Top 5 # Youtube Truyện Cổ Tích Việt Nam Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Anhngucongdong.com

Truyện Cổ Tích Việt Nam

Ngày xưa có một ông vua đi săn ở một khu rừng lớn, vì vua đuổi theo một con thú hăng quá nên quân hầu không ai theo kịp. Tối đến, vua đứng lặng nhìn quanh, thấy mình đã bị lạc đường, không tìm được lối ra. Bỗng vua thấy có một mụ già, đầu lắc lư đi tới: đó là một mụ phù thủy. Vua bảo mụ:

– Này cụ, cụ có thể làm ơn chỉ cho tôi lối ra khỏi rừng được không?

Mụ đáp:

– Tâu bệ hạ, được chứ. Cái đó già làm được, nhưng với một điều kiện mà nếu bệ hạ không chấp nhận thì bệ hạ không bao giờ ra được khỏi rừng này và sẽ chết đói ở đây.

Vua hỏi:

– Điều kiện gì hở cụ?

– Già có một đứa con gái đẹp nhất đời. Bệ hạ chưa từng thấy ai đẹp đến thế đâu, thật xứng đáng làm vợ vua. Nếu bệ hạ đồng ý lấy nó làm hoàng hậu thì già sẽ chỉ đường cho bệ hạ ra khỏi rừng.

Trong lúc hoảng sợ, vua bằng lòng ngay. Mụ già dẫn vua đến ngôi nhà nhỏ của mụ. Con gái mụ ngồi bên lửa. Cô đứng dậy ra đón vua ngay, như đã sẵn sàng chờ vua đến. Vua thấy cô tuyệt đẹp nhưng không thích, nhìn cô, vua cảm thấy rờn rợn. Sau khi vua đặt cô lên mình ngựa thì mụ chỉ đường cho vua. Vua về đến cung điện làm lễ cưới.

Nguyên vua đã lấy vợ một lần và hoàng hậu sinh được bảy con, sáu trai một gái, vua yêu quí vô cùng. Sợ người dì ghẻ đối với con mình không tốt mà còn có thể làm khổ chúng nữa vua đưa chúng đến ở một tòa lâu đài hiu quạnh giữa rừng sâu. Lâu đài rất kín, đường đi đến khó mà tìm được, chính vua cũng không tìm ra đường nếu không được một bà lão cho một cuộn chỉ có phép lạ. Khi vua ném cuộn chỉ về phía trước, nó sẽ tự gỡ ra và chỉ đường cho vua.

Nhà vua luôn luôn đi thăm các con yêu dấu, nên hoàng hậu để ý đến sự vắng mặt của vua. Mụ dì ghẻ tò mò muốn biết vua đi vào rừng một mình làm gì. Mụ bèn cho thị vệ của vua nhiều tiền, chúng nói lộ bí mật cho mụ biết và nói cả đến cuộn chỉ biết đưa đường. Mụ bứt rứt không yên tâm, mãi cho đến lúc mụ tìm ra được chỗ vua để cuộn chỉ. Mụ bèn may một số áo lót bằng lụa trắng và khâu bùa vào vì mụ học được ít phép của mẹ.

Một hôm, vua ruổi ngựa đi săn vắng, mụ mang áo đi theo cuộn chỉ dẫn đường vào rừng. Bọn trẻ thấy từ xa có bóng người đến tưởng là cha yêu dấu, vội vui mừng chạy lại đón. Mụ bèn tung trùm lên mỗi đứa một cái áo, áo vừa đụng vào người thì chúng biến ra thiên nga bay vượt qua rừng biến mất. Mụ hớn hở về nhà, tưởng là đã trừ được lũ con chồng. Nhưng mụ không ngờ là còn cô con gái không chạy ra đón cha cùng các anh.

Một hôm, vua đến thăm các con thì chỉ thấy con gái thôi. Vua hỏi:

– Các anh con đâu?

Cô đáp:

– Trời ơi, cha yêu dấu! Các anh con đi mất rồi, bỏ lại mình con.

Rồi cô kể cho vua nghe cô đứng ở cửa sổ nhìn thấy những gì, các anh cô hóa thiên nga bay qua rừng thế nào, và đưa cho vua xem những lông chim cô nhặt được ở ngoài sân. Vua rất buồn bã nhưng không ngờ là hoàng hậu làm việc độc ác ấy. Vua sợ cô gái cũng bị mất nốt nên định mang cô đi cùng. Nhưng cô sợ dì ghẻ nên xin vua hãy để cô ở lại tòa lâu đài trong rừng đêm ấy nữa. Cô gái đáng thương nghĩ bụng:

– Mình không thể ở đây lâu được nữa, mình phải tìm các anh mới được.

Truyện cổ tích Việt Nam – Sáu con Thiên Nga

Nhưng tới lúc mặt trời sắp lặn cô nghe có tiếng lào xào và thấy sáu con thiên nga bay qua cửa sổ chui vào. Chúng ngồi xuống đất, thổi lẫn cho nhau, cho bay hết lông; bộ lông thiên nga trút ra như một chiếc áo lót. Cô gái nhận ra các anh mình, mừng lắm, chui ở gầm giường ra. Các anh trông thấy em cũng mừng rỡ chẳng kém. Nhưng vui chẳng được bao lâu, các anh bảo em:

– Em không ở đây được đâu. Đây là sào huyệt của bọn cướp, chúng về thấy em sẽ giết em mất.

Em hỏi:

– Thế các anh có cách nào che chở em không?

Các anh nói:

– Không, vì mỗi tối, các anh chỉ có thể trút bộ lông thiên nga, hiện nguyên hình người trong một khắc đồng hồ, sau đó lại phải biến thành thiên nga.

Em khóc hỏi:

– Thế không có cách nào giải thoát các anh à?

Các anh đáp:

– Không được đâu! Khó lắm. Trong sáu năm, em không được nói được cười. Trong thời gian ấy, em phải may cho các anh sáu chiếc áo lót nhỏ bằng hoa thúy cúc. Nếu em nói nửa lời là công toi hết.

Các anh vừa nói xong thì một khắc đồng hồ đã qua, các anh lại biến thành thiên nga bay qua cửa sổ mất. Cô gái nhất định giải thoát cho các anh, dù có phải hy sinh tính mạng. Cô rời bỏ chiếc lều hoang, vào giữa rừng, leo lên cây ngủ đêm. Sáng hôm sau, cô đi hái hoa thúy cúc và bắt đầu khâu áo. Cô chẳng nói năng được với ai mà cũng chẳng buồn hé miệng cười. Cô chỉ ngồi một chỗ chăm chú làm.

Một thời gian đã qua. Vua xứ ấy cùng thợ săn vào rừng tìm thú, đến cây cô ngồi. Họ gọi cô:

– Cô hãy xuống đây với chúng tôi, chúng tôi không hại gì cô đâu.

Cô chỉ lắc đầu. Họ hỏi dồn mãi, cô liền ném xuống cho họ chiếc dây chuyền đeo cổ bằng vàng, tưởng làm như thế cho họ yên đi. Nhưng họ vẫn không chịu thôi, cô liền vứt chiếc thắt lưng của cô xuống. Thấy vẫn chưa ổn cô vứt thêm nịt bít tất, rồi dần dần vứt tất cả các thứ mặc trên người có thể vứt được, đến nỗi cô chỉ còn chiếc áo lót. Những người thợ săn không vì thế mà chịu lùi. Họ trèo lên cây, bế cô xuống đưa đến trước mặt vua. Vua hỏi:

– Nàng là ai? Nàng ngồi trên cây làm gì?

Cô không đáp. Vua dùng đủ các thứ tiếng vua biết mà cô vẫn câm như hến. Nhưng cô đẹp quá khiến lòng vua rung động. Vua yêu cô tha thiết. Vua khoác áo ngực cho cô, đặt cô lên kiệu ngồi trước mình đưa về cung điện. Vua cho cô mặc quần áo sang trọng, cô đẹp lộng lẫy như một ngày nắng đẹp, nhưng cô vẫn không nói nửa lời. Vua đưa cô lại ngồi ở bàn ăn, cho ngồi bên mình. Dáng điệu nhu mì và e lệ của cô khiến vua rất hài lòng. Vua nói:

– Ta thiết tha muốn lấy cô này, ta không lấy một ai khác trong thiên hạ đâu.

Mấy hôm sau, vua lấy nàng. Vua có một bà mẹ ghẻ độc ác, không bằng lòng với đám cưới này, và nói xấu hoàng hậu trẻ tuổi. Bà bảo:

– Không biết cái con này ở đâu ra mà nó không nói năng gì được. Nó không xứng đáng làm vợ vua.

Hơn một năm sau, khi hoàng hậu sinh con đầu lòng. Mụ bắt trộm đi và lừa khi nàng ngủ bôi máu vào mồm nàng. Rồi mụ tâu vua là nàng ăn thịt người. Vua không tin, không để ai làm hại nàng. Lúc nào nàng cũng ngồi khâu áo lót, ngoài ra không để ý đến cái gì khác. Lần sau, nàng lại sinh một đứa con trai kháu khỉnh. Mẹ ghẻ quỉ quyệt lại lừa vua như lần trước. Vua vẫn nhất định không tin lời mụ. Vua bảo:

– Nàng trong sạch và tốt bụng, không thể làm việc ấy đâu. Nếu nàng nói được và có thể tự bênh vực được thì sẽ minh oan được. Nhưng đến lần thứ ba, mụ già lại ăn trộm đứa bé mới đẻ và lại tố cáo hoàng hậu. Nàng vẫn không nói nửa lời để minh oan. Vua không làm khác được phải đưa nàng ra tòa xử. Nàng bị kết tội chết thiêu.

Đã đến ngày hành hình, cũng là ngày cuối cùng của thời gian sáu năm không được nói, cười, ngày nàng sẽ giải thoát được các anh khỏi yêu thuật. Sáu chiếc áo lót đã khâu xong chỉ còn thiếu cánh tay áo chiếc cuối cùng. Khi nàng bị dẫn đến đống củi, ở dưới sắp châm lửa, nàng nhìn quanh thì thấy sáu con thiên nga bay trên không lại. Nàng cảm thấy mình sắp được cứu thoát, lòng mừng khôn xiết.

Thiên nga bay rào rào tới chỗ nàng, sà xuống thấp để nàng có thể ném áo lót lên tới được. Áo vừa đụng chim thì lông thiên nga rơi xuống liền, các anh nàng hiện lên hình người đứng trước nàng, vui vẻ, đẹp đẽ. Chỉ có người em cuối cùng là chiếc áo còn thiếu cánh tay trái vì vậy ở lưng còn có một cánh thiên nga. Anh em ôm nhau hôn trìu mến; hoàng hậu đến tìm vua, vua rất đỗi ngạc nhiên. Nàng nói:

– Tâu bệ hạ, giờ thiếp mới được phép nói và bộc lộ là thiếp đã bị oan.

Nàng kể lại âm mưu mụ già đã lấy trộm ba đứa con đem giấu đi. Vua tìm được con mừng rỡ lắm, còn mụ dì ghẻ cay nghiệt kia phải đền tội. Mụ bị trói trên đống lửa và bị thiêu ra tro. Vua và hoàng hậu cùng sáu anh hưởng hạnh phúc dài lâu.

Sự Tích Con Khỉ Truyện Cổ Tích, Truyện Cổ Tích Việt Nam

Sự tích con khỉ

( Sự tích con khỉ) Ngày xưa có một người con gái đi ở với một nhà trưởng giả. Nàng phải làm việc quần quật suốt ngày, lại bị chủ đối đãi rất tệ. Cái ăn cái mặc đã chả có gì mà thỉnh thoảng còn bị đánh đập chửi mắng. Vì thế, cô gái tuổi mới đôi mươi mà người cứ quắt lại, trông xấu xí bệ rạc hết chỗ nói. Một hôm nhà trưởng giả có giỗ, cỗ bàn bày linh đình, họ hàng đến ăn uống đông đúc. Trong khi đó thì cô gái phải đi gánh nước luôn vai không nghỉ. Lần gánh nước thứ mười, cô gái mỏi mệt quá ngồi lại ở bờ giếng. Tự nhiên cô thấy tủi thân, ôm mặt khóc. Lúc đó đức Phật bỗng hiện ra với trạng mạo một ông cụ già. ạng cụ có vẻ đâu từ xa lại, dáng điệu mệt nhọc đến xin nước uống. Nàng vội quảy gánh xuống giếng vực nước lên cho ông già giải khát. Ông cụ uống xong lại đòi ăn. Cô gái nhớ tới phần cơm của mình chưa ăn, bèn bảo ông cụ ngồi chờ rồi quảy gánh nước về. Lần sau ra giếng, cô lấy cơm trong thùng đưa cho ông già và nói:

– Họ dành phần cho con toàn cơm cháy cả, cụ ăn một bát này cho đỡ đói. Ăn xong, ông cụ bảo nàng: Sự tích con khỉ

– Hồi nãy làm sao con khóc? Cô gái ngập ngừng, cúi mặt xuống không trả lời.

– Ta là đức Phật,

– ông cụ nói tiếp,

– ta thấy con có lòng tốt.

Nếu con muốn gì, ta sẽ làm cho con vui lòng.

Cô gái ngạc nhiên mừng rỡ, kể nỗi lòng với đức Phật. Thấy điều ước muốn của người con gái chỉ là làm sao cho bớt xấu xí, ông cụ bảo nàng lội xuống giếng, hễ thấy bông hoa nào đẹp mút lấy thì sẽ được như nguyện. Khi xuống nước, cô gái chỉ mút mấy bông hoa trắng. Tự nhiên lúc lên bờ, nàng trở nên trắng trẻo xinh xắn, đồng thời quần áo cũng biến thành những thứ tốt đẹp.

Khi cô gái quảy gánh nước trở về, cả họ nhà trưởng giả vô cùng kinh ngạc. Nàng xinh đẹp đến nỗi họ không thể nào nhận ra. Nghe cô gái kể chuyện, ai nấy cũng muốn cầu may một tí. Họ lập tức đổ xô cả ra bờ giếng mong gặp lại đức Phật để được trẻ lại và đẹp ra. Thấy ông cụ già vẫn còn ngồi ở chỗ cũ, họ sung sướng như người được của. Họ đưa xôi thịt ra mời tới tấp:

– Này cụ xơi đi! Cụ xơi đi. Rồi cụ làm phúc giúp cho chúng tôi với! Đức Phật cũng bảo họ lội xuống giếng và dặn họ y như dặn cô gái lần trước. Dưới giếng lúc đó đầy hoa đỏ và hoa trắng. Ai nấy đều cho màu đỏ là đẹp nên khi lội xuống giếng đều tìm hoa đỏ mút lấy mút để. Nhưng không ngờ lúc lên bờ, họ không phải trẻ lại mà già thêm ra: mặt mũi nhăn nheo, người trông quắt lại, lông lá mọc đầy người, đằng sau lưng là cả một cái đuôi.

Những người đi gánh nước thấy vậy hoảng hồn: “Kìa trông con quỷ, nó cắn bà con ôi!”. Nhưng lại có những tiếng khác: “Đánh cho chết chúng nó đi! Sợ gì”. Lập tức mọi người cầm đòn gánh xông lại. Cả họ nhà trưởng giả kinh hoàng bỏ chạy một mạch lên rừng.

Thấy vậy cô gái và mọi người sợ quá, đêm đêm đóng cửa rất chặt. Họ bàn nhau tìm cách đuổi chúng. Họ bôi mắm tôm vào các cánh cửa, lại nung nóng rất nhiều lưỡi cày đặt rải rác ở cổng các nhà. Quả nhiên, một đêm nọ chúng lại mò về. Theo lệ thường, chúng đánh đu vào song cửa kêu rít lên. Nhưng lần này chúng vừa mó đến đã bị mắm tôm vấy đầy tay, rồi từ tay vấy khắp cả người, hôi hám không thể nói hết. Chúng kinh sợ dắt nhau ra ngồi trước cổng quen như thói cũ. Nhưng vừa đặt đít ngồi xuống các lưỡi cày thì chúng đã kêu oai oái, rồi ba chân bốn cẳng bỏ chạy lên rừng. Từ đó chúng kệch không dám về nữa.

Trong những khi lên rừng hái củi, người ta thỉnh thoảng vẫn gặp chúng. Thấy bóng người từ đàng xa, chúng liền chuyền theo nhánh cây, lủi nhanh thoăn thoắt. Người ta gọi chúng là những con khỉ. Ngày nay vẫn có nhiều người cho khỉ là thuộc nòi trưởng giả. Còn những con khỉ sở dĩ đỏ đít là vì chúng chịu di truyền dấu vết bỏng đít của tổ tiên.

Gửi bởi in Tags: Hà Vũ truyện cổ tích việt nam đọc truyện bé nghe, đọc truyện cổ tích việt nam chọn lọc, hay nhất, truyện cổ tích, truyện cổ tích việt nam chọn lọc, truyện cổ tích việt nam hay nhất, việt nam

Truyện Cổ Tích Việt Nam Hay Nhất

thường chứa đựng những yếu tố có tính kì ảo, hoang đường nhưng thông qua đó thể hiện được mong muốn của con người về sự chiến thắng, vinh quang của những cái đẹp, cái tốt, cái thiện và những cái xấu, cái ác phải chịu thua nhằm hướng đến sự công bằng trong cuộc sống.

Đặc điểm của truyện cổ tích

So với các loại truyện khác như, truyền thuyết hay thì truyện cổ tích Việt Nam có được những đặc trưng nhất định được dùng để phân biệt với các thể loại khác.

Thứ nhất, những câu đều mang phong cách thời cổ, thời xa xưa. Bởi đó thường là những nội dung kể về những câu chuyện thời xa xưa, kể về những nhân vật như ông bụt, cô tiên, cô Tấm,… với những hình tượng, cốt truyện, mô típ đều “cổ”. Do đó, màu sắc và không khí của câu chuyện đều toát lên được tính chất cổ.

Thứ hai, dù chứa đựng nhiều tình tiết có tính chất tưởng tượng, hoang đường hay không phù hợp với tư duy logic nhưng những điều đó vẫn cần phải tuân thủ theo bản sắc dân tộc Việt Nam. Nguyên nhân của tính chất này chính là do những câu truyện cổ tích Việt Nam thường có tính chất cộng đồng rất cao, chính vì vậy nếu chứa đựng những điều không phù hợp với thuần phong mỹ tục sẽ nhanh chóng bị bài trừ.

Thứ ba, những câu truyện cổ tích đều phải mang tính nghệ thuật và tính tư tưởng. Điều đó có nghĩa là mỗi nội dung khi được kể lại đều phải mang theo những ý nghĩa nhất định về con người, về cuộc đời và hướng người nghe đến những điều tốt đẹp, cao cả, hướng đến các giá trị chân – thiện – mỹ.

Phân loại truyện cổ tích Việt Nam

Một số thông tin về kho tàng truyện cổ tích Việt Nam

Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam được xem là một tác phẩm nhiều tập được ra mắt lần đầu tiên vào năm 1957 sau đó mới được tái bản vào năm 1961. Mục tiêu là được dùng để sưu tập lại những mẫu truyện cổ tích và truyền thuyết. Với nhiệm vụ cao cả này có thể ví như đây là công trình mà Henri Pourra đã từng thực hiện cho văn hóa dân gian của nước Pháp.

Và tác giả tiêu biểu nhất trong việc hoàn thành nhiệm vụ này chính là Nguyễn Đổng Chi khi ông là người đầu tiên thực hiện một cách nghiêm túc nhất với một cách thức đầy logic và hoàn chỉnh. Thành tựu là ông đã cho ra đời ba phần trong đó hai phần đầu tiên đã mang đến những nghiên cứu có lợi để về sau có thể dùng để đánh giá được về truyện cổ tích trong văn chương truyền miệng Việt Nam.

– Thế giới truyện cổ tích Việt Nam chọn lọc cho thiếu nhi, những câu chuyện cổ tích hay nhất trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam. Đọc truyện cổ tích Việt Nam hay nhất, những câu chuyện cổ tích được chọn lọc kỹ nhất kể cho bé nghe, truyện dân gian, sự tích, truyền thuyết hay nhất Việt Nam được cập nhật thường xuyên tại chúng tôi

Truyện Cổ Tích Thế Tục Việt Nam

Tổng hợp những câu chuyện cổ tích về phong tục tập quán

– Lượt xem: 2731

Việt Nam ta có rất nhiều câu chuyện cổ tích nói về những phong tục tập quán rất đặc sắc, thể hiện đời sống tinh thần và nếp suy nghĩ của cả một dân tộc…

Sự Tích Trầu Cau

– Lượt xem: 12888

Ngày xưa, một nhà quan lang họ Cao có hai người con trai hơn nhau một tuổi và giống nhau như in, đến nỗi người ngoài không phân biệt được ai là anh, ai là em. Năm…

Sự tích cái mõ

– Lượt xem: 2298

Cá Kình có oán với nhà sư. Nhưng sau khi nghe nhà sư nói thì cá Kình không oán trách nữa mà còn biết ơn nhà sư. Sau cái mõ được phổ theo hình con cá…..

Sự tích cái Lồng đèn

– Lượt xem: 3383

Một nhà sư vân du làm lồng đèn hình cá chép để cho cá chép thành tinh tưởng là đồng loại mà bỏ đi không hại người nữa….

Sự Tích Chuông, Trống, Mõ

– Lượt xem: 1862

Chàng thư sinh nọ trên đường đi thi đã cứu được con chạch với hi vọng “cứu vật trả ơn”. Tuy nhiên sau đó anh lại hay tin chính con vật này đang làm điều ác…

Sự tích củ mài và cây cơm nguội

– Lượt xem: 2144

Hai vợ chồng nọ nhà nghèo nhưng đông con nên không đủ ăn. Chính vì vậy đàn con phải vào rừng kiếm ăn rồi hóa thành loài chim Phung. Khi cha mẹ mang thức ăn về…

Sự tích khèn bè Mường Vạt

– Lượt xem: 955

Đôi vợ chồng trẻ người Thái đã 10 năm rồi không có con. Khi người chồng bị bệnh đã bị chúa đất bắt vào sâu trong rừng ở. Sau đó nhờ anh chế tạo ra chiếc…

Sự tích Tháp Bút Kim Nhan

– Lượt xem: 1704

Có một anh học trò nghèo nọ khi chuẩn bị lên đường đi thi thì được đàn thú giúp đỡ để có đủ các vật dụng. Trong số đó, cóc đã giúp ăn bằng cách ăn…

Sự tích đền Bà Đế

– Lượt xem: 1389

Bà Đế vốn là một cô gái siêng năng và có tiếng hát lay động lòng người. Khi Chúa Trịnh nghe được đã say mê và đi tìm. Cho đến khi bà mang thai vì thuyền hoa…

Sự tích Hồ Tây

– Lượt xem: 2443

Hồ Tây hay Hồ Trâu Vàng xuất phát từ việc khi Nguyễn Minh Không chữa được bệnh cho hoàng tử Trung Quốc thì được ban thưởng đồng đen. Khi về nước, đồng…

Sự tích cúng gà đêm giao thừa

– Lượt xem: 2535

Truyền thống cúng gà đêm giao thừa xuất phát từ việc các dũng sĩ khi bắn rụng 9 Mặt Trời đã làm cho Mặt Trời thứ 10 hoảng sợ. Khi đó, loài gà đã cất tiếng…

Sự tích hoa ngô đồng

– Lượt xem: 1448

Một người đàn ông đàn rất hay và đã phải lòng một cô gái tuổi xuân thì nên ông đành giấu kín cảm xúc của mình. Cô gái và chàng trai hai người đều là học…

Vận khứ hoài sơn năng trí tử, Thời lai bạch thủy khả thôi sinh

– Lượt xem: 1036

Ông lan xem mạch vì nghĩ rằng đã làm chết chồng của người đàn bà nọ nên khóa tủ thuốc và vứt chìa khóa đi cùng lời thề chỉ làm nghề lại nếu chìa khóa…

Sự tích cây Thì Là

– Lượt xem: 3793

Khi Ngọc Hoàng đã đặt tên cho các loại cây xong thì mới có một nhành cây nho nhỏ chạy đến xin đặt tên. Ngọc Hoàng mãi ngập ngừng nói Thì Là nên nhành cây đã…

Sự tích Hoa Trinh Nữ

– Lượt xem: 1901

Trong một ngôi nhà nọ có hai kiếp đàn bà chờ chồng đi lính. Và không may lại xuất hiện thêm một cô gái kiếp thứ 3. Nàng vẫn chung thủy chờ người yêu đi lính…

Giết chó khuyên chồng

– Lượt xem: 1704

Ngày xưa ở một gia đình có hai anh em, người anh tuy giàu có nhưng chỉ luôn coi trọng bạn bè hơn người em nghèo khó của mình. Người vợ khuyên ngăn mãi nhưng chẳng…

Sự tích 1000 con hạc giấy

– Lượt xem: 2070

Nàng tiểu thư nhà giàu phải lòng chàng thư sinh nghèo. Chàng đã chết vì thử thách của huyện quan để có thể đến với nàng tiểu thư. Sau đó nàng cũng chết đi…

Trí khôn của ta đây

– Lượt xem: 28451

Con hổ vì tò mò về trí khôn của con người nên đã bị anh nông dân lừa và trói vào gốc cây. Không những vậy, nó còn bị anh đốt và quát “trí khôn của ta đây”….

Cái Chén Gáo Dừa

– Lượt xem: 3059

Vợ mất, người cha khóc đến mắt mờ đi nhưng vẫn cố gắng làm việc để nuôi con thành tài. Sau khi con trở thành quan tri huyện và lấy vợ, họ rất hiếu thảo…

Rét nàng Bân

– Lượt xem: 2470

Nàng Bân vốn là con Ngọc Hoàng nhưng thua kém các chị vì tính chậm chạp. Sau khi lấy chồng, khi may áo rét cho chồng mãi đến hết mùa rét mới xong. Ngọc Hoàng vì…

Sự tích hoa nhài

– Lượt xem: 1530

Khi các loài hoa còn mang chung sắc trắng, một họa sỹ mới đến khu vườn và mang theo các màu sắc của mình cho các loài hoa. Kết quả là mỗi loài hoa đều có được…

Sự tích Hòn Vọng Phu

– Lượt xem: 2122

Người anh trong một lần chặt mía đã vô tình làm trúng phải em mình nên đành bỏ nhà ra đi. Về sau khi anh lấy vợ mới nhận ra rằng đó chính là em gái của mình….

Sự tích Hồ Ba Bể

– Lượt xem: 9528

Chuyện xảy ra ở làng Năm Mẫu tại Bắc Cạn, nhân dịp lễ cúng Phật lớn đông đủ mọi người tể tựu và có cả một bà lão bị hủi. Tuy nhiên, chỉ có hai mẹ…

Ai mua hành tôi

– Lượt xem: 2235

Một anh chàng làm nông khi cứu được chim sẻ được trả ơn bằng lọ nước thần. Khi anh lấy vợ, vợ anh dùng lọ nước này mà trở nên xinh đẹp. Nhà vua hay tin…

Sự tích cây Khế

– Lượt xem: 4667

Hai anh em nọ được cha mẹ chia đều gia tài, người em vốn siêng năng nên đã bị anh đuổi ra ở riêng trong căn nhà tranh lụp xụp cùng cây khế. Đến mùa, có một…

Cổ tích thế tục: Đọc truyện cổ tích thế tục chọn lọc hay nhất Việt Nam. Truyện cổ tích thế tục là một trong ba thể loại của truyện cổ tích, cốt truyện thường kể lại những sự kiện, sự việc khác thường việc ly kỳ, khác lạ nhưng vẫn bám sát vào những câu truyện từ thế giới trần tục.

chọn lọc hay nhất Việt Nam.là một trong ba thể loại của, cốt truyện thường kể lại những sự kiện, sự việc khác thường việc ly kỳ, khác lạ nhưng vẫn bám sát vào những câu truyện từ thế giới trần tục.