Top 6 # Yếu Tố Gây Cười Trong Truyện Lợn Cưới Áo Mới Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Anhngucongdong.com

Phân Tích Tình Huống Gây Cười Trong Truyện Lợn Cưới Áo Mới

Phân tích tình huống gây cười trong truyện Lợn cưới áo mới

Lợn cưới áo mới được xây dựng trên một tình huống gây cười đầy hài hước, qua đó truyền tải nhiều bài học ý nghĩa về cách ứng xử trong cuộc sống. Em hãy phân tích tình huống gây cười trong truyện Lợn cưới áo mới

I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích tình huống gây cười trong Lợn cưới áo mới

1. Mở bài

Giới thiệu truyện cười Lợn cưới áo mới và tình huống gây cười: Truyện cười “Lợn cưới áo mới” là một câu chuyện hay, người đọc không chỉ nhận thức được khoe khoang là một thói xấu không nên có, là một người hay khoe khoang sẽ tự đẩy mình vào cảnh lố bịch, bị người đời chê cười

2. Thân bài

-Khái quát nội dung truyện cười: Truyện mở đầu bằng tình huống anh chàng hay khoe của mới may được chiếc áo mới, anh ta liền đem mặc ngay và đứng hóng ở cửa chờ cho ai đi qua người ta khen

-Tình huống gây cười trong lời nói, cử chỉ của nhân vật: Đáng lẽ ra anh ta nên tập trung vào việc miêu tả con lợn để dễ tìm thấy lợn, nhưng anh ta vẫn cố ý nhắc đến “lợn cưới” để khoe rằng nhà mình có lợn cưới

-Tình huống gây cười trong cách khoe khoang: Đây là người mà anh ta đã chờ đợi từ lâu nên anh ta vừa nghe xong câu hỏi liền giơ ngay vạt áo của mình lên và trả lời rằng “Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này…”, có thể thấy, chi tiết “áo mới” ở đây là thông tin thừa

-Tình huống gây cười trong bản chất cái đem khoe: Thông thường người ta chỉ khoe khoang với nhau về địa vị, gia tài và trình độ hay bằng cấp, nhưng hai anh chàng trong truyện cười lại khoe những thứ tầm thường, chẳng đáng để khoe

3. Kết bài

Khẳng định giá trị của tình huống gây cười trong truyện: Qua truyện cười “Lợn cưới áo mới”, đặc biệt là qua những tình huống gây cười trong truyện, ta cảm nhận rõ sự phê phán, mỉa mai tính hay khoe khoang của một số người trong cuộc sống.

II. Bài tham khảo cho đề phân tích tình huống gây cười trong Lợn cưới áo mới

Truyện cười “Lợn cưới áo mới” là một câu chuyện hay, người đọc không chỉ nhận thức được khoe khoang là một thói xấu không nên có, là một người hay khoe khoang sẽ tự đẩy mình vào cảnh lố bịch, bị người đời chê cười. Bên cạnh đó người đọc còn đặc biệt ấn tượng với tình huống gây cười trong câu chuyện giàu ý nghĩa này.

Truyện mở đầu bằng tình huống anh chàng hay khoe của mới may được chiếc áo mới, anh ta liền đem mặc ngay và đứng hóng ở cửa chờ cho ai đi qua người ta khen. Nhưng trớ trêu thay, anh ta đứng mãi từ sáng tới chiều mà chẳng có ai hỏi thăm, đang lúc tức tối và thất vọng thì may sao có người chạy tới hỏi về con lợn. Đây là người mà anh ta đã chờ đợi từ lâu nên anh ta vừa nghe xong câu hỏi liền giơ ngay vạt áo của mình lên và trả lời rằng “Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này…”, có thể thấy, chi tiết “áo mới” ở đây là thông tin thừa, bởi người hỏi chỉ cần biết anh ta có nhìn thấy con lợn hay không chứ không quan tâm anh ta mặc áo gì và mặc từ bao giờ. Nhưng cũng hài hước thay, khi sự khoe khoang lại được bắt nguồn từ anh chàng đi tìm lợn, con lợn cưới của nhà anh ta bị xổng chuồng và phải đi tìm.

Đáng lẽ ra anh ta nên tập trung vào việc miêu tả con lợn để dễ tìm thấy lợn, nhưng anh ta vẫn cố ý nhắc đến “lợn cưới” để khoe rằng nhà mình có lợn cưới. Đó cũng là một thông tin thừa và vô duyên đối với người được hỏi. Có thể thấy, chi tiết buồn cười ở đây chính là anh chàng tìm lợn đã lợi dụng tình huống xổng mất lợn để nhằm mục đích khoe khoang nhà giàu, cỗ to. Ngược lại, anh chàng có áo mới cũng không phải dạng vừa, anh ta cũng tranh thủ có người hỏi để khoe ra chiếc áo mới may của mình. Có thể nói, nếu đặt trong hoàn cảnh thi đấu thì họ là kì phùng địch thủ của nhau. Chi tiết gây cười tiếp theo mà chúng ta có thể nhận ra rõ ràng, đó là cách khoe của và tính chất khoe khoang của hai anh chàng này. Thông thường người ta chỉ khoe khoang với nhau về địa vị, gia tài và trình độ hay bằng cấp, nhưng hai anh chàng trong truyện cười lại khoe những thứ tầm thường, chẳng đáng để khoe.

Chỉ là một manh áo mới, chỉ là một con lợn cho đám cưới, đó là những thứ quá bình thường, thế nhưng họ lại khoe khoang một cách lố bịch và vô duyên đến mức trơ trẽn. Có thể thấy, các tác giả dân gian đã cường điệu hóa tột đỉnh sự khoe khoang của các nhân vật, trên thực tế sẽ không có trường hợp khoa khoang tới mức như vậy nhưng chính yếu tố cường điệu đó đã góp phần làm rõ bản chất không tốt đẹp của thói khoe khoang.

Qua truyện cười “Lợn cưới áo mới”, đặc biệt là qua những tình huống gây cười trong truyện, ta cảm nhận rõ sự phê phán, mỉa mai tính hay khoe khoang của một số người trong cuộc sống. Đồng thời chúng ta nhận thức được tính khoe khoang sẽ biến con người ta trở thành những kẻ hợm hĩnh, lố bịch và trở thành trò cười cho thiên hạ.

Theo chúng tôi

Phân Tích Tình Huống Gây Cười Trong Truyện Lợn Cưới, Áo Mới

Bài làm

       Khoe khoang của cải là một thói xấu đôi khi khiến người khoe tự đẩy mình vào tình thế lố bịch, bị người đời cười chê. Những người khoe của thường là những kẻ hợm hĩnh, coi của cải là trên hết, có chút gì mới cũng khoe ra để chứng tỏ là mình hơn người. Truyện cười Lợn cưới, áo mới khiến ta thấm thía hơn ý nghĩa đó. Tình huống gây cười trong câu chuyện này thật giàu ý nghĩa.

       Truyện kể về anh chàng hay khoe của vừa may được chiếc áo mới, đứng hóng ở cửa đợi được người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều mà vẫn chẳng ăn thua, đang thất vọng thì có người chạy qua, thế là không bỏ lỡ dịp may – cũng chẳng cần biết người đó hỏi gì – liền vội khoe ngay: “Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này…”. “Chiếc áo mới” ở đây là một thông tin thừa. Người hỏi đang cần biết thông tin về con lợn, chứ đâu cần biết chiếc áo anh đang mặc là mới hay cũ và anh mặc nó từ bao giờ!

       Anh đi tìm lợn khoe của trong tình huống nhà sắp có đám cưới mà lợn lại sổng mất. Lẽ ra trong câu hỏi của anh phải có những thông tin mà người được hỏi cần biết về con lợn (con lợn to hay nhỏ, màu lông ra sao, gầy béo thế nào…), anh lại hỏi về con lợn cưới. Thông tin này là thừa với người được hỏi (Ai cần biết con lợn ấy anh để làm gì?).

       Tình tiết gây cười bật ra ngay trong câu hỏi của anh đi tìm lợn. Mục đích của anh là hỏi để người ta giúp anh tìm con lợn. Thay vì cung cấp những thông tin cần thiết về con lợn, anh lại nhằm vào một mục đích khác: khoe nhà giàu, cỗ cưới to (Ngày xưa, đám cưới mà mổ cả một con lợn hẳn là to lắm). Anh được hỏi cũng chẳng vừa, lẽ ra chỉ cần thông báo điều mà người hỏi muốn biết (không nhìn thấy con lợn), anh lại cũng tranh thủ khoe luôn chiếc áo mới của mình.

       Qua truyện Lợn cưới, áo mới, nhân dân ta phê phán tính hay khoe khoang của con người, nhất là khoe khoang về của cải. Tính khoe của biến con người thành những kẻ lố bịch, hợm hĩnh, trở thành đối tượng cho mọi người cười chê.

Phân Tích Một Số Yếu Tố Gây Cười Trong Các Truyện Hài Ngắn Tiếng Anh Và Tiếng Việt Theo Quan Điểm Ngữ Dụng Học

Phân tích một số yếu tố gây cười trong các truyện hài ngắn tiếng Anh và tiếng Việt theo quan điểm ngữ dụng học

CN, 24/10/2010, 18:26

Lượt xem: 7073

PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ GÂY CƯỜI TRONG CÁC TRUYỆN HÀI NGẮN TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT THEO QUAN ĐIỂM NGỮ DỤNG HỌC

A GRAGMATIC STUDY ON SOME FACTORS CAUSING LAUGHTER IN ENGLISH AND VIETNAMESE FUNNY STORIES

HUỲNH THỊ HOÀI Trường Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng

TÓM TẮT Bài viết nghiên cứu về các cơ chế gây cười trong truyện hài ngắn tiếng Anh và tiếng Việt dựa theo lý thuyết hành động lời nói gián tiếp của Austin và tính hàm ngôn trong ngôn ngữ. Mục đích của bài viết này là giúp cho người học tiếng Anh khi đọc truyện cười bằng tiếng Anh dễ dàng hiểu được nội dung câu chuyện và do đó khích lệ được niềm say mê học tiếng Anh cho mọi người.

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Austin, J.L. (1955), How to Do Things with Words, Oxford University Press. [2] Thanh Châu (sưu tầm và biên dịch) (2003), Vui Học Tiếng Anh, NXB Thanh Niên. [3] Nguyễn Đức Dân, (1998), Ngữ Dụng Học, Nhà xuất bản Giáo dục. [4] Đỗ Thị Kim Liên, (1999), Ngữ Nghĩa Lời Hội Thoại, Nhà xuất bản Giáo dục. [5] George Yule, (1997), Dụng Học-, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. [6] http://www.vietkiem.net/stories (2002). [7] http://www.snoopy.com/comics/peanuts (2005). [8] http://www.rd.com (2006).

Vài Nét Tìm Hiểu Về Vai Trò Của Yếu Tố Kì Ảo Trong Truyền Thuyết, Truyện Cổ Tích Và Truyền Kì

Như chúng ta đã biết Văn học là một loại hình nghệ thuật, một hình thái ý thức xã hội đặc thù luôn vận động biến chuyển. Diễn tiến của văn học như một hệ thống với sự hình thành tồn tại thay đổi có mối quan hệ khăng khít chặt chẽ với thời kỳ lịch sử như hai mặt của một tờ giấy

Trong quá trình vận động Văn học phát triển trong sự kế thừa và cách tân, văn học dân gian là cội nguồn của văn học viết người sau kế thừa giá trị của người trước tạo nên giá trị mới. Sự vận động từ văn học dân gian sang văn học viết diễn ra một cách tự nhiên nhưng không nằm ngoài quy luật vận động của nền văn học. Chính văn học dân gian đã trở thành nguồn mạch mát lành nuôi dưỡng cho nền văn học viết Việt Nam ngày càng khởi sắc. Trong quá trình đó Văn học dân gian và văn học trung đại tuy là hai bộ phận văn học có phương thức sáng tác khác nhau nhưng lại có quan hệ gắn bó rất mật thiết. Trong mối quan hệ với văn học trung đại Việt Nam thì văn học dân gian đóng vai trò là ngọn nguồn, là nền tảng. Đối với nền văn xuôi trung đại, kho tàng truyện kể dân gian có vai trò và ảnh hưởng to lớn đến sự hình thành và phát triển thể loại văn học tự sự về nhiều mặt. Có thể nói kho tàng truyện kể dân gian chính là một trong những nguồn suối trong mát đã nuôi dưỡng cho khu vườn tự sự Việt Nam mãi mãi xanh tươi. Tìm hiểu tác động ngược lại của văn học trung đại đối với văn học dân gian, các nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc, Đặng Thanh Lê, Phan Ngọc,… chỉ ra tác động của văn học trung đại đối với việc tạo nên chất liệu, nguồn cảm hứng làm cho một số hình thức biểu hiện của văn học dân gian được nâng cao lên tầm cao mới. Trong quá trình tìm hiểu các thể loại tự sự dân gian như truyền thuyết, cổ tích và thể loại truyền kì của văn học trung đại, chúng ta nhận thấy sự hiện diện của các yếu tố kì ảo.

   Trong tác phẩm văn học, yếu tố kì ảo là cầu nối để đưa ta vào thế giới chưa biết, huyền diệu và bí ẩn trong trí tưởng tượng, vào những giấc mơ không có thật. Nó đem đến cảm giác mới lạ cho người đọc, mở ra một chân trời mới của sức tưởng tượng bay bổng. Mặt khác nó khiến con người không quay đi với đời sống thực tại mà luôn sẵn sàng đối diện, nhận thức đời sống một cách sâu sắc hơn. Trong bài viết, chúng tôi tìm hiểu vai trò các yếu tố kì ảo của văn học dân gian qua thể truyền thuyết ( Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy), truyện cổ tích thần kì ( Truyện Tấm Cám) và thể loại Truyền kì ( Chuyện chức phán sự đền Tản Viên– Trích Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ).

    Đến với thể loại truyện cổ tích thần kì: Chức năng của cổ tích là nhận thức con người, nhận thức những quan hệ giữa con người với con người, đồng thời giáo dục con người khát vọng hướng thiện. Truyện cổ tích là truyện hư cấu có chủ tâm và mang tính nghệ thuật . Chức năng và đặc điểm nghệ thuật ấy của truyện cổ tích biểu hiện khá rõ trong truyện cổ tích thần kì. Mang chức năng nhận thức con người, nhận thức những quan hệ giữa con người với con người…nên truyện cổ tích thần kì hướng về đời sống xã hội, lấy con người (chủ yếu là những người lao động nghèo khổ, lương thiện) làm nhân vật trung tâm. Trong truyện cổ tích thần kì, yếu tố thần kì có vai trò rất quan trọng ở việc hình thành thế giới cổ tích. Truyện cổ tích thần kì thể hiện chức năng nhận thức con người, nhận thức xã hội qua việc phản ánh nhiều mặt của đời sống xã hội, trong đó có nội dung rất quan trọng là phản ánh xung đột, mâu thuẫn xã hội. Xung đột, mâu thuẫn xã hội, khi đi vào thế giới cổ tích trở thành xung đột, mâu thuẫn truyện và yếu tố thần kì có vai trò to lớn, không thể thiếu, trong sự phát triển tình tiết, giải quyết xung đột, mâu thuẫn của truyện. Trong truyện cổ tích Tấm Cám cũng như nhiều truyện cổ tích thần kì khác xung đột trong truyện cổ tích thần kì luôn luôn được giải quyết nhờ sự can thiệp của các lực lượng thần kì. Yếu tố thần kì trong truyện cổ tích thần kì là yếu tố có vai trò biến thực tế cuộc sống thành thế giới cổ tích. Người nghe say mê thế giới cổ tích, trước hết là họ say mê chính cái thần kì trong thế giới cổ tích. Nhờ sự phù trợ của lực lượng thần kì, xung đột được giải quyết bao giờ cũng theo hướng người tốt, thật thà, lương thiện chiến thắng, hạnh phúc; kẻ xấu, tham lam, độc ác thất bại, bị trừng trị đích đáng. Sự chiến thắng và hạnh phúc của nhân vật hiền lành, lương thiện trong truyện cổ tích thần kì gần như chỉ là biểu hiện của niềm tin vào triết lí ở hiền gặp lành và ước mơ công lí của nhân dân mà thôi. Có nhận xét về truyện cổ tích cho rằng:các yếu tố thần kì tham gia vào cốt truyện để giúp những nhân vật bất hạnh thay đổi số phận, nhờ có sự hư cấu kì ảo này họ đều được hưởng hạnh phúc.

     Qua hàng ngàn năm, văn học dân gian Việt Nam vẫn giữ được sức sống lâu bền của nó, trở thành cội nguồn vô tận nuôi dưỡng tâm hồn người Việt và là mảnh đất màu mỡ ươm mầm và phát triển những tài năng nghệ thuật. Văn học dân gian là chiếc cầu vô hình nối quá khứ với hiện tại, tương lai; gắn kết tình cảm mọi thế hệ con người Việt Nam. Đó chính là sự khởi nguồn, là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại.

    Nói đến thể truyền kì, tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ được xem là tác phẩm mở đầu mẫu mực trong văn học trung đại Việt Nam- xứng đáng là “ Thiên cổ kì bút”, “ áng văn hay của bậc đại gia”. Truyền kì mạn lục mượn yếu tố hoang đường, kì ảo, mượn truyện xưa để phản ánh xã hội đương thời. Dòng truyện kì ảo trung đại, dù vẫn còn mang bóng dáng của văn học dân gian, nhưng đây là những sáng tác đậm dấu ấn cá nhân của tác giả, gắn liền với sự bừng ngộ, sự ý thức của con người đối với hiện thực. Cảm hứng của Nguyễn Dữ khi sáng tác Truyền kì mạn lục là lấy cái “ kì” để nói cái “ thực”. Tác phẩm có sự kết hợp của yếu tố kì và thực trong bút pháp nghệ thuật. Chuyện Chức phán sự đền Tản Viên có vẻ như “ người thực, việc thực” bởi cách dẫn người, dẫn việc cụ thể, xác định đến cả thời gian, địa điểm. Nhưng chính câu chuyện về Ngô Tử văn lại cũng chứa đầy tính li kì, huyền hoặc bởi sự xuất hiện của thế giới Minh ti. Chịu ảnh hưởng từ tư duy thần linh siêu hình của các sáng tác dân gian, của những truyện kì quái phương Bắc, Nguyễn Dữ đã đưa vào các câu chuyện của ông nhiều yếu tố hoang đường, huyền ảo. Trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, trước hết, có thể kể đến sự xuất hiện của các yếu tố kì ảo trong thế giới nhân vật như hồn ma tên tướng giặc phương Bắc, quỷ, quỷ Dạ Xoa, Thổ công, Diêm Vương, các phán quan. Tất cả các nhân vật này đều thuộc về cõi âm. Trong Truyền kỳ mạn lục, cái kỳ ảo được Nguyễn Dữ sử dụng một cách có ý thức như một thủ pháp nghệ thuật, còn cái hiện thực được hiểu là toàn bộ hiện thực muôn mặt của cuộc sống đời thường với biết bao cảnh đời đau khổ. Hai yếu tố hiện thực và kỳ ảo có mối quan hệ gắn bó. Ở hầu hết các truyện trong Truyền kỳ mạn lục, hai yếu tố đó đan xen vào nhau, tương tác nhau để cùng bộc lộ tư tưởng của tác giả và nội dung của tác phẩm. Yếu tố kì ảo được sử dụng như một phương thức kể chuyện làm cho câu chuyện được kể thêm hấp dẫn, tăng tính chất lãng mạn, trữ tình.

  Nếu nhìn trong sự vận động của yếu tố kì ảo trong văn học, ta nhận thấy yếu tố kì ảo trong truyền kì có sự kế tục cả hai thể loại văn học dân gian nêu trên trong việc phản ánh quan niệm, phản ánh ước mơ và tư duy siêu hình. Bên cạnh đó thể loại văn học này đã thể hiện điểm mới trong quan niệm của tầng lớp trí thức phong kiến mang tinh thần dân tộc. Trong truyền kì dấu ấn cá nhân ( của tác giả và tầng lớp trí thức ) được bộc lộ.

     Từ những cốt truyện dân gian, Nguyễn Dữ (thế kỉ XVI), Đoàn Thị Điểm (thế kỉ XVIII) khi viết những tác phẩm truyền kì đã hư cấu chúng thành những câu chuyện hoàn chỉnh vừa có yếu tố lãng mạn, vừa có tính tư tưởng nhân văn sâu sắc, vừa có giá trị nghệ thuật cao. Kho tàng truyện kể dân gian không chỉ có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển của các thể loại tự sự văn xuôi, mà còn có vai trò rất quan trọng trong sự hình thành và phát triển các thể loại tự sự văn vần của văn học thời trung đại. 

    ( Lê Thị Nghĩa- GV Ngữ văn, Tổ trưởng CM- Trường THPT Dương Xá)