Xem Nhiều 3/2023 #️ Trường Cđsp Quảng Trị Mobile # Top 10 Trend | Anhngucongdong.com

Xem Nhiều 3/2023 # Trường Cđsp Quảng Trị Mobile # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Trường Cđsp Quảng Trị Mobile mới nhất trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

TRIẾT LÝ Ở HIỀN GẶP LÀNH VÀ ƯỚC MƠ CÔNG LÝ CỦA NHÂN DÂN TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM

                                                                                                Lương Thị Tố Uyên

                                                                                                Khoa Xã hội

Trước hết, đây là niềm tin và mơ ước của nhân dân. Nó chi phối toàn bộ sự xây dựng và phát triển của các nhân vật chính diện, phản diện và lực lượng thần kì ở trong truyện cổ tích.

Đối với các nhân vật chính diện (Thạch Sanh, cô Tấm, người em trong truyện Cây Khế…) tác giả dân gian không chỉ dừng lại ở sự phản ánh và cảm thông đối với những đau khổ, đắng cay, oan ức của họ mà còn đặc biệt quan tâm, tìm cách, tìm đường giải thoát cho họ để họ được đền bù xứng đáng. Nhờ vậy mà nhiều nhân vật chính diện trong truyện cổ tích đã được đổi đời, được đền bù thích đáng làm cho cả người kể lẫn người nghe đều hả hê, sung sướng (Sọ Dừa thi đổ trạng nguyên và lấy được con gái phú ông, Tấm trở thành hoàng hậu, Thạch Sanh lấy công chúa và lên làm vua…).

Đối với các nhân vật phản diện (Lí Thông, mẹ con nhà Cám, người anh tham lam trong truyện Cây Khế…) thì tác giả dân gian không chỉ phản ánh, tố cáo, lên án sự tham lam, ích kỉ. độc ác, dã man của chúng mà còn tìm cách loại trừ, tiêu diệt chúng để cho những người lương thiện được sống yên vui. Vì thế hầu hết các nhân vạt phản diện trong truyện cổ tích đều dẫn đến kết cục bi thảm và bị trừng phạt thích đáng. Mức độ và hình thức thưởng phạt đối với các nhân vật chính diện và phản diện ở trong truyện cổ tích Việt được thực hiện có phân biệt, tương xứng với tài đức, tội trạng của từng nhân vật. Cô Tấm đẹp người, đẹp nết, chịu thương chịu khó, chịu nhiều thiệt thòi, được lấy vua trở thành hoàng hậu. Thạch Sanh có tài năng, mức độ, có nhiều công tích được lấy công chúa làm vua, Sọ Dừa thì đổ trạng. Người em (trong truyện Cây Khế) là người nghèo khổ, hiền lành, thật thà nhưng không có tài năng, công tích gì đặc biệt nên chỉ được Chim thần cho vàng (vừa đầy chiếc túi “ba gang”) để trở thành giàu có mà thôi. Đối với các nhân vật phản diện, sự trừng phạt cũng có sự phân biệt rỏ rệt. Lí Thông tham tài, tham sắc, tham danh vọng, địa vị, vong ân bội nghĩa, lợi dụng, lùa gạt, cướp công và hãm hại Thạch Sanh thì bị trời đánh hoá thành kiếp bọ hung, đời đời chui rúc nơi hôi hám. Người Anh (trong truyện Cây khế) ích kỉ, tham lam thì Chim thần cũng chỉ “chiều” theo tham vọng của hắn để cho hắn phải tự chuốc lấy cái chết nhục nhã mà thôi. Còn ở truyện Tám Cám thì sự trừng phạt nhân vật phản diện có phần đặc biệt so với nhiều truyện cổ tích khác. Và đây là một trong những chổ có vấn đề đã từng gây ra sự tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu. Người thì cho Tấm trừng trị mẹ con nhà Cám như thế là phải, là thích đáng. Người thì cho cách trả thù của Tấm  (giết Cám bằng nước sôi, rồi muối thành mắm…) như thế là quá quắt, trái với bản tính hiền lành vốn có của Tấm và cũng trái với truyền thống khoan dung, rộng lượng của dân tộc. Do đó có người đã đề nghị không nên đưa truyện Tấm Cám vào chương trình văn học dân gian trường phổ thông.

Quả thực cách trả thù của Tấm đối với mẹ con nhà Cám là rất đặc biệt, khác với thông lệ của truyện cổ tích. Thông thưòng trong truyện cổ tích, các nhân vật chính diện ít khi trực tiếp trả thù các nhân vật phản diện. Thạch Sanh hoàn toàn tha bổng cho mẹ con Lí Thông; người em trong truyện cây khế không hề phàn nàn, oán trách người anh tham lam; Sọ Dừa và vợ chàng cũng không hề đả động gì đến tội trạng của hai người chị gái (con phú ông)… việc trừng phạt các nhân vật phản diện trong truyện cổ tích phần lớn là do các lực lượng thần kì (Trời, Phật, Thần linh…) thực hiện, hoặc do bản thân các nhân vật tự chuốc lấy. Trái lại, ở truyện Tấm Cám, các tác giả dân gian đã để cho Tấm trực tiếp trả thù và trả thù một cách quyết liệt, dữ dội đối với mẹ con nhà Cám khiến cho tính cách của Tấm phát triển thành hai phần, hai giai đoạn khác nhau và đối lập nhau rõ rệt. Giai đoạn đầu khi còn sống (lúc còn ở nhà với dì ghẻ và Cám cũng như khi đã vào cung vua làm hoàng hậu) Tấm rất hiền lành, chịu thương, chịu khó, thậm chí rất yếu đuối (chỉ biết khóc mỗi khi gặp khó khăn) và nhẹ dạ, cả tin (nên bị Cám cướp giật liên tiếp: cướp giỏ cá, cướp quyêng đi trảy hội, cướp chồng…). Nhưng sau khi bị giết, trải qua nhiều kiếp (kiếp người, kiếp chim, kiếp xoan đào, kiếp khung cửi, kiếp thị) và trở lại làm người thì Tấm trở thành một người khác hẳn: đáo để, kiên quyết, chỉ tên vạch mặt kẻ thù đến nơi đến chốn và trừng trị chúng một cách không thương tiếc. Ở đây có sự kết hợp, hoà trộn giữa niềm tin và triết lí truyền thống “ở hiền gặp lành” của nhân dân và thuyết luân hồi, quả báo (“thiện giả thiện báo, ác giả ác báo”) của đạo Phật. Vì thế mà có hai cô Tấm khác nhau rõ rệt. Cô Tấm thứ nhất (từ đầu cho đến khi trở thành hoàng hậu) về cơ bản đồng dạng với các nhân vật chính diện khác của truyện cổ tích (cuộc đời cũng gồm hai phần:  phần hiện thực và phần ước mơ, phần tối tăm và phần tươi sáng). Cô Tấm thứ hai (từ khi trèo cau bị giết cho đến khi trở lại làm người trải qua nhiều kiếp khác nhau) chủ yếu là nhân vật của sự trả thù, báo ứng, không còn là nhân vật phổ biến, thông thường trong cổ tích nữa. Và đây chính là chỗ đặc biệt trong truyện Tấm Cám so với các truyện cổ tích khác. Với mức độ khác nhau, cả hai cô Tấm ấy đều phù hợp với triết lí “ở hiền gặp lành” và ước mơ công lí của nhân dân. Việc xây dựng cô Tấm thứ hai (hay giai đoạn thứ hai của nhân vật Tấm) cho thấy tác giả dân gian của truyện này có cái nhìn hiện thực xã hội rất sâu sắc và sự phản ánh ước mơ công lí của nhân dân rất triệt để.

Tác giả không bằng lòng kết thúc truyện một cách “có hậu” ở việc Tấm lấy được vua và trở thành hoàng hậu (mặc dù truyện đến đây đã khá dài và có đầy đủ các bước phát triển như nhiều truyện cổ tích thần kỳ khác).

Sự kiện bà hoàng hậu Tấm về nhà làm giỗ cha và bị mẹ con nhà Cám giết chết mở đầu cho phần thứ hai của truyện Tấm Cám, phản ánh sâu sắc và triệt để hơn xung đột quyền lợi trong xã hội phong kiến và khát vọng chính nghĩa thắng gian tà của nhân dân. Với phần thứ nhất truyện Tấm Cám chỉ mới nói được vấn đề “người hiền” có thể và cần phải được “gặp lành”. Với phần thứ hai, tác giả mới nói được rõ hơn, đầy đủ và sâu sắc hơn kinh nghiệm và lí tưởng sống của mình là: “người hiền” không dễ gì sống yên ổn với “điều lành” khi “kẻ ác” còn tồn tại, chưa bị loại bỏ.

Nếu như ở phần thứ nhất kẻ cướp công của Tấm là Cám thì ở phần thứ hai, sự căm phẫn và trả thù của Tấm cũng chủ yếu hướng vào nhân vật Cám.

Sẽ là một thiếu sót đáng kể nếu không nói đến các nhân vật thần kì, siêu nhiên, khi bàn về triết lí “ở hiền gặp lành” và ước mơ công lí của nhân dân ở trong truyện cổ tích.

Khi khát vọng công lí và niềm tin “ở hiền gặp lành” chưa có điều kiện để thực hiện được nhiều trong đời sống thực tế, tác giả truyện cổ tích đã dùng các nhân vật thần kì, siêu nhiên để thực hiện ở trong trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng.

Lực lượng thần kì, siêu nhiên ở trong truyện cổ tích Việt rất phong phú, đa dạng, bao gồm các nhân vật thần kì (như Tiên, Bụt, Thần linh, Diêm Vương), các con vật siêu nhiên (như Trăn Thần, Rắn Thần, Têy Tinh, Hồ Tinh…), các vật thiêng có phép lạ (như gậy Thần, Đàn Thần, Cung Thần, Niêu cơm Thần, chiếc áo tàng hình…).

Lực lượng nảy sinh ra từ nhiều nguồn gốc khác nhau, như quan niệm thần linh trong thần thoại, sự tín ngưỡng của nhân dân, ảnh hưởng của các tôn giáo (đạo Phật, đạo Lão…), nhưng đã được nhào nặn lại theo quan niệm và lí tưởng thẩm mĩ của tác giả truyện cổ tích. Vì thế lực lượng thần kì trong cổ tích không giống với các vị thần trong thần thoại và các tôn giáo đã sản sinh ra chúng. Lực lượng thần kì trong truyện cổ tích không phải là hiện thân của các lực lượng tự nhiên như các vị thần (Thần Mưa, Thần Gió…) trong thần thoại mà ít nhiều đều mang tính xã hội, tính giai cấp. Tiên, Phật (hay Bụt) trong truyện cổ tích chỉ giúp những người nghèo khổ, lương thiện (như Tấm, Thạch Sanh…) chứ không giúp kể ác (như Cám, Lí Thông…). Có khi nhân vật thần kì tỏ ra vô tư, trung lập, không thiên vị, nhưng cuối cùng vẫn gây ra những tác dụng ngược nhau đối với nhân vật chính diện và phản diện. Chẳng hạn con Chim thần trong truyện Cây khế đã nói với người em và người anh một câu như nhau (“Ăn một quả trả cục vàng – May túi ba gang mang đi mà đựng”) và đã đưa cả người anh lẫn người em đến đảo vàng ngoài biển xa. Nhưng sức Chim thần có giới hạn, nên không mang nỗi số vàng quá nhiều của người anh tham lam, khiến cho y pahỉ mất mạng. Cây đàn thần (trong truyện thạch Sanh) cũng chỉ phát huy được tác dụng kì diệu khi vào tay Thạch Sanh mà thôi (vua Thuỷ Tề có cây đàn thần mà vẫn phải chịu bó tay để cho yêu quái bắt Thái tử nhốt trong cũi sắt).

Phần lớn các lực lượng thần kì trong truyện cổ tích đều chỉ xuất hiện khi nhân vật chính diện gặp tai nạn, bế tắc, cần sự giúp đỡ. Nhưng cũng có khi bản thân nhân vật chính diện mang trong mình yếu tố thần kì (ví dụ Thạch Sanh, Sọ Dừa, người vợ Cóc trong truyện lấy vợ Cóc), Thạch Sanh là người nhưng có nguồn gốc siêu nhiên (là thái tử con Ngọc Hoàng, đàu thai vào nhà họ Thạch, năm 13 tuổi đã được Tiên ông dạy cho các phép võ nghệ thần thông). Sọ Dừa cũng có nguồn gốc phi thường (ẩn trong lốt sọ xấu xí, đáng sợ nhưng vốn là “người trời”, tài giỏi và chỉ một mình cô con út của phú ông sớm nhận ra điều kì diệu đó).

Thạch Sanh đã hoạt động trong một không gian rất rộng, bao gồm bốn cõi (từ”cõi trời” đầu thai vào nhà họ Thạch làm người hạ giới, rồi từ cõi trần, xuống hang động, từ hang động xuống thuỷ cung và cuối cùng mới trở lại trần gian).

Số lượng nhân vật trong truyện Thạch Sanh rất đông (trên 20 nhân vật và vật thần kì khác nhau), được phân làm hai tuyến (chính diện và phản diện). Ở mỗi tuyến đều có nhân vật là người và nhân vật siêu nhiên, kì ảo. Tuyến chính diện gồm các nhân vật là người (Thạch Sanh, công chúa, vua (cha của công chúa) và cha mẹ Thạch Sanh). Các nhân vật siêu nhiên (Ngọc Hoàng, Tiên Ông, vua Thuỷ Tề, Thái tử con vua Thuỷ Tề) và các nhân vật thần kì (Cung thần, Đàn thần, Niêu cơm thần). Tuyến nhân vật phản diện cũng bao gồm các nhân vật là người (Lí Thông, mẹ Lí Thông, Quân 18 nước chư hầu) và các quái vật thần kì (Trăn Tinh, Đại Bàng, Hồ TInh).

Thạch Sanh là nhân vật có nguồn góc siêu nhiên, là “con trời” nhưng đã đầu thai vào nhà họ Thạch và được trần gian hoá, xã hội hoá hoàn toàn (có cha mẹ, quê hương, có một cuộc đời phong phú với nhiều thân phận, công việc và kì tích khác nhau: trẻ mồ côi, người tiều phu, người ở dưới hình thức em nuôi, dũng sĩ diệt trừ yêu quái cứu người…).

      Có thể nói Thạch Sanh là con người đẹp nhất, phong phú và hoàn hảo nhất trong những nhân vật chính diện mà truyện cổ tích Việt Nam đã xây dựng.

                                                                                                Đông Hà, tháng 4/2013

Trường Cao Đẳng Sư Phạm Quảng Trị

TRIẾT LÝ Ở HIỀN GẶP LÀNH VÀ ƯỚC MƠ CÔNG LÝ CỦA NHÂN DÂN TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM

                                                                                                Lương Thị Tố Uyên

                                                                                                Khoa Xã hội

Trước hết, đây là niềm tin và mơ ước của nhân dân. Nó chi phối toàn bộ sự xây dựng và phát triển của các nhân vật chính diện, phản diện và lực lượng thần kì ở trong truyện cổ tích.

Đối với các nhân vật chính diện (Thạch Sanh, cô Tấm, người em trong truyện Cây Khế…) tác giả dân gian không chỉ dừng lại ở sự phản ánh và cảm thông đối với những đau khổ, đắng cay, oan ức của họ mà còn đặc biệt quan tâm, tìm cách, tìm đường giải thoát cho họ để họ được đền bù xứng đáng. Nhờ vậy mà nhiều nhân vật chính diện trong truyện cổ tích đã được đổi đời, được đền bù thích đáng làm cho cả người kể lẫn người nghe đều hả hê, sung sướng (Sọ Dừa thi đổ trạng nguyên và lấy được con gái phú ông, Tấm trở thành hoàng hậu, Thạch Sanh lấy công chúa và lên làm vua…).

Đối với các nhân vật phản diện (Lí Thông, mẹ con nhà Cám, người anh tham lam trong truyện Cây Khế…) thì tác giả dân gian không chỉ phản ánh, tố cáo, lên án sự tham lam, ích kỉ. độc ác, dã man của chúng mà còn tìm cách loại trừ, tiêu diệt chúng để cho những người lương thiện được sống yên vui. Vì thế hầu hết các nhân vạt phản diện trong truyện cổ tích đều dẫn đến kết cục bi thảm và bị trừng phạt thích đáng. Mức độ và hình thức thưởng phạt đối với các nhân vật chính diện và phản diện ở trong truyện cổ tích Việt được thực hiện có phân biệt, tương xứng với tài đức, tội trạng của từng nhân vật. Cô Tấm đẹp người, đẹp nết, chịu thương chịu khó, chịu nhiều thiệt thòi, được lấy vua trở thành hoàng hậu. Thạch Sanh có tài năng, mức độ, có nhiều công tích được lấy công chúa làm vua, Sọ Dừa thì đổ trạng. Người em (trong truyện Cây Khế) là người nghèo khổ, hiền lành, thật thà nhưng không có tài năng, công tích gì đặc biệt nên chỉ được Chim thần cho vàng (vừa đầy chiếc túi “ba gang”) để trở thành giàu có mà thôi. Đối với các nhân vật phản diện, sự trừng phạt cũng có sự phân biệt rỏ rệt. Lí Thông tham tài, tham sắc, tham danh vọng, địa vị, vong ân bội nghĩa, lợi dụng, lùa gạt, cướp công và hãm hại Thạch Sanh thì bị trời đánh hoá thành kiếp bọ hung, đời đời chui rúc nơi hôi hám. Người Anh (trong truyện Cây khế) ích kỉ, tham lam thì Chim thần cũng chỉ “chiều” theo tham vọng của hắn để cho hắn phải tự chuốc lấy cái chết nhục nhã mà thôi. Còn ở truyện Tám Cám thì sự trừng phạt nhân vật phản diện có phần đặc biệt so với nhiều truyện cổ tích khác. Và đây là một trong những chổ có vấn đề đã từng gây ra sự tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu. Người thì cho Tấm trừng trị mẹ con nhà Cám như thế là phải, là thích đáng. Người thì cho cách trả thù của Tấm  (giết Cám bằng nước sôi, rồi muối thành mắm…) như thế là quá quắt, trái với bản tính hiền lành vốn có của Tấm và cũng trái với truyền thống khoan dung, rộng lượng của dân tộc. Do đó có người đã đề nghị không nên đưa truyện Tấm Cám vào chương trình văn học dân gian trường phổ thông.

Quả thực cách trả thù của Tấm đối với mẹ con nhà Cám là rất đặc biệt, khác với thông lệ của truyện cổ tích. Thông thưòng trong truyện cổ tích, các nhân vật chính diện ít khi trực tiếp trả thù các nhân vật phản diện. Thạch Sanh hoàn toàn tha bổng cho mẹ con Lí Thông; người em trong truyện cây khế không hề phàn nàn, oán trách người anh tham lam; Sọ Dừa và vợ chàng cũng không hề đả động gì đến tội trạng của hai người chị gái (con phú ông)… việc trừng phạt các nhân vật phản diện trong truyện cổ tích phần lớn là do các lực lượng thần kì (Trời, Phật, Thần linh…) thực hiện, hoặc do bản thân các nhân vật tự chuốc lấy. Trái lại, ở truyện Tấm Cám, các tác giả dân gian đã để cho Tấm trực tiếp trả thù và trả thù một cách quyết liệt, dữ dội đối với mẹ con nhà Cám khiến cho tính cách của Tấm phát triển thành hai phần, hai giai đoạn khác nhau và đối lập nhau rõ rệt. Giai đoạn đầu khi còn sống (lúc còn ở nhà với dì ghẻ và Cám cũng như khi đã vào cung vua làm hoàng hậu) Tấm rất hiền lành, chịu thương, chịu khó, thậm chí rất yếu đuối (chỉ biết khóc mỗi khi gặp khó khăn) và nhẹ dạ, cả tin (nên bị Cám cướp giật liên tiếp: cướp giỏ cá, cướp quyêng đi trảy hội, cướp chồng…). Nhưng sau khi bị giết, trải qua nhiều kiếp (kiếp người, kiếp chim, kiếp xoan đào, kiếp khung cửi, kiếp thị) và trở lại làm người thì Tấm trở thành một người khác hẳn: đáo để, kiên quyết, chỉ tên vạch mặt kẻ thù đến nơi đến chốn và trừng trị chúng một cách không thương tiếc. Ở đây có sự kết hợp, hoà trộn giữa niềm tin và triết lí truyền thống “ở hiền gặp lành” của nhân dân và thuyết luân hồi, quả báo (“thiện giả thiện báo, ác giả ác báo”) của đạo Phật. Vì thế mà có hai cô Tấm khác nhau rõ rệt. Cô Tấm thứ nhất (từ đầu cho đến khi trở thành hoàng hậu) về cơ bản đồng dạng với các nhân vật chính diện khác của truyện cổ tích (cuộc đời cũng gồm hai phần:  phần hiện thực và phần ước mơ, phần tối tăm và phần tươi sáng). Cô Tấm thứ hai (từ khi trèo cau bị giết cho đến khi trở lại làm người trải qua nhiều kiếp khác nhau) chủ yếu là nhân vật của sự trả thù, báo ứng, không còn là nhân vật phổ biến, thông thường trong cổ tích nữa. Và đây chính là chỗ đặc biệt trong truyện Tấm Cám so với các truyện cổ tích khác. Với mức độ khác nhau, cả hai cô Tấm ấy đều phù hợp với triết lí “ở hiền gặp lành” và ước mơ công lí của nhân dân. Việc xây dựng cô Tấm thứ hai (hay giai đoạn thứ hai của nhân vật Tấm) cho thấy tác giả dân gian của truyện này có cái nhìn hiện thực xã hội rất sâu sắc và sự phản ánh ước mơ công lí của nhân dân rất triệt để.

Tác giả không bằng lòng kết thúc truyện một cách “có hậu” ở việc Tấm lấy được vua và trở thành hoàng hậu (mặc dù truyện đến đây đã khá dài và có đầy đủ các bước phát triển như nhiều truyện cổ tích thần kỳ khác).

Sự kiện bà hoàng hậu Tấm về nhà làm giỗ cha và bị mẹ con nhà Cám giết chết mở đầu cho phần thứ hai của truyện Tấm Cám, phản ánh sâu sắc và triệt để hơn xung đột quyền lợi trong xã hội phong kiến và khát vọng chính nghĩa thắng gian tà của nhân dân. Với phần thứ nhất truyện Tấm Cám chỉ mới nói được vấn đề “người hiền” có thể và cần phải được “gặp lành”. Với phần thứ hai, tác giả mới nói được rõ hơn, đầy đủ và sâu sắc hơn kinh nghiệm và lí tưởng sống của mình là: “người hiền” không dễ gì sống yên ổn với “điều lành” khi “kẻ ác” còn tồn tại, chưa bị loại bỏ.

Nếu như ở phần thứ nhất kẻ cướp công của Tấm là Cám thì ở phần thứ hai, sự căm phẫn và trả thù của Tấm cũng chủ yếu hướng vào nhân vật Cám.

Sẽ là một thiếu sót đáng kể nếu không nói đến các nhân vật thần kì, siêu nhiên, khi bàn về triết lí “ở hiền gặp lành” và ước mơ công lí của nhân dân ở trong truyện cổ tích.

Khi khát vọng công lí và niềm tin “ở hiền gặp lành” chưa có điều kiện để thực hiện được nhiều trong đời sống thực tế, tác giả truyện cổ tích đã dùng các nhân vật thần kì, siêu nhiên để thực hiện ở trong trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng.

Lực lượng thần kì, siêu nhiên ở trong truyện cổ tích Việt rất phong phú, đa dạng, bao gồm các nhân vật thần kì (như Tiên, Bụt, Thần linh, Diêm Vương), các con vật siêu nhiên (như Trăn Thần, Rắn Thần, Têy Tinh, Hồ Tinh…), các vật thiêng có phép lạ (như gậy Thần, Đàn Thần, Cung Thần, Niêu cơm Thần, chiếc áo tàng hình…).

Lực lượng nảy sinh ra từ nhiều nguồn gốc khác nhau, như quan niệm thần linh trong thần thoại, sự tín ngưỡng của nhân dân, ảnh hưởng của các tôn giáo (đạo Phật, đạo Lão…), nhưng đã được nhào nặn lại theo quan niệm và lí tưởng thẩm mĩ của tác giả truyện cổ tích. Vì thế lực lượng thần kì trong cổ tích không giống với các vị thần trong thần thoại và các tôn giáo đã sản sinh ra chúng. Lực lượng thần kì trong truyện cổ tích không phải là hiện thân của các lực lượng tự nhiên như các vị thần (Thần Mưa, Thần Gió…) trong thần thoại mà ít nhiều đều mang tính xã hội, tính giai cấp. Tiên, Phật (hay Bụt) trong truyện cổ tích chỉ giúp những người nghèo khổ, lương thiện (như Tấm, Thạch Sanh…) chứ không giúp kể ác (như Cám, Lí Thông…). Có khi nhân vật thần kì tỏ ra vô tư, trung lập, không thiên vị, nhưng cuối cùng vẫn gây ra những tác dụng ngược nhau đối với nhân vật chính diện và phản diện. Chẳng hạn con Chim thần trong truyện Cây khế đã nói với người em và người anh một câu như nhau (“Ăn một quả trả cục vàng – May túi ba gang mang đi mà đựng”) và đã đưa cả người anh lẫn người em đến đảo vàng ngoài biển xa. Nhưng sức Chim thần có giới hạn, nên không mang nỗi số vàng quá nhiều của người anh tham lam, khiến cho y pahỉ mất mạng. Cây đàn thần (trong truyện thạch Sanh) cũng chỉ phát huy được tác dụng kì diệu khi vào tay Thạch Sanh mà thôi (vua Thuỷ Tề có cây đàn thần mà vẫn phải chịu bó tay để cho yêu quái bắt Thái tử nhốt trong cũi sắt).

Phần lớn các lực lượng thần kì trong truyện cổ tích đều chỉ xuất hiện khi nhân vật chính diện gặp tai nạn, bế tắc, cần sự giúp đỡ. Nhưng cũng có khi bản thân nhân vật chính diện mang trong mình yếu tố thần kì (ví dụ Thạch Sanh, Sọ Dừa, người vợ Cóc trong truyện lấy vợ Cóc), Thạch Sanh là người nhưng có nguồn gốc siêu nhiên (là thái tử con Ngọc Hoàng, đàu thai vào nhà họ Thạch, năm 13 tuổi đã được Tiên ông dạy cho các phép võ nghệ thần thông). Sọ Dừa cũng có nguồn gốc phi thường (ẩn trong lốt sọ xấu xí, đáng sợ nhưng vốn là “người trời”, tài giỏi và chỉ một mình cô con út của phú ông sớm nhận ra điều kì diệu đó).

Thạch Sanh đã hoạt động trong một không gian rất rộng, bao gồm bốn cõi (từ”cõi trời” đầu thai vào nhà họ Thạch làm người hạ giới, rồi từ cõi trần, xuống hang động, từ hang động xuống thuỷ cung và cuối cùng mới trở lại trần gian).

Số lượng nhân vật trong truyện Thạch Sanh rất đông (trên 20 nhân vật và vật thần kì khác nhau), được phân làm hai tuyến (chính diện và phản diện). Ở mỗi tuyến đều có nhân vật là người và nhân vật siêu nhiên, kì ảo. Tuyến chính diện gồm các nhân vật là người (Thạch Sanh, công chúa, vua (cha của công chúa) và cha mẹ Thạch Sanh). Các nhân vật siêu nhiên (Ngọc Hoàng, Tiên Ông, vua Thuỷ Tề, Thái tử con vua Thuỷ Tề) và các nhân vật thần kì (Cung thần, Đàn thần, Niêu cơm thần). Tuyến nhân vật phản diện cũng bao gồm các nhân vật là người (Lí Thông, mẹ Lí Thông, Quân 18 nước chư hầu) và các quái vật thần kì (Trăn Tinh, Đại Bàng, Hồ TInh).

Thạch Sanh là nhân vật có nguồn góc siêu nhiên, là “con trời” nhưng đã đầu thai vào nhà họ Thạch và được trần gian hoá, xã hội hoá hoàn toàn (có cha mẹ, quê hương, có một cuộc đời phong phú với nhiều thân phận, công việc và kì tích khác nhau: trẻ mồ côi, người tiều phu, người ở dưới hình thức em nuôi, dũng sĩ diệt trừ yêu quái cứu người…).

      Có thể nói Thạch Sanh là con người đẹp nhất, phong phú và hoàn hảo nhất trong những nhân vật chính diện mà truyện cổ tích Việt Nam đã xây dựng.

                                                                                                Đông Hà, tháng 4/2013

Quảng Trị Trong Thơ Chế Lan Viên

HUỲNH VĂN HOA

Có thể nói rằng , trong thơ ca hiện đại Việt Nam, ít có nhà thơ nào đưa hình ảnh quê hương vào thơ ca của mình một cách tha thiết, đau đáu như Chế Lan Viên. Suốt nhiều trang viết, cả văn cũng như thơ, đất và người Quảng Trị thường xuyên đi và về trong các sáng tác của Chế Lan Viên, làm nên một không gian nghệ thuật đặc sắc.

Chế Lan Viên quê ở làng An Xuân, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Song, từ lúc lớn lên, học hành, ông lại gắn bó đặc biệt với Bình Định.Vùng đất của nhiều tháp Chàm đã tạo nên một Điêu tàn, tập thơ ” đột ngột xuất hiện ra giữa làng thơ Việt Nam như một niềm kinh dị. Nó dựng lên một thế giới đầy sọ dừa, xương máu, cùng yêu ma… Giữa đồng bằng văn học Việt Nam ở nửa thế kỷ hai mươi, nó đứng sững như một cái tháp Chàm, chắc chắn và lẻ loi, bí mật “ ( Chế Lan Viên, Điêu tàn-Tác phẩm và dư luận, NXB Văn học, 2002, trang 149, 153 ). Chỉ từ khi tham gia kháng chiến chống Pháp, dấu chân của ông in đậm suốt cả vùng từ Thanh-Nghệ-Tĩnh đến Bình-Trị-Thiên , nhất là quê mẹ Quảng Trị. Quảng Trị, cả hai cuộc kháng chiến, đều ác liệt và dữ dội. Vùng quê nghèo khổ, lam lũ , gió Lào và cát trắng, hình ảnh mẹ tảo tần khuya sớm với ” đá sỏi, cây cằn ” luôn luôn trở về trong tâm trí nhà thơ:

Ôi gió Lào ơi ! Ngươi đừng thổi nữa

Những ruộng đói mùa, những đồng đói cỏ Những đồi sim không đủ quả nuôi người Cuộc sống gian lao ít tiếng nói cười Chỉ tiếng gió mù trời chen tiếng súng..

Quảng Trị, ấy là trại tù Lao Bảo, nơi giam cầm biết bao chiến sĩ cách mạng. Quảng Trị, nơi ” những đồi tranh ăn độc gió Lào “. Quảng Tri, nơi ” con chim bỏ trời quê ta đi xứ khác”, nơi ” đất không nuôi nổi người, người không nuôi nổi đất “.

Tháng 7-1949, tại Tà Cơn, đường Chín, gần quê nhà, ông được kết nạp vào Đảng. Sau này, bài thơ Kết nạp Đảng trên quê mẹ là lấy từ cảnh và người của quê hương. Bài thơ dài đến 61 dòng, đầy da diết và nhớ thương nặng trĩu , thiêng liêng và xúc động giữa những hình ảnh Quê hương – Mẹ – Đảng lồng vào nhau. Bài thơ có những dòng, những câu nói về mẹ đầy cảm động :

Từ buổi dạy con lòng thương ghét ban đầu

Tự quê mẹ nghèo, tự đời mẹ khổ Tự giọt lệ khóc tù đi biệt xứ Tự nắm cơm khô đưa cán bộ thoát làng Tự tiếng thét căm thù vì giặc giã, vua quan… Là tiếng quê hương ấm lành Quảng Trị …

Trong bài Gửi trạng Thông họ Hoàng, một bài thơ viết cho Hoàng Trung Thông, Chế Lan Viên ghi:

Quảng Trị vốn là quê mẹ

Gió Lào râm ran… Tôi khóc oe oe trong gió Lào rách xé…

Nhiều cơn gió Lào thổi dọc suốt con đường thơ của Chế Lan Viên. Nhiều cảnh đời cơ cực , đói nghèo, ” cuộc sống xưa như nước chảy mất dòng/ Không ai thương như cỏ nội giữa đồng “,…ám ảnh mãi trong nhiều trang viết của Chế Lan Viên. Trước 1945, sự tàn tạ của bao tháp cổ Bình Định trong những chiều thẫm máu hồng, những đêm mờ sương lạnh của dòng sông Linh hư ảo, …đã để lại nơi nhà thơ những dấu ấn siêu hình, những phù chú ngôn ngữ. Sau này, qua bao nẻo đường kháng chiến của Khu Bốn, của chiến trường Trị Thiên, sự gắn bó máu thịt với đất và người của quê hương, nhà thơ càng hiểu và yêu thêm quê mẹ Quảng Trị.

Trong tuyển tập Thơ văn chọn lọc, do Sở Văn hóa-Thông tin Nghĩa Binh, in năm 1992, Chế Lan Viên đã viết :

” Quê cha mẹ tôi ở ngoài Quảng Trị…Cha mẹ tôi sinh ra và lớn lên trong gió Lào và khoai sắn Bình-Trị-Thiên. Ký ức tôi ngược thời gian , thì nó vẫn đi về qua lại thường xuyên giữa các đồi sim mua Quảng Trị và góc thành Bình Định này. Ngỡ như tính cách tâm hồn và bút pháp thơ tôi đều bắt nguồn từ hai nơi ấy. Tôi làm thơ lúc 12, 13 tuổi ở huyện lỵ An Nhơn . Lủi thủi làm và cũng không ý thức đó là thơ. Ký những cái tên chỉ địa danh ngoài Quảng Trị : Mai Lĩnh, Thạch Hãn, Thạch Mai”.

Như vậy đã rõ, sự nghiệp văn chương của Chế Lan Viên có sự thấm đẫm, chuyển hóa và bắt nguồn từ quê hương Quảng Trị. Quảng Trị có khi hiện diện bằng tên đất tên người, có khi lặn sâu vào hình tượng người mẹ khổ nghèo trong các bài văn, bài thơ của Chế Lan Viên .

Bài thơ dài 10 khổ, theo thể thơ 5 chữ, có tên Quê mẹ thật cảm động . Bài thơ như một tổng kết của những chặng đường kháng chiến, gắn liền với quê hương, với mẹ. Bao kỉ niệm đầy cảm động của ” ngày con đi kháng chiến” :

Đất cát lại gió Lào Vẫn mít và sắn ấy Đây quê mẹ rồi sao Bước chân con dừng lại Nhớ ngày con ra đi Chim trong vườn gáy mãi…

Người mẹ ấy, mỗi lần ra vườn hái lá, nấu bát canh, lại nhớ đến con . Ngày con ra đi, ” mẹ bảo đùm ớt theo / mua gì giờ cũng hiếm” . Nơi xa, người con nhớ về căn nhà tranh gió thốc vào mỗi khi gió Lào , gió nam ào ào thổi qua . Những rặng tre gầy guộc những vườn sắn lao xao, lưng mẹ còng theo năm tháng …trở thành những hình ảnh khó quên trong thơ Chế Lan Viên.

Ngũ tuyệt về mẹ cũng là một bài thơ viết theo kiểu như thế. Hình ảnh của bờ sông ngày mẹ tiễn con đi.Tiếng súng nổ qua hai mươi năm trời vẫn còn âm vọng.. Ngỡ như mới hôm nào , ” giã mẹ ra đi kháng chiến bốn phương trời ” vậy mà, chao ôi, mười năm, hai mươi năm, ba mươi năm xa mẹ. ” 1972 Quảng Trị giải phóng , tôi về thăm quê mẹ.. Đường vào phần mộ mẹ tôi đầy mìn, nên tôi đành chịu, quay vào làng, tìm những người thân “ ( Nghĩ cạnh dòng thơ, NXB Văn học, Hà Nôi, 1981, trang 279 ) .

Trong tập thơ Hoa trên đá ( NXB Văn học , Hà Nội 1984 ), Chế Lan Viên viết bài thơ Mồ mẹ :

Nấm mộ rìa làng. Mẹ đấy chăng ? Một đời xa mẹ mới về thăm Nhớ bên đồn địch, con rời mẹ Nay đốt tuần hương chỗ mẹ nằm.

Quảng Trị bạt ngàn những rừng lau trắng, nhất là đường lên Lao Bảo. Hoa lau đường 9 , con đường gắn với chiến công và máu. Đó là , ” hoa lau đường máu “, như cách gọi của ông.

Trắng hoa lau như một màu tang: Giá được màu hoa tím/ Hẳn hồn nhẹ đau hơn.

Chế Lan Viên là nhà thơ yêu quê hương Quảng Trị của mình bằng tất cả sự rung động tế vi của một tâm hồn nghệ sĩ, trở thành một trong những nhà thơ hiện đại Việt Nam gắn bó máu thịt với vùng gió Lào cát trắng, cằn khô nhưng thắm thiết nghĩa tình này.

Đà Nẵng, tháng 12 năm 2009

HUỲNH VĂN HOA

Mục Đồng @ 04:59 10/07/2010 Số lượt xem: 6266

Các Bài Viết Về Thành Cổ Quảng Trị

Người thành cổ Quảng trị

Thành cổ nằm ngay trung tâm thị xã Quảng Trị, cách quốc lộ 1A khoảng 2km về phía đông và cách dòng sông Thạch Hãn khoảng 500m về phía nam.

Ban đầu Thành cổ được đắp bằng đất, đến năm 1827 được vua Minh Mạng cho xây lại bằng gạch. Thành có hình vuông, chu vi tường thành 2.000m, cao 9,4m, bao quanh có hệ thống hào, có bốn cửa Đông Tây Nam Bắc. Sau này Thành cổ vừa là công trình quân sự, vừa là trụ sở chính của nhà Nguyễn trên đất Quảng Trị (1909-1945). Năm 1972, trải qua 81 ngày đêm Thành cổ như một túi bom của kẻ thù. 81 ngày đêm, từng giờ từng phút trôi đi là biết bao mất mát, biết bao máu xương trộn lẫn với từng nắm đất nơi đây Thành cổ bị san bằng, chỉ còn sót lại một cửa phía đông.

Đến nay, trên những bức tường thành vẫn còn chi chít mảnh bom đạn. Qua một chiếc cầu bắc qua con sông nhỏ dẫn chúng tôi đến cổng thành vào bên trong. Khác với tưởng tượng của tôi, Thành cổ không có một ngôi mộ riêng nào cả. Sừng sững trước mắt tôi là một đài tưởng niệm duy nhất giữa bốn bề cỏ non và cây xanh mơn mởn.

Tượng đài được xây dựng khá cao, hình tròn tượng trưng nấm mồ chung cho những người con đã vĩnh viễn nằm lại nơi đây. Bước lên đài tưởng niệm, du khách có thể nhìn được toàn cảnh Thành cổ. Tượng đài tạo ra một thế lưỡng nghi, trên là phần dương, dưới là phần âm. Phần dương có một lỗ thông từ dương xuống âm và hai nửa vầng trăng khuyết. Nó như diễn tả triết lý kinh Dịch: Trong âm có dương và trong dương có âm.

Phía bên dưới là phần âm, bên trong phần âm có đặt hành trang người lính (mũ và balô). Phần dương hướng lên trời với một cây Thiên mệnh. Nó có ý nghĩa đưa linh hồn các chiến sĩ đến sự siêu thoát trên thiên đường. Cây thiên mệnh đó xuyên qua ba áng mây tượng trưng cho: thiên, địa, nhân.

Phía trên cây thiên mệnh có một ngọn nến, tượng trưng cho ánh hào quang tỏa sáng nơi nơi. Và cũng là để nhắc nhở thế hệ sau luôn nhớ đến công lao trời biển của cha ông mình. Dưới tầng mây cuối cùng có hình tượng trưng cho ba bát cơm cúng người đã khuất. Điều đặc biệt là ngoài vòng tròn có gắn 81 tờ lịch, thể hiện 81 ngày đêm chiến đấu ác liệt giữ Thành cổ của quân giải phóng.

Từng đoàn người bước lên dâng hương, hoa tưởng niệm. Khúc mặc niệm vang lên là lúc thiêng liêng nhất, không ai cầm nổi nước mắt.

Khi cô hướng dẫn viên đưa chúng tôi đến Bảo tàng Thành cổ, tôi không khỏi xúc động trước những di vật còn lại nơi đây. Là thế hệ trẻ, chưa một lần biết đến khói lửa chiến trường. Nơi đây còn minh chứng cho quá khứ hào hùng của dân tộc.

Những lá thư nặng lòng của người con gửi về quê mẹ, tinh thần lạc quan của các chiến sĩ trẻ với những nụ cười ngời lên trong bom đạn… Những dòng nhật ký của liệt sĩ Nguyễn Kỳ Sơn viết trước lúc hi sinh khoảng một tuần: “19-8-1972: Ngày mai tôi giáp trận. Ác liệt, đấy là một điều tất nhiên của chiến trận. Rất có thể rồi đây tôi sẽ ngã xuống.

Không can gì, đấu tranh là phải đổ máu. Có máu mới có màu đỏ, có chiến thắng. Không sợ chết, không sợ hi sinh, gian khổ. Cái chủ yếu là phải sống. Cuộc sống đẹp nhất là sống trong chiến trận. Cuộc đời đẹp nhất là cuộc đời được tôi rèn”. Thiết nghĩ trong thời bình hôm nay, đó vẫn là lý tưởng sống mà tuổi trẻ hôm nay nên noi theo: “Cuộc đời đẹp nhất là cuộc đời được tôi rèn”.

Nhìn làn khói hương nghi ngút lan tỏa ở đài tưởng niệm, tôi chợt nhớ đến những câu thơ của cựu chiến binh Lê Bá Dương, khi ông trở lại chiến trường xưa rải những bông hoa trắng xuống dòng Thạch Hãn:

“Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ

Đáy sông còn đó bạn tôi nằm

Những tuổi đôi mươi thành sóng nước

Giữ yên bờ bãi mãi ngàn năm…”.

(K9 ĐH Văn hóa Hà Nội)/ chúng tôi

Ngày 1.5.1972, tỉnh Quảng Trị được giải phóng hoàn toàn. Quảng Trị là một địa danh được thế giới biết đến bởi nơi đây từng là mảnh đất ác liệt nhất, mang nhiều “dấu tích” của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam.

Những cái tên: Thành cổ, địa đạo Vịnh Mốc, nhà tù Lao Bảo, hàng rào điện tử McNamara, căn cứ Cồn Tiên, Dốc Miếu… trở thành điểm đến của khách du lịch trong nước và quốc tế.

Sau giải phóng, tượng đài tưởng niệm liệt sĩ hy sinh ở thành cổ được xây dựng. Tượng đài hình tròn tượng trưng nấm mồ cho những người đã mất. Tượng đài tạo ra một thế lưỡng nghi, trên là phần dương, dưới là phần âm. Phần dương có một lỗ thông từ dương đến âm và hai nửa vầng trăng khuyết, thể hiện dương có âm và âm có dương.

Trong phần âm có đặt hành trang người lính (mũ và balô), phần âm hướng lên trời, một cây thiên mệnh với ý nghĩa đưa linh hồn các liệt sĩ lên chốn thiên đường. Cây thiên mệnh xuyên qua ba áng mây thể hiện: Thiên (trời), địa (đất) và nhân (người).

Phía trên cây thiên mệnh có một ngọn nến tượng trưng ánh hào quang toả sáng, dưới tầng mây cuối cùng có gắn hình tượng chung cho ba bát cơm cúng người đã khuất. Ngoài vòng tròn có gắn 81 tờ lịch, thể hiện 81 ngày đêm chiến đấu ác liệt giữ thành cổ của các chiến sĩ quân giải phóng. Phía dưới tượng đài làm theo hình bát quái.

Nhân kỷ niệm 35 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị, Ngân hàng Công thương VN đã hỗ trợ kinh phí để xây dựng tháp chuông (quả chuông nặng trên 7 tấn, trị giá gần 4 tỉ đồng).

Tháp chuông được đặt tại quảng trường từ thành cổ đến bờ sông Thạch Hãn, được khánh thành vào sáng ngày 29.4.2007; để đến ngày lễ, ngày rằm, tiếng chuông vang lên, siêu thoát linh hồn các liệt sĩ đã hy sinh.

Quảng trường đã nối liền không gian giữa thành cổ và dòng sông Thạch Hãn – dòng sông nghĩa trang. Dòng sông này là nơi yên nghỉ của không biết bao nhiêu chiến sĩ từ bờ bắc vượt sông vào thành cổ để chiến đấu.

Hàng năm, cứ đến ngày 30.4 hay ngày 27.7, nhân dân ở đây lại thả những bó hoa xuống dòng sông để tưởng nhớ các liệt sĩ. Tưởng nhớ đồng đội đã không trở về, một người lính chiến đấu bảo vệ thành cổ đến bên dòng sông, thả hoa, rót chút rượu xuống dòng nước và viết: Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Những tuổi đôi mươi thành sóng nước/ Giữ yên bờ bãi mãi ngàn năm”.

Người trở về từ Thành Cổ Quảng Trị

TP- Một sáng mùa hè năm 2005, sau ba mươi tư năm, kể từ ngày những sinh viên trẻ măng rời Hà Nội vào chiến trường máu lửa, có một người cựu chiến binh – thương binh đến trồng bên mộ liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc hai cây bạch đàn.

Đây loài cây mà Nguyễn Văn Thạc yêu thích, được nhắc tới nhiều lần trong những trang nhật kí Mãi mãi tuổi hai mươi. Anh là đồng đội, nhập ngũ cùng ngày với Nguyễn Văn Thạc (6/9/1971), nhưng may mắn hơn, anh đã có cơ hội đi tiếp vào “chảo lửa” Quảng Trị, có mặt trong 81 ngày đêm khốc liệt và bi tráng của Thành Cổ trong mùa hè đỏ lửa năm 1972.

Người cựu chiến binh đó là ông Nguyễn Quốc Triệu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế, nguyên Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đấu tranh thống nhất đất nước, Quảng Trị là chảo lửa tiếp tuyến giữa hai miền Nam – Bắc, nơi đụng độ quyết liệt giữa ta và địch. Người ta ước tính rằng, cứ mỗi mét vuông đất ở Quảng trị phải hứng chịu 250 kg bom pháo. Số lượng đạn bom của kẻ thù dội xuống Quảng Trị có sức công phá bằng 7 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Nhật Bản năm 1945.

Tính riêng ở Thành Cổ, trung bình một chiến sĩ giải phóng phải hứng chịu 100 quả bom, 200 quả đạn pháo. Có ngày địch xả vào Thành Cổ 5.000 quả đại bác, vài chục lượt B52 quần đảo.

Cho đến nay, chưa có con số thống kê chính xác bao nhiêu người lính đã nằm lại Thành Cổ Quảng Trị. Có tài liệu ghi hơn một vạn, có tài liệu ghi hơn một vạn rưỡi, nhưng tại nghĩa trang Thành Cổ chỉ quy tập được chưa đầy một ngàn nấm mộ, hầu hết là vô danh.

Biết bao chiến sĩ trẻ vừa rời giảng đường đại học đã mãi mãi nằm lại trong đống đổ nát của Thành Cổ và cả dưới dòng sông Thạch Hãn. Lê Bá Dương đã viết những câu thơ yêu thương máu ứa: “Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm”.

Máu xương của hơn một vạn người lính đã nằm xuống Thành Cổ ngày ấy đã góp phần vào thắng lợi của Hiệp định Paris 1973 và Đại thắng Mùa xuân năm 1975. Nhiều người trong lớp sinh viên vào tuyến lửa năm ấy may mắn được trở về cứ mãi đau đáu với nghĩa tình đồng đội, lao vào cuộc chiến đấu mới trong công cuộc xây dựng đất nước, gánh cả phần việc của những đồng đội đã hy sinh.

Cùng với ông Nguyễn Quốc Triệu, đồng đội năm ấy nhiều người hôm nay cũng đang nắm giữ các trọng trách khác nhau như ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập báo Nhân dân và hàng ngàn kỹ sư, bác sĩ, tiến sĩ, nhà khoa học, nhà văn hoá… hoạt động trên nhiều lĩnh vực công tác.

Ông Nguyễn Trọng Bường, một cựu chiến binh Thành Cổ người Quảng Trị đã rưng rưng hồi tưởng lại trong lễ trao Kỉ niệm chương bảo vệ thị xã Thành Cổ ngày 22/12/2006 tại Hà Nội: “Hồi đó, thấy mấy anh từ Bắc vô, anh nào cũng trắng trẻo, thư sinh, đẹp trai, nhìn mấy anh tụi tui thấy tiếc, cứ nghĩ những người như mấy anh phải đi học, phải là bác sĩ, kỹ sư để xây dựng đất nước chứ răng lại vô đây cầm súng chiến đấu?”.

Vậy đó, chính lớp chiến sĩ – sinh viên ấy đã làm nên trang sử hào hoa trong khúc ca bi tráng của Thành Cổ Quảng Trị. Đúng như nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, khi nói về những người lính Thành Cổ đã viết: “Những người chết không phải vì để trở thành anh hùng mà chính là để đằng sau họ những người khác được tiếp tục sống trong tự do và hoà bình, chết cho nhân loại sống còn và thức tỉnh”.

Không có may mắn đi hết cuộc chiến tranh, không được tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh, nhưng trong những thời khắc máu lửa, trong những giờ phút đối mặt với cái chết, đối mặt với thử thách khốc liệt ấy, người lính trẻ Nguyễn Quốc Triệu cùng đồng đội Trương Xuân Hương đã vinh dự được kết nạp Đảng tại trận (ngày 25/8/1972). Đó là 2 chiến sĩ tiêu biểu của cả Đại đội quân y, được chọn lựa sau thử thách một chiến dịch ác liệt.

Lễ kết nạp Đảng tổ chức ngay trong một căn hầm dã chiến ở thôn An Khê, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng, Quảng Trị. Giờ phút thiêng liêng trước Đảng kỳ năm đó mãi in sâu trong tâm trí ông: “Đồng đội ơi, sao đồng đội không về/ Vinh dự thế mà lòng son máu ứa/ Trên nóc hầm vẫn gầm gào đạn nổ/ Ôm súng xông lên sau phút thiêng này”(thơ Lê Cảnh Nhạc).

Về cuộc pháo kích dữ dội khiến ông Nguyễn Quốc Triệu bị thương năm ấy, ông Ngô Thản – nguyên Chủ nhiệm hậu cần Trung đoàn18 chiến đấu ở phía Nam Thành Cổ Quảng Trị và ông Dung- nguyên là chiến sĩ y tá, quê Thái Bình kể lại: Đó là một ngày khốc liệt. Khi C24 vừa được điều động đến địa điểm tập kết thì địch nã pháo dồn dập vào trúng đội hình đại đội quân y. Căn hầm chữ A của ông Triệu và một đồng đội khác bị quả đạn pháo gần kề cắt đứt nóc.

Cả “cái mũ” chữ A bay đi. Ngớt tiếng bom pháo, ông Ngô Thản cùng Đại đội trưởng Phan Ngọc Sơn đi kiểm tra thì thấy ông Triệu bị thương nặng ở ổ bụng, máu tuôn trào. Đại đội trưởng Phan Ngọc Sơn và y tá Trương Xuân Hương cõng ông Triệu xuống xuồng máy, cho chở ngay ra bệnh viện mặt trận ở Cam Lộ. Xuồng chở ông Triệu đi được nửa chừng thì chết máy.

Tình hình hết sức nguy cấp. Vết thương ở ổ bụng càng ra máu nhiều, nếu không nhanh thì tính mạng khó qua khỏi. Vậy là các chiến sĩ quân y phải bỏ xuồng máy, khiêng ông Triệu và các đồng chí thương binh chạy bộ 3 cây số mới tới bệnh viện mặt trận đặt tại Cùa. Hôm đó may mắn là bệnh viện vừa được tăng cường đội điều trị của quân y viện 103 từ miền Bắc nên anh Triệu đã được cứu sống…

Đã ba mươi sáu năm trôi qua, trang sử bi tráng của 81 ngày đêm máu lửa ở Thành Cổ Quảng Trị vẫn trào dậy trong kí ức những Cựu chiến binh- Người lính – Sinh viên hào hoa mà trung kiên năm ấy. Hằng năm, cứ đến ngày 6/9 – ngày lớp sinh viên trẻ rời giảng đường đại học vào tuyến lửa, các anh Nguyễn Quốc Triệu, Đinh Thế Huynh, Trịnh Quân Huấn, Trương Xuân Hương, Đỗ Hán, Dương Cao Tường, Nguyễn Văn Khanh, Trần Sỹ Lập, Hoàng Văn Dung … và nhiều đồng đội cũ lại gặp nhau để ôn lại những kỷ niệm chiến trường, gắng làm điều gì đó cho đồng đội, cho những người đã hy sinh.

Mãi ba mươi lăm năm sau, ông Nguyễn Quốc Triệu mới tìm lại được đại đội trưởng Phan Ngọc Sơn của mình, cũng là người giới thiệu ông vào Đảng, hiện đang công tác ở Hội Chữ thập đỏ Cần Thơ. Ông Bộ trưởng tóc hoa râm khiêm nhường chào Thủ trưởng như đang đứng giữa hàng quân ba mươi lăm năm về trước.

Người đại đội trưởng năm nào nay tóc mây mướt gió, tâm hồn nghệ sĩ, thấp thoáng bóng dáng của tài tử hào hoa, sống chan hòa vào cỏ cây hoa trái của bình dị đời thường. Họ đều trở về từ Thành Cổ Quảng Trị, mỗi người một vị trí khác nhau nhưng cùng có một điểm chung, đó là tuổi tác và thời gian không thể xoá nhòa được dư âm hào sảng của năm tháng chiến trường gắn bó bên nhau, vào sinh ra tử, với tâm hồn trong sáng, vô tư và tình yêu cuộc sống thiết tha của một thời Sinh viên – Chiến sĩ.

Thành cổ Quảng Trị – Du ký mùa thu

Quảng Trị: một thời khói lữa – Du ký mùa thu

Nhưng nhắc đến Quảng Trị, có lẽ người ta nhớ nhiều hơn về những khía cạnh lịch sữ đã được ghi vào vùng đất này. Đây chính là vùng đất chia cắt 2 miền Nam – Bắc của Việt Nam tại vỹ tuyến 17. Cho đến nay, cây cầu Hiền Lương ở vỹ tuyến 17 vẫn còn hiện diện như là chứng nhân lịch sữ của một thời kỳ binh đao khói lữa.

Chính vì vị trí đặc biệt như vậy, Quảng Trị đã trở thành một khu vực tranh chấp hết sức quyết liệt giữa hai phía Bắc – Nam . Là chiến trường của những trận đánh khốc liệt mà mỗi bước tiến công đều phải trả giá bằng sự ngã xuống của hàng ngàn chiến sĩ của cả hai phía. Cũng bởi vì vậy, cả hai nghĩa trang liệt sĩ to nhất nước đều tập trung ở vùng này: Nghĩa Trang Liệt Sĩ Trường Sơn và Nghĩa Trang Thành Cổ Quảng Trị. Và đây cũng chính là nơi đã diễn ra rất nhiều các đại lễ trai đàn cầu siêu cho các oan hồn đã khuất.

Trận đánh lớn nhất ở khu vực này chính là Chiến dịch Xuân hè 1972 (còn gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa). Đây là cuộc tổng tấn công chiến lược bằng các chiến dịch tiến công quy mô lớn, hiệp đồng binh chủng của quân đội nhân dân Việt Nam (Bắc Việt), tiến công sâu hệ thống phòng ngự của quân đội Việt Nam Cộng hòa (Nam Việt). Chiến sự ác liệt nhất diễn ra ở khu vực Trị Thiên (Quảng Trị và Thừa Thiên Huế) với thương vong rất nhiều dành cho cả hai phía.

Thành Cổ Quảng Trị nằm ngay ở trung tâm thị xã Quảng Trị, cách quốc lộ 1A khoảng 2km về phía Đông, cách bờ sông Thạch Hãn 500m về phía Nam.

Đây vừa là công trình thành luỹ quân sự, vừa là trụ sở hành chính của nhà Nguyễn trên đất Quảng Trị từ năm 1809 đến năm 1945. Theo các nguồn tài liệu thì vào đầu thời Gia Long, thành được xây dựng tại phường Tiền Kiên (Triệu Thành – Triệu Phong), đến năm 1809, vua Gia Long cho dời đến xã Thạch Hãn (nay là phường 2 thị xã Quảng Trị).

Lúc đầu, thành được đắp bằng đất, đến năm 1827, vua Minh Mạng cho xây lại bằng gạch. Khuôn viên Thành Cổ Quảng Trị có dạng hình vuông với chu vi tường thành là 481 trượng 6 thước (gần 2000m), cao 1 trượng 94m), dưới chân dày 3 trượng (12m). Bên ngoài thành có hệ thống hào rộng bao quanh. Bốn góc thành là 4 pháo, đài cao, nhô hẳn ra ngoài. Các cửa: Tiền, Hậu, Tả, Hữu xây vòm cuốn, rộng 3,4m, phía trên có vọng lâu, mái cong, lợp ngói, cả 4 cửa đều nằm chính giữa 4 mặt thành.

Nội thành có các công trình kiến trúc như Hành cung, cột cờ, dinh Tuần Vũ, dinh án Sát, dinh Lãnh Binh, Ty Phiên, Ty Niết, kho thóc, nhà kiểm học, trại lính … Trong đó, Hành cung được xem là công trình nổi bật nhất: bao bọc xung quanh là hệ thống tường dày, chu vi 400m, có hai cửa. Hành cung là một ngôi nhà rường, kết cấu 3 gian, 2 chái, mái lợp ngói liệt, trên có trang trí các hoạ tiết: rồng, mây, hoa, lá… Đây là nơi để vua ngự và thăng quan cho các quan cấp tỉnh ở Quảng Trị hay tổ chức các lễ tiết trong năm.

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi thực dân Pháp đặt chính quyền bảo hộ thì Thành Cổ lại có thêm nhà lao, toà mật thám, trại lính khố xanh, cơ quan thuế đoạn… Từ năm 1929 đến năm 1972, nhà lao Quảng Trị là nơi giam cầm các chiến sĩ cộng sản và những người yêu nước và chính nơi đây đã trở thành trường học chính trị, để rèn luyện ý chí son sắt, đấu tranh trực diện với kẻ thù của những người yêu nước.

Thành Cổ Quảng Trị còn được thế giới biết đến và kính phục bởi cuộc đấu tranh anh dũng để bảo vệ Thành Cổ suốt 81 ngày đêm của các chiến sĩ giải phóng quân và nhân dân Quảng Trị

Hai phần ba tỉnh Quảng Trị được hoàn toàn giải phóng vào đầu năm 1972 là sự quyết định thắng lợi tại bàn Hội nghị Paris về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Vì vậy, để làm thay đổi hội nghị, Mỹ – ngụy đã âm mưu huy động tối đa lực lượng và phương tiện nhằm tái chiếm thị xã Quảng Trị mà trong đó mục tiêu đánh phá hàng đầu là Thành Cổ.

Tại thị xã nhỏ bé chưa đầy 2Km2 này, địch đã tập trung vào đây mỗi ngày 150 – 170 lần máy bay phản lực, 70 – 90 lần máy bay B52, 12 – 16 tàu khu trục, tuần dương hạm, 2 sư đoàn dù và thuỷ quân lục chiến, 1 liên đoàn biệt động, 4 trung đoàn thiết giáp (với 320 xe tăng, xe bọc thép) và hàng chục tiểu đoàn pháo cỡ lớn…

Chỉ trong vòng 81 ngày, Mỹ- ngụy đã ném xuống đây gần 330.000 tấn bom đạn, tương đương sức công phá của 7 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Nhật Bản năm 1945. Riêng ngày 25/7, chúng xả vào Thành Cổ hơn 5000 quả đại bác.

Trước cuộc tấn công cực kỳ dã man đó, quân và dân ta dù số lượng không đông (các đơn vị của sư 320, 308, 325 là chủ yếu) song với ý chí quyết tâm cao độ, tinh thần chiến đấu kiên cường đã đánh địch bật ra khỏi Thành Cổ và cả thị xã mà có khi “mỗi mét vuông đất là cả một mét máu”.

Chiến công ở Thành Cổ Quảng Trị đi vào lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc Việt Nam những trang hào hùng. Thành Cổ là nơi hi sinh cao quý của biết bao chiến sĩ giải phóng quân và nhân dân Quảng Trị anh hùng.

Do phải gánh chịu một khối lượng bom đạn khổng lồ trong chiến tranh nên từ sau hoà bình lập lại, Thành Cổ chỉ còn dấu vết của một số đoạn thành, lao xá, cổng tiền, hậu…

Từ năm 1993 – 1995, hệ thống hào, cầu, cống, một số đoạt thành, cổng tiền đã được tu sửa, hàng nghìn cây dừa đã mọc lên phía trong thành. Đặc biệt một đài tưởng niệm lớn đã được xây dựng ở chính giữa Thành Cổ. Đài tưởng niệm được đắp nổi bằng đất có hình một nấm mồ chung, bốn phía gia cố xi măng tạo thành hình bốn cửa của Thành Cổ, phía trên là nơi để mọi người thắp hương tưởng niệm.

Hiện nay Thành Cổ được Nhà nước đầu tư để tôn tạo các khu vực:

– Khu ghi dấu ấn về cuộc chiến đấu 81 ngày đêm ở góc Đông Nam, tái toạ lại chiến trường năm 1972 với hầm hào, công sự, hố bom… Tại đây sẽ đặt 81 khối đá tự nhiên tạc văn bia mô tả cuộc chiến đấu phi thường của quân và dân ta.

– Khu phục dựng Thành Cổ nguyên sinh: ở phía Đông bắc, thu nhỏ kiến trúc các công trình cổ, trồng một rừng mai vàng để gợi biểu tượng non Mai sông Hãn.

– Khu công viên văn hoá: ngoài tượng đài và nhà trưng bày bổ sung hai tầng, tại phía tây và tây nam này xây dựng một công viên có nhiều lối đi, ghế đá, cây cảnh, hồ nước, sân chơi,…

Thành Cổ Quảng Trị là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống yêu nước và là điểm thu hút hấp dẫn khách tham quan trong nước và bè bạn quốc tế

Theo www.dostquangtri.gov.vn

Bạn đang xem bài viết Trường Cđsp Quảng Trị Mobile trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!