Top 3 # Yếu Tố Thần Kì Trong Truyện Cổ Tích Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 2/2023 # Top Trend
Tổng hợp các bài viết thuộc chủ đề Yếu Tố Thần Kì Trong Truyện Cổ Tích Là Gì xem nhiều nhất, được cập nhật mới nhất trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung Yếu Tố Thần Kì Trong Truyện Cổ Tích Là Gì để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chứng Minh Tấm Cám Là Một Truyện Cổ Tích Thần Kì
1. Có sự tham gia của yếu tố kì ảo, nhân vật thần kì:
Trong truyện vai trò của yếu tố kì ảo được chia làm 2 giai đoạn:
– Giai đoạn 1 (lúc Tấm chịu áp bức): giúp đỡ Tấm
+ Nhân vật thần kì Bụt có vai trò quan trọng: Tấm mất phần thưởng yếm đỏ → cho cá bống; mất cá bống → cho khăn, quần áo đẹp…cho cơ hội đổi đời; mất giày → cho cơ hội gặp vua và trở thành hoàng hậu…
+ Con vật thần kì: chim sẻ; vật thần kì: lọ tro xương cá bống… → giúp Tấm
2. Kết cấu đặc trưng là 3 phần: ban đầu là hoàn cảnh khổ sở buồn tủi của nhân vật chính, trải qua 1 chuỗi khó khăn thử thách cuối cùng được hạnh phúc…
– Hoàn cảnh của Tấm:
+ Mẹ chết, bố đi bước nữa
+ Thường xuyên bị mẹ con Cám hành hạ, bắt làm việc cực nhọc
– Quá trình đấu tranh giành hạnh phúc:
+ Vào cung vua vẫn bị mẹ con Cám tìm cách hãm hại (phân tích sơ lược)
+ Tấm đấu tranh bằng các lần hoá thân
→ Rút cục thì Tấm trở lại làm hoàng hậu và mẹ con Cám bị trừng trị.
– Mâu thuẫn gia đình mẹ ghẻ – con chồng: mẹ Cám thôi thì tìm mọi cách bắt Tấm làm việc nặng nhọc, luôn đối xử bất công; Tấm vào cung làm hoàng hậu mà vẫn khiến phải Tấm chết (chặt cây cau…) (kể và phân tích)
– Mâu thuẫn giữa Tấm và Cám: Cám lừa lấy giỏ tép của Tấm, tranh mất ngai hoàng hậu, Tấm hoá thành cái gì cũng tìm cách loại bỏ (kể và phân tích),…
→ Mâu thuẫn trong xã hội giữa cái thiện và ác → khẳng định thiện luôn thắng ác
1. Có sự tham gia của yếu tố kì ảo, nhân vật thần kì:
Trong truyện vai trò của yếu tố kì ảo được chia làm 2 giai đoạn:
– Giai đoạn 1 (lúc Tấm chịu áp bức): giúp đỡ Tấm
+ Nhân vật thần kì Bụt có vai trò quan trọng: Tấm mất phần thưởng yếm đỏ → cho cá bống; mất cá bống → cho khăn, quần áo đẹp…cho cơ hội đổi đời; mất giày → cho cơ hội gặp vua và trở thành hoàng hậu…
+ Con vật thần kì: chim sẻ; vật thần kì: lọ tro xương cá bống… → giúp Tấm
2. Kết cấu đặc trưng là 3 phần: ban đầu là hoàn cảnh khổ sở buồn tủi của nhân vật chính, trải qua 1 chuỗi khó khăn thử thách cuối cùng được hạnh phúc…
– Hoàn cảnh của Tấm:
+ Mẹ chết, bố đi bước nữa
+ Thường xuyên bị mẹ con Cám hành hạ, bắt làm việc cực nhọc
– Quá trình đấu tranh giành hạnh phúc:
+ Vào cung vua vẫn bị mẹ con Cám tìm cách hãm hại (phân tích sơ lược)
+ Tấm đấu tranh bằng các lần hoá thân
→ Rút cục thì Tấm trở lại làm hoàng hậu và mẹ con Cám bị trừng trị.
– Mâu thuẫn gia đình mẹ ghẻ – con chồng: mẹ Cám thôi thì tìm mọi cách bắt Tấm làm việc nặng nhọc, luôn đối xử bất công; Tấm vào cung làm hoàng hậu mà vẫn khiến phải Tấm chết (chặt cây cau…) (kể và phân tích)
– Mâu thuẫn giữa Tấm và Cám: Cám lừa lấy giỏ tép của Tấm, tranh mất ngai hoàng hậu, Tấm hoá thành cái gì cũng tìm cách loại bỏ (kể và phân tích),…
→ Mâu thuẫn trong xã hội giữa cái thiện và ác → khẳng định thiện luôn thắng ác
Ở Hiền Nhất Định Sẽ Gặp Lành” Là Triết Lí Của Truyện Cổ Tích Thần Kì
Đề bài: “Ở hiền nhất định sẽ gặp lành” là triết lí của truyện cổ tích thần kì. Em nghĩ gì về cách kết thúc có hậu đó.
Trong mỗi chúng ta, ai lại không một lần được lắng nghe bà kể chuyện, những câu chuyện luôn luôn được mở đầu hết sức nhẹ nhàng và lắng sâu ngày xửa, ngày xưa… để từ ấy, biết bao điều kì ảo, thơ mộng dần dần như thể hiện trước mắt ta. Chúng ta đã tìm thấy trong lời kể của bà, những cô Tấm, những anh Khoai hiền lánh chất phác nhưng gặp nhiều bất hạnh. Tuy nhiên, các câu chuyện cổ ấy luôn thể hiện sự công bình. Vâng, đúng thế: Truyện cổ tích thần kì thể hiện người ờ hiện nhất định sẽ gặp lành.
Ở hiền nhất định sẽ gặp lành” là triết lí của truyện cổ tích thần kì
Cùng đi sâu để làm sáng tỏ nhận định ấy, chúng ta lại sẽ hiểu thêm về cách kết thúc có hậu của các truyện cổ tích.
Vậy ở hiền là gì? Có phải đó là nói về những người lao động hiền lành tốt bụng và chăm chỉ, không hề nghĩ tới việc hại người. Thế còn gặp lành đó là gặp những điều may, điều phúc, mà nhiều điều tốt đẹp ấy nhất định sẽ đến với người ở hiền. Chắc hẳn, chúng ta không quên được một cô Tấm siêng năng, chịu khó bên người người dì ghẻ cay nghiệt. Như thế, Tấm là người ở hiền, thế sao Tấm lại gặp nhiều đau khổ? Một điều tất yếu của xã hội: người ác thì lúc nào cũng ghét những người hiền. Và ở đây Tấm bị dì hành hạ hết sức tàn nhẫn, qua biết bao gian lao. Nhưng rồi cuối cùng, Tấm bị dì hành hạ hết sức tàn nhẫn, qua biết bao gian lao. Nhưng rồi cuối cùng, Tấm lại sống trong hạnh phúc, sung sướng. Đấy là một chân lí của người xưa, nó thể hiện ý thức của con người thời trước. Những người thật thà như Tấm dù qua nhiều khó khăn nhưng rồi họ sẽ gặp lành, sẽ gặp phúc lớn. Đó chính là phần thưởng mà truyện cổ tích đã tặng cho họ một cách xứng đáng!
Cũng như Tấm, anh Khoa một anh nông dân đi ở rể cho nhà giàu – người hiền lành là thế, vậy mà, anh cũng bị bất công đè nén. Nhưng rồi, chân lí vẫn là chân lí. Anh được sống trong vui sướng, hạnh phúc bên cô út – dù anh đã phải tìm kiếm qua bao khó khăn để có cây tre trăm đốt.
Có những kẻ ác? Dĩ nhiên, học cũng được thưởng đấy. Nhưng là phần thưởng trái với người ở hiền. Thật thế, trong trí tưởng tượng của người xưa, mọi hành động, suy nghĩ, việc làm đều có giá của nó, cái hâu sau cùng ấy tốt hay xấu tuỳ thuộc vào ý nghĩa, hành động của chính họ.
Và chính chúng ta đã thấy, có mặt qua hai truyện tiêu biểu trên, là hình ảnh ông Bụt chuyên làm các việc phúc lành. Ồng mang đến cho những người đau khổ niềm vui sướng, ông như cơn mưa mát lành rào rào đổ xuống trên cây xanh. Thực vậy, hình ảnh Bụt chính là hình ảnh của người cầm cán cân công lí, ông hiện lên trong lúc bị áp bức, lừa gạt như đang mất hạnh phúc và niềm tin vào cuộc đời. Ông hiện đến như khẳng định thêm lí tưởng trong niềm tin của nhân dân ở hiền thì nhất định sẽ gặp lành.
Cái kết thúc có hậu này như một dòng suối đối với người đang đi trên sa mạc. Họ, những người bất hạnh – luôn có một sự tin tưởng vững chắc vào tương lai, vào công bằng. Tuy rằng cũng có lúc họ khóc lóc một cách tuyệt vọng, nhưng những lúc ấy, nhân dân – hiện đến giải thoát họ khỏi hoạn nạn khổ sở. Điều này chính là một niềm khát khao của người xưa, họ mơ ước trong cuộc sống sẽ không có bất công, con người sẽ luôn được sống xứng đáng với những gì mà họ mang đến cho xã hội, cho mọi người. Đúng như thế, cô Tấm có bao giờ muốn làm điều gì xấu cho ai, ngay cả đứa em xấu bụng, anh Khoai sống trong lao động cực nhọc có bao giờ kêu ca phàn nàn, người em trong truyện Cây khế thật chăm chỉ, hiền lành, tốt tính. Vì họ biết việc họ làm, cố làm để mang đến cho mình sự yên lành, hạnh phúc. Niềm khao khát của người xưa cũng là sự ước mong của chúng ta ngày nay. Mong sao không có ngưởi quá khổ trong xã hội, mong sao những kẻ ác sẽ không có đất để phát huy bản tính của họ và mong sao mọi người làm việc và sống bằng chính công sức của mình. Cũng như ngôi vị hoàng hậu của Tấm, ngôi vua của Thạch Sanh, hoặc việc lấy được vợ của anh Khoai là chính công sức, phẩm chất, trí tuệ của họ. Ngày nay, nghe lại các câu chuyện ấy, chúng ta còn thương cảm sâu sắc với những nhọc nhằn mà người ở hiền đã phải gánh chịu, thì ngày xưa ông cha ta đã có một niềm thương xót mà đòi hỏi sự bình đẳng trong xã hội đến đâu? …
Chúng ta ngày nay, được lớn lên, phát triển từ niềm tin ngây thơ lành mạnh, tươi đẹp của ông cha ta từ xưa. Lẽ tất nhiên, chúng ta phải biết trân trọng những suy nghĩ không hề vụ lợi của thuở ấu thơ nhân loại và phải biết thực hiện những ước mơ ấy của người xưa, phải làm sao trên đời không còn những cô Tấm với nét đẹp của tính tình, mà phải gánh chịu đau khổ, bất công của xã hội. Làm sao chúng ta có thể chịu được một ông phú hộ giàu có sống trên sự lao động nhọc nhằn sớm tối của anh Khoai? Cho nên, đúng là truyện cổ tích thần kì thể hiện người ở hiền nhất định sẽ gặp lành và không chỉ ở người xưa mà chúng ta ngày nay cũng mong muốn và phấn đấu để có được chân lí ấy! …
Từ khóa tìm kiếm
Truyện Cổ Tích Là Gì? Đặc Điểm, Đặc Trưng Của Truyện Cổ Tích
Đây được xem là một thể loại truyện mang nét tự sự dân gian, các yếu tố trong truyện đều sử dụng nghệ thuật kỳ ảo để thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá của mọi người về cuộc sống, xã hội từ xa xưa. Đồng thời truyện cổ tích cũng bộc lộ quan điểm về sự công lý, công bằng cho xã hội bấy giờ về một cuộc sống tốt đẹp hơn cho nhân dân lao động. Các hình thức chủ yếu của truyện cổ tích đó là: Truyện cổ tích mang tính chất phiêu lưu: nội dung của các thể loại truyện này đó là hành trình khám phá, phiêu lưu ký của nhân vật và các cuộc phiêu lưu này đều hoàn toàn là giả tưởng. Cổ tích thần kỳ: là cốt truyện mang xu hướng hư ảo, thần kỳ về các con vật sự việc hoàn toàn không có trong cuộc sống như chằn tinh, mãng xà,… Hay là người đội lốt thú vật, quả thị như truyện Tấm cám… Cổ tích loài vật: Nhân vật chính của các truyện cổ tích này không phải lầ con người mà là các con vật, muôn loài với phép nhân hoá thì nội dung của truyện cũng hướng tới bài học làm người, đạo lý xã hội. Một số thể loại truyện cổ tích nổi tiếng mà bạn nên biết đó là:
Đây có lẽ là truyện cổ tích mà bất kỳ trẻ nhỏ hay người lớn nào cũng đều biết đến mỗi khi nhắc đến tên nó. Truyện cổ tích này tập trung vào nhân vật Tấm với tính cách ngoan hiền, tốt bụng nên luôn có được sự giúp đỡ từ ông bụt. Còn đối lập với nhân vật tấm là hai nhân vật phản diện mẹ con Cám, hai nhân vật này đầy mưu mô, xảo quyệt và rất ác độc nhiều lần cố tình hãm hại Tấm. Tuy nhiên, hai mẹ con Cám lại có kết cục không tốt đẹp, còn Tấm thì lại có cuộc sống hạnh phúc đầy đủ. Đây là kết cục có hậu của truyện thể hiện qua câu nói của ông cha ta “Ở hiền gặp lành”.
Mọi câu chuyện cổ tích đều là một bài học ý nghĩa về cách sống, cách làm người và quy luật nhân quả về cuộc sống. Các kết thúc của tất cả câu truyện cổ tích đều mang tư tưởng, niềm tin về đạo lý sống ở hiền gặp lành, tinh thần luôn vui vẻ, lạc quan dù cuộc sống có khó khăn và vất vả bao nhiêu. Ngoài ra, các bài học đạo đức cũng được lòng ghép khéo léo vào cốt truyện để nhắc nhở mỗi ai đọc truyện cổ tích nên sống có ý nghĩa, tốt hơn.
Đặc trưng này có lẽ là quan trọng nhất trong các nội dung của truyện cổ tích. Những yếu tố ảo tưởng, hư cấu đã góp phần tạo nên sự thú vị, lôi cuốn cho các câu chuyện cổ tích Việt Nam. Các yếu tố này góp phần dẫn dắt câu chuyện di đến phần cao trào, nhằm giải quyết các xung đột, vấn đề trong truyện và nó cũng giúp cho các ước mơ của những nhân vật trung tâm của truyện thực hiện được khát vọng, ước mơ mong muốn của mình.
Một điều mà các bạn có thể dễ dàng nhận thấy trong các nội dung của truyện cổ tích đó là việc xây dựng hình tượng nhân vật chính luôn là người hiền lành, bị kẻ ác ức hiếp, luôn chịu sự thua thiệt áp bức từ các tầng lớp cao hơn…Và qua tất cả các kiếp nạn thì cuối cùng các nhân vật chính của truyện sẽ có kết cục đẹp. Qua cách xây dựng nhân vật của truyện cổ tích thì tác giả còn gửi gắm một thông điệp cho các bạn đọc đó là đạo lý của ông cha ta “Ở hiền gặp lành” đồng thời thể hiện một khát vọng cho nhân dân lao động về cuộc sống công bằng, hạnh phúc.
Bạn đang xem chủ đề Yếu Tố Thần Kì Trong Truyện Cổ Tích Là Gì trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!