Top 12 # Ý Nghĩa Truyện Cười Nhưng Nó Phải Bằng Hai Mày Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Anhngucongdong.com

Nhưng Nó Phải Bằng Hai Mày (Truyện Cười)

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Hướng dẫn học bài

Câu 1:

a. Mối quan hệ giữa Cải và thầy lí trước khi xử kiện là mối quan hệ đã được xếp đặt rồi (Cải đã lót tiền trước cho thầy lí năm đồng). Cải cứ nghĩ là quan sẽ cho mình được kiện nên rất ung dung. Tuy nhiên không ngờ khi xử kiện, Cải lại bị thầy lí tuyên bố đánh mười roi. Cải từ thế chủ động chuyển hoàn toàn sang bị động và không thể nói tiếp được lời nào.

b. Sự độc đáo của câu chuyện chính là sự kết hợp giữa hai thứ “ngôn ngữ”. Ngôn ngữ bằng lời nói là ngôn ngữ công khai, nói cho tất cả những người có mặt ở đó nghe. Nhưng thứ “ngôn ngữ” bằng động tác thì chỉ có thầy lí và Cải mới hiểu được. Nếu Cải xòe ra năm ngón tay và “ngầm” ra hiệu với thầy lí đó là “lẽ phải” thì thày lí đã đáp lời nhanh chóng bằng việc xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt, ý nói “lẽ phải” kia đã được nhân đôi. Sự thú vị được người đọc nhận ra khi tìm thấy sợi dây liên hệ thông suốt giữa: lẽ phải – những ngón tay và những đồng tiền.

Ý nghĩa tố cáo của truyện chính là ở chỗ: lẽ phải đối với người xử kiện được tính bằng tiền. Đồng tiền đo lẽ phải, tiền nhiều lẽ phải nhiều, tiền ít lẽ phải ít.

Câu 2:

Khi Cải khăng khăng ” xin xét lại, lẽ phải về con mà !“, thầy lí đã không hề phủ nhận điều đó nhưng thầy đưa ra lí lẽ ” Tao biết mày phải… nhưng nó lại phải…. bằng hai mày !“. Tiếng cười bật ra từ đó. Đối với thầy lí, lẽ phải được đo bằng tiền. Tiền quyết định lẽ phải. Bởi thế năm đồng là “lẽ phải” nhưng mười đồng là ” lẽ phải gấp đôi “.

Câu 3:

Nhân vật bị thất bại trong vụ kiện là nhân vật Cải. Cải bị bất ngờ nên không kịp trở tay vì thế mà bị rơi vào tình trạng thảm hại (vừa mất tiền lại vừa bị đánh). Thế nhưng câu chuyện chính là lời phê phán cả hai nhân vật. Sự tham lam của bọn quan lại sẽ càng ngày càng tráo trở hơn nếu còn có những người như Ngô và Cải. Hành vi tiêu cực của chính họ là nguyên nhân làm cho họ trở nên thảm hại. Trong sự việc này, họ là những kẻ đáng thương nhưng cũng là những người đáng giận.

Luyện tập

Có thể thấy rõ đặc trưng thể loại của truyện cười qua việc phân tích lời nói và hành động của nhân vật trong hai truyện Tam đại con gà và Nhưng nó phải bằng hai mày.

a. Đối với truyện Tam đại con gà

Câu chuyện có nhiều hành động và lời nói của thầy đồ có tác dụng gây cười:

– Các hành động của “Ông thầy”:

Bảo học trò đọc khe khẽ (vì chưa biết mình dạy đúng hay sai nên phải “thận trọng” để giấu dốt).

Xin đài âm dương 3 lần (hành động ngược đời – đúng ra phải hỏi lại người có hiểu biết hơn mình để giảng giải cho học trò rõ). Hành động này hàm ý “Ông thầy” coi cái chuyện dạy học hệ trọng này chẳng khác gì chuyện đánh bạc cầu may.

Ngồi bệ vệ trên giường, bảo học trò đọc to (đắc chí với sự ngốc nghếch của mình mà không biết).

– Lời nói của thầy:

Dủ dỉ là con dù dì

Dạy cho cháu biết đến tận tam đại con gà

Dủ dỉ là chị con công, con công là ông con gà.

Tất cả các lời nói này đều cho thấy sự ngốc nghếch và phi lí trong những ‘bài học” và lời nói của “Ông thầy”. Xét về mức độ, ta thấy hành động và lời nói của nhân vật được nhà văn sắp xếp theo trật tự tăng tiến. Mức độ phi lí và sự nực cười của lời nói và hành động ngày càng được đẩy lên cao.

b. Đối với truyện Nhưng nó phải bằng hai mày

– Hành động của nhân vật Cải và Ngô: hai người đều tìm cách đưa đút lót trước cho thày lí mà không rõ hành động của người kia.

– Thày lí thì tham lam nên nhận tiền của cả hai người. Khi xử kiện lại lấy bàn tay để ra hiệu.

– Lời nói hài ước của các nhân vật: ” Xin xét lại, lẽ phải về con mà!”(Cải nói). “Tao biết mày phải…nhưng nó lại phải…bằng hai mày!” (lời đáp của thầy lí)

c. Từ hai truyện trên, có thể khái quát mấy đặc trưng chung của thể loại truyện cười:

– Khai thác những sự việc, hành vi, thói xấu của một bộ phận đối tượng trong dân gian.

– Chứa đựng những mâu thuẫn trái quy luật tự nhiên và tiềm ẩn những yếu tố gây cười.

– Dung lượng ngắn, kết cấu lôgíc chặt chẽ và kết thúc bằng những sự việc hoặc liên tưởng bất ngờ.

Soạn Văn Bài: Nhưng Nó Phải Bằng Hai Mày (Truyện Cười)

Soạn văn bài: Nhưng nó phải bằng hai mày (Truyện cười)

I. Hướng dẫn học bài

Câu 1:

a. Mối quan hệ giữa Cải và thầy lí trước khi xử kiện là mối quan hệ đã được xếp đặt rồi (Cải đã lót tiền trước cho thầy lí năm đồng). Cải cứ nghĩ là quan sẽ cho mình được kiện nên rất ung dung. Tuy nhiên không ngờ khi xử kiện, Cải lại bị thầy lí tuyên bố đánh mười roi. Cải từ thế chủ động chuyển hoàn toàn sang bị động và không thể nói tiếp được lời nào.

b. Sự độc đáo của câu chuyện chính là sự kết hợp giữa hai thứ “ngôn ngữ”. Ngôn ngữ bằng lời nói là ngôn ngữ công khai, nói cho tất cả những người có mặt ở đó nghe. Nhưng thứ “ngôn ngữ” bằng động tác thì chỉ có thầy lí và Cải mới hiểu được. Nếu Cải xòe ra năm ngón tay và “ngầm” ra hiệu với thầy lí đó là “lẽ phải” thì thày lí đã đáp lời nhanh chóng bằng việc xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt, ý nói “lẽ phải” kia đã được nhân đôi. Sự thú vị được người đọc nhận ra khi tìm thấy sợi dây liên hệ thông suốt giữa: lẽ phải – những ngón tay và những đồng tiền.

Ý nghĩa tố cáo của truyện chính là ở chỗ: lẽ phải đối với người xử kiện được tính bằng tiền. Đồng tiền đo lẽ phải, tiền nhiều lẽ phải nhiều, tiền ít lẽ phải ít.

Câu 2:

Khi Cải khăng khăng “xin xét lại, lẽ phải về con mà!”, thầy lí đã không hề phủ nhận điều đó nhưng thầy đưa ra lí lẽ “Tao biết mày phải… nhưng nó lại phải…. bằng hai mày!”. Tiếng cười bật ra từ đó. Đối với thầy lí, lẽ phải được đo bằng tiền. Tiền quyết định lẽ phải. Bởi thế năm đồng là “lẽ phải” nhưng mười đồng là “lẽ phải gấp đôi”.

Câu 3:

Nhân vật bị thất bại trong vụ kiện là nhân vật Cải. Cải bị bất ngờ nên không kịp trở tay vì thế mà bị rơi vào tình trạng thảm hại (vừa mất tiền lại vừa bị đánh). Thế nhưng câu chuyện chính là lời phê phán cả hai nhân vật. Sự tham lam của bọn quan lại sẽ càng ngày càng tráo trở hơn nếu còn có những người như Ngô và Cải. Hành vi tiêu cực của chính họ là nguyên nhân làm cho họ trở nên thảm hại. Trong sự việc này, họ là những kẻ đáng thương nhưng cũng là những người đáng giận.

II. Luyện tập

Có thể thấy rõ đặc trưng thể loại của truyện cười qua việc phân tích lời nói và hành động của nhân vật trong hai truyện Tam đại con gà và Nhưng nó phải bằng hai mày.

a. Đối với truyện Tam đại con gà

Câu chuyện có nhiều hành động và lời nói của thầy đồ có tác dụng gây cười:

– Các hành động của “Ông thầy”:

Bảo học trò đọc khe khẽ (vì chưa biết mình dạy đúng hay sai nên phải “thận trọng” để giấu dốt).

Xin đài âm dương 3 lần (hành động ngược đời – đúng ra phải hỏi lại người có hiểu biết hơn mình để giảng giải cho học trò rõ). Hành động này hàm ý “Ông thầy” coi cái chuyện dạy học hệ trọng này chẳng khác gì chuyện đánh bạc cầu may.

Ngồi bệ vệ trên giường, bảo học trò đọc to (đắc chí với sự ngốc nghếch của mình mà không biết).

– Lời nói của thầy:

Tất cả các lời nói này đều cho thấy sự ngốc nghếch và phi lí trong những ‘bài học” và lời nói của “Ông thầy”. Xét về mức độ, ta thấy hành động và lời nói của nhân vật được nhà văn sắp xếp theo trật tự tăng tiến. Mức độ phi lí và sự nực cười của lời nói và hành động ngày càng được đẩy lên cao.

b. Đối với truyện Nhưng nó phải bằng hai mày

– Hành động của nhân vật Cải và Ngô: hai người đều tìm cách đưa đút lót trước cho thày lí mà không rõ hành động của người kia.

– Thày lí thì tham lam nên nhận tiền của cả hai người. Khi xử kiện lại lấy bàn tay để ra hiệu.

– Lời nói hài ước của các nhân vật: ” Xin xét lại, lẽ phải về con mà!”(Cải nói). “Tao biết mày phải…nhưng nó lại phải…bằng hai mày!” (lời đáp của thầy lí)

c. Từ hai truyện trên, có thể khái quát mấy đặc trưng chung của thể loại truyện cười:

– Khai thác những sự việc, hành vi, thói xấu của một bộ phận đối tượng trong dân gian.

– Chứa đựng những mâu thuẫn trái quy luật tự nhiên và tiềm ẩn những yếu tố gây cười.

– Dung lượng ngắn, kết cấu lôgíc chặt chẽ và kết thúc bằng những sự việc hoặc liên tưởng bất ngờ.

Soan Bài Nhưng Nó Phải Bằng Hai Mày Văn Học Lớp 10

Đề bài: Soạn bài nhưng nó phải bằng hai mày văn học lớp 10

I. Tìm hiểu chung về truyện cười

1. Khái niệm truyện cười

Truyện cười là một lĩnh vực truyện kể dân gian rộng lớn có yếu tố gây cười. Hình thức truyện cười được gọi bằng nhiều danh từ khác nhau như là truyện khôi hài, truyện trào phúng, giai thoại hài hước, truyện trạng, truyện tiếu lâm…qua đó tạo nên những tiếng cười mang lại tính giải trí cao và đồng thời cũng phản ánh một cách nhẹ nhàng về những thói hư tật xấu của con người và nhằm đả kích những cái xấu trong xã hội.

2. Phân loại

– Truyện khôi hài

VD: Ai nuôi tôi,…

– Truyện trào phúng

VD: Giàn lí đổ, Quan huyện thanh liêm…

II. Truyện Nhưng nó phải bằng hai mày

1. Thể loại: Nhưng nó phải bằng hai mày là truyện cười trào phúng thù.

2. Nội dung

a. Tình huống truyện

– Truyện cười trước hết giới thiệu về tên lý trưởng ấy nổi tiếng là một người giỏi xử kiện. Hai bên trong vụ xử kiện này là Ngô Và Cải do cả hai đánh nhau cho nên đã lôi nhau lên quan bày kiện cáo. Do ai cũng lo lắng sợ đối phương thắng kiện, sợ mình chịu thiệt cho nên lần lượt đút lót cho tên lý trưởng. Cải thì nhanh chân đưa thầy lý năm đồng nhưng mà tới lượt Ngô thì 10 đồng.

– Truyện miêu tả về thói tham nhũng ngang nhiên của tên lý trưởng, đã biến dân chúng thành nhân vật chính trong tấn bi hài của vụ kiện tụng.

b. Trước khi xử kiện

+ Thầy lý đã nhận đút lót của Ngô và Cải, phải duy nghĩ rồi xem xét cử chỉ như nào để che dấu vụ nhận đút lót của mình.

– Thầy lí đã nhận đút lót của cả Ngô và Cải, phải suy nghĩ và xem xét xử thế nào để che dấu đi được vụ đút lót của mình.

– Người xung quanh không biết thầy lí sẽ xử kiện như thế nào?

c. Sau khi xử kiện

Vụ xử kiện rất nhanh chóng kết quả là Ngô thắng Cải thua.

– Ngô đứng im lặng khi được xử thắng.

– Cải khóc lóc van xin đòi quan xử lại.

d. Mối quan hệ giữa lí trưởng và Cải qua cử chỉ, hành động và lời nói.

– Quan hệ xã hội pháp lí:

+ Lí trưởng – là người đại diện cho công lí, nắm quyền hành cao nhất trong vụ xử kiện này, có mọi quyền quyết định, ông lại còn nổi tiếng là người xử kiện giỏi.

+ Cải – người nông dân lao động bình thưởng, do muốn thắng kiện nên đã đút lót cho quan trên.

– Hành động và cử chỉ:

+ Cải: Vội xòe năm ngon tay, ngẩn mặt lên nhìn thầy lí ( trong tình thế bị động)

+ Lí trưởng: Cũng xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay phải ( Tình thế chủ động).

– Lời nói:

+ Cải là người đi đút lót lên lời nói “mật” không muốn để lộ ra ngoài.

+ Lí trưởng: thay mặt cho công lí để xử kiện nên ngôn ngữ của thầy là ngôn ngữ công khai trước bàn dân thiên hạ, không sợ không ngại ai.

3. Giá trị tố cáo của truyện.

Công lí ở đời đáng lẽ phải dựa trên sự thật, lẽ phải để phán xét một cách công minh. Lí trưởng ở đây lại là một con người đại diện cho chính nghĩa cho công lí, là một người đáng lẽ phải lo cho dân chúng, vì dân chúng. Trái lại ở đây, lí trưởng đã bóp méo đi sự thật mà biến đồng tiền che mắt, vì tiền mà biến công lí đi sai lệch, ông coi công lí được đo bằng tiền.Tiền quyết định công lí, tiền nhiều thì lẽ phải nhiều mà tiền ít thì lẽ phải sẽ ít.

Truyện phê phán lối tham nhũng của bọn quan lại ngày xưa, ảnh hưởng tới đời sống nhân dân.Chính lối xấu của bọn tham quan đã bóp méo đi sự thật, và không coi công lý ra gì.

4. Nghệ thuật gây cười

Tác giả dân gian đã sử dụng thành công lối chơi chữ rất độc đáo: ” phải là phải bằng hai”. Ngay trong truyện ta có thể thấy rằng cái ” phải” của thầy lí được kết hợp hài hòa giữa tính chất và số lượng. Đó là số tiền hối lộ mà Cải và Ngô đã đưa cho thầy để xử kiện.Nếu như chỉ năm đồng của Cải và mười đồng cùng biện chè lá của Ngô thì ta cũng suy đoán ngay được lẽ “phải” nhiều sẽ về ai và tất yếu ai sẽ là người thắng kiện. Ai tiền nhiều sẽ có công lí nhiều và lẽ phải nhiều, đó là công lí do thầy lí trưởng tự đặt ra cho mình.

5. Đánh giá về nhân vật Cải và Ngô

Cải và Ngô vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm.Trong chính vụ kiện này do bản thân Cải và Ngô đã tự đút lót cho thầy lí, hành vi tiêu cực ấy đã hủy hoại chính bản thân mình và dần dần hủy hoại đi xã hội. Trái lại Cải và Ngô cũng là nạn nhân cho quan lại dùng đồng tiền để làm giàu cho lối sa đọa, quan triều của một xã hội phong kiến thối nát. Trong hoàn cảnh này thì Cải và Ngô vừa đáng thương lại vừa đáng trách.

Những Câu Truyện Cười Ngắn Rất Ý Nghĩa

1. Cánh tay có tội

Một người đàn ông được đưa ra trước quan tòa. Nhân chứng nói rằng, ngày hôm trước người này đã lấy trộm vài quả lê ở tiệm thực phẩm của mình. Luật sư nói với thẩm phán: “Đúng là người này đã lấy vài quả lê từ cửa hàng tạp hóa, nhưng đó là cánh tay phải của anh ta lấy, cánh tay phải của anh ta có tội chứ không phải anh ta. Chúng ta không thể trừng phạt toàn bộ cơ thể chỉ vì một tay hay chân của họ phạm tội!”

“Bạn nói đúng!” thẩm phán trả lời, “vì vậy tôi tuyên án cánh tay phải của người đàn ông này sẽ bị giam giữ 6 ngày. Bây giờ, anh ta có thể vào tù với cánh tay của mình nếu thích.”

Mọi người ở phiên tòa bắt đầu cười to, nhưng sau đó, họ im bặt khi nhìn thấy người đàn ông tháo mấy con ốc nơi cánh tay phải của anh ta ra (đó là cánh tay bằng gỗ). Anh ấy đưa nó cho thẩm phán và nói: “Thưa ngài, đây là cánh tay tội lỗi của tôi, tôi không muốn vào tù chung với nó.”

2. Cậu bé ngớ ngẫn

William Henry Harrison, tổng thống thứ 9 của Hoa kỳ, cũng như khá nhiều tổng thống Mỹ trước ông. Harrison sinh ở một thành phố nhỏ. Khi còn bé, ông rất trầm lặng và rụt rè. Thật ra, cậu bé trầm lặng đến nỗi mọi người đều nghĩ cậu là một đứa trẻ ngớ ngẩn.

Do đó, dân chúng trong khu phố thường hay trêu ghẹo cậu. Chẳng hạn, họ đặt một đồng 5 xu và một đồng 10 xu trước mặt cậu và hỏi cậu ta thích lấy đồng nào. Cậu luôn luôn chọn đồng 5 xu để rồi sau đó, tất cả mọi người đều cười nhạo cậu.

Một hôm, có một người phụ nữ thương hại cậu nên lại gần và giải thích: “William, tại sao cháu luôn luôn chọn đồng 5 xu thay vì 10 xu? Cháu không biết là mặc dù đồng 10 xu nó nhỏ hơn đồng 5 xu nhưng giá trị của nó lớn hơn đồng 5 xu nhiều à?”

“Có, cháu biết chứ ạ.” William chậm rãi trả lời: “Nhưng nếu cháu chọn đồng 10 xu, họ sẽ không còn chơi với cháu nữa!”

3. Thằng bé tự phụ

4. Đứa bé gái khốn khổ

Rồi ông ấy móc bóp lấy ra một xu đưa cho cô bé. Nhưng khi nhận được một xu từ người đàn ông, đứa bé lại khóc nấc lên, to hơn lần trước. “Sao cháu lại khóc?” Người đàn ông ngạc nhiên hỏi. Đứa bé trả lời: “Nếu cháu không đánh mất đồng xu kia thì bây giờ cháu đã có hai xu rồi!”

5. Cậu sinh viên thật thà

Một cậu sinh viên năm nhất đại học đang bị chỉ trích nặng nề bởi giáo sư của mình. “Bài của anh rất khó đọc, giáo sư nói, “đáng lẽ ra anh phải viết làm sao cho người ngu nhất cũng có thể hiểu được mới phải.” Cậu sinh viên từ tốn đáp: “Vâng thưa thầy, đoạn nào mà thầy không hiểu ạ?”

6. Cáo và Quạ

Một con quạ đánh cắp được một miếng pho-mát và bay lên cây. Một lão cáo trông thấy bèn nghĩ mưu để chiếm lấy miếng pho-mát đó cho mình. Lão ta bắt đầu khen ngợi quạ: “Bạn có bộ lông đen và mượt biết bao! Như vậy ắt hẳn là giọng của bạn phải hay biết chừng nào! Tôi muốn được nghe bạn hát. Xin hãy hát cho tôi nghe một bài đi!” Chú quạ rất vui khi nghe những lời tán dương đó nên đã mở miệng ra để hát. Thế là miếng pho-mát rơi xuống đất, ngay lập tức, lão cáo xảo quyệt nhặt lấy và khoái trá chạy mất.

7. Câu chuyện vui

William Thompson bị lãng tai nhưng ông ấy không muốn mọi người biết điều này. Buổi tối nọ, ông mời một số bạn bè đến nhà ăn tối và trò chuyện. Một trong những người bạn kể một câu chuyện vui nhộn. Ai nấy đều cười và ngài William cũng cười rất to như bao người khác: “Quả là một câu chuyện vui, nhưng tôi biết một câu chuyện khác còn vui hơn thế!”

Ông ấy bắt đầu kể câu chuyện của mình cho đến khi chấm dứt, mọi người cười to hơn bao giờ hết và ngài William cũng mỉm cười hớn hở theo. Nhưng ngài không biết lý do họ cười. Ngài đã kể lại chính câu chuyện mà bạn của ngài vừa kể!

8. Biết giải thích sao đây

Một ngày nọ, có một ông lão chậm rãi đi bộ dọc theo khu phố thì chợt trông thấy một cậu bé đang cố gắng với tay kéo chuông cửa treo quá cao so với cậu. Ông lão là một người tốt bụng nên dừng lại và nói: “Ta sẽ kéo chuông cho cháu.” Sau đó ông kéo chuông thật mạnh khiến tiếng chuông kêu vang khắp trong ngoài nhà.

Cậu nhỏ ngước nhìn lên và nói: “Bây giờ thì chúng ta phải chạy ngay. Nào chạy thôi!” Và trước khi ông lão kịp hiểu ra câu chuyện thì cậu bé ngỗ nghịch đã chạy vòng qua góc đường, để mặc ông lão ở lại phân trần với chủ nhà đang bực mình vì lí do tại sao ông lại kéo chuông.

9. Lúc hái táo tuyệt nhất

Đó là bài học đầu tiên sau kỳ nghỉ hè tại một trường học nhỏ ở Anh. Bài học là về các mùa trong năm. “Có 4 mùa trong năm,” giáo viên nói, “Đó là mùa xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa đông. Vào mùa xuân, nó ấm áp và mọi thứ bắt đầu phát triển.

Vào mùa hè, trời nóng, có nhiều hoa trong các cánh đồng và vườn cây. Vào mùa thu, có rất nhiều loại rau và hoa quả. Mọi người đều thích ăn trái cây. Vào mùa đông, trời lạnh và thường có mưa. Đôi khi có tuyết rơi trên mặt đất.”

Giảng đến đây, thầy giáo dừng lại và nhìn vào một em học sinh “Tom, không nói chuyện nữa,” người thầy nhắc nhở. “Bây giờ hãy cho tôi biết, thời điểm nào là lúc hái táo tốt nhất?”

“Vâng, thưa thầy,” Tom trả lời: “Đó là khi người nông dân đi ra ngoài và không có con chó nào trong vườn ạ!”

10. Đường một chiều

Một người quốc tịch Mỹ đến Luân Đôn du lịch một mình. Ông ta muốn đi bộ để tham quan nhưng lại sợ bị lạc vì ông ấy không biết một chữ tiếng Anh nào. Do đó, sau khi rời khách sạn, ông dừng lại tại góc phố đầu tiên và cẩn thận ghi tên đường mà khách sạn ông đang ở vào sổ tay.

11. Thuốc trị nấc cụt

Một ngày nọ, một người đàn ông đi vào cửa hàng dược phẩm và nói, “Cô có thuốc chữa bệnh nấc không?” Người bán thuốc yêu cầu ông nhắm mắt lại và đột nhiên tát một cái thật mạnh vào mặt ông. Người đàn ông gần như ngã gục, giận dữ và hét lên: “Tại sao cô đánh tôi?”

“Không có thuốc cho bệnh nấc.” Người bán thuốc giải thích. “Nhưng một cú sốc đột ngột có thể chấm dứt nó. Như bạn thấy, bạn không còn nấc cụt nữa.”

“Dĩ nhiên là tôi không bị nấc cụt, vì người cần chữa bệnh là con trai của tôi chứ không phải tôi!”

12. Sự giàu có

Hai người chủ trang trại đang tự hào về sự giàu có của họ. Một người nói: “Nông trại của tôi rất lớn, những chuồng trại ở cách xa nhau đến nổi công nhân đi kiểm tra từ thứ 2 đến thứ 7 mới về báo cáo cho tôi.”

“Vâng, tôi đoán đó là một trang trại khá lớn. Nhưng bên cạnh trang trại của tôi, nó trông giống như một khu vườn nhỏ!” Người đàn ông thứ 2 tự hào. “Nó lớn như thế nào?” Người kia thắc mắc. “Vâng, khi tôi gửi một cặp vợ chồng trẻ ra ngoài để vắt sữa bò thì đứa con lớn 9 tuổi của họ mới mang những thùng sữa đầu tiên về cho tôi!

13. Swift và Người hầu

Sáng hôm sau khi Swift trông thấy đôi giày, ông hét lên: “Ô hay! Anh chưa lau giày cho tôi à?”. “Dạ thưa ngài, vì thời tiết xấu, và vì chúng ta sẽ còn tiếp tục đi nên nếu bây giờ tôi lau chúng, chẳng mấy chốc chúng lại bẩn nữa ạ.”

“Hay đấy! Hãy thu dọn hành lý, chúng ta sẽ khởi hành ngay bây giờ.” Swift tức giận nói. “Nhưng, thưa ngài, tôi chưa dùng bữa sáng ạ!” Người hầu thắc mắc. “Không vấn đề gì, nếu anh dùng bữa sáng bây giờ thì chẳng bao lâu nữa anh lại đói như trước thôi!”

14. Sự chính xác

Một hướng dẫn viên du lịch nói: “Thành phố này đã có từ 1001 năm rồi.” Một trong những khách tham quan há hốc mồm kinh ngạc: “Trời, sao mà chính xác quá! Làm sao anh biết được?”

“Rất đơn giản. Năm ngoái khi tôi bắt đầu làm việc ở đây thì họ đang tổ chức lễ kỷ niệm 1000 năm cho nó.” Người hướng dẫn viên trả lời.

Hoa Sen Phật