nhất