Xem Nhiều 3/2023 #️ Truyện Cổ Tích Của Anh Em Grimm # Top 12 Trend | Anhngucongdong.com

Xem Nhiều 3/2023 # Truyện Cổ Tích Của Anh Em Grimm # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Truyện Cổ Tích Của Anh Em Grimm mới nhất trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Thời gian đọc:

8

phút

Lâu nay, người ta vẫn tin rằng truyện cổ tích Grimm được anh em nhà Grimm thu thập lại từ lời kể của những người nông dân chất phác trên khắp nước Đức, và rằng những câu chuyện đó mang đậm tinh thần dân tộc Đức. Tuy đã có nhiều nghiên cứu chứng minh những kết quả trái ngược, những giả thiết mới và đồn đoán vẫn được dấy lên. Điều thú vị là, trong nhiều bản dịch sang tiếng Anh hay các lời dẫn nhập, người ta rất ít đề cập đến cách thức hai anh em Grimm đã dùng để tập hợp những truyện cổ tích. Vậy câu hỏi được đặt ra là: Họ là ai? Những câu chuyện cổ đó có xuất xứ từ đâu và tại sao chúng lại nổi tiếng tới tận ngày nay?

Jacob Grimm (1785-1863) và Wilhelm Grimm (1786-1859) sinh ra trong một gia đình khá giả có chín anh em. Cha của họ, Philipp Grimm, là một luật sư; còn mẹ, bà Dorothea, là con gái một viên chức thành phố Kassel. Từ nhỏ, hai anh em Grimm đã là những người con ngoan ngoãn và học rất giỏi. Tính tình của họ có đôi chút khác biệt: trong khi người anh Jacob khá hướng nội, nghiêm túc và kiên định thì cậu em Wilhelm lại tỏ ra thân thiện và hòa đồng hơn, dù vậy hai anh em đều rất thân thiết. Sau này, khi đã thành tài, hai anh em Grimm chuyên tâm tìm hiểu về lịch sử ngôn ngữ Đức và có nhiều công trình nghiên cứu nổi bật, trong đó phải kể đến cuốn từ điển tiếng Đức đầu tiên, tuy nó mới chỉ dừng lại ở vần F. Anh em Grimm không phải là những người viết truyện cổ tích đơn thuần, họ đều là những nhà khoa học trong lĩnh vực lịch sử, tôn giáo, dân tộc học, ngôn ngữ học và phê bình văn học.

Mặc dù anh em Grimm đã có những đóng góp quan trọng trong việc nghiên cứu văn học cổ đại và các phong tục tập quán của nước Đức, họ không phải là người đặt nền móng cho bộ môn nghiên cứu văn học dân gian tại nơi đây, cũng không phải là người đầu tiên thu thập và xuất bản những tập truyện cổ. Biết được điều đó, chúng ta sẽ hiểu được hoàn cảnh ra đời của tập truyện này. Đôi khi, những cơ hội nhỏ bé trong cuộc đời lại chính là ngã rẽ của định mệnh.

Năm 1806, Clemens Brentano, tác giả của một tuyển tập các bài hát dân gian với tựa đề Des Knaben Wunderhorn (Tạm dịch: Những chiếc sừng diệu kỳ của chú bé), cùng với Achim von Arnim, một nhà văn, đã tìm tới sự giúp đỡ của Jacob và Wilhelm Grimm, vì lúc đó hai anh em được biết đến là những học giả có kiến thức sâu rộng về văn học dân gian Đức. Brentano hy vọng anh em Grimm có thể giúp đỡ ông thu thập những mẩu truyện dân gian để phục vụ cho một cuốn sách sẽ xuất bản trong tương lai. Họ đã cùng nhau xuất bản thêm phần hai và phần ba của cuốn tuyển tập các bài hát dân gian vào năm 1808. Anh em Grimm tin tưởng hoàn toàn vào kế hoạch đó và chia sẻ những nghiên cứu của mình với các học giả trong ngành. Do vậy, từ năm 1807 đến năm 1812, họ đã thu thập các mẩu truyện cổ với mục đích gửi cho Brentano xuất bản, cũng như qua đó có thêm những bằng chứng lịch sử để hiểu sâu hơn về ngôn ngữ Đức.

Trái ngược với điều mọi người vẫn tin, anh em Grimm không hề thu thập những mẩu truyện bằng cách đến thăm những người nông dân ở vùng nông thôn và ghi lại những câu chuyện họ kể. Phương pháp đầu tiên họ dùng là mời người kể chuyện tới nhà và yêu cầu họ kể lại những câu chuyện, sau đó, anh em Grimm sẽ ghi chép lại sau khi nghe từng truyện hoặc vài truyện. Đa số những người kể chuyện thời đó là những phụ nữ được giáo dục đầy đủ, xuất thân từ các gia đình khá giả hoặc giới thượng lưu. Chúng ta có thể kể đến một nhóm các quý cô trẻ tới từ gia đình Wild ở Kassel (cô Dortchen, Gretchen, Lisette, Marie Elisabeth), mẹ của anh em Grimm – bà Dorothea, hay các quý cô nhà Hassenpflug (cô Amalie, Jeanette, Marie). Họ gặp mặt thường xuyên tại nhà anh em Grimm và kể lại những mẩu truyện họ nghe được từ những cô hầu gái, bà quản gia khi họ còn thơ bé. Năm 1808, Jacob kết bạn với Werner von Haxthausen đến từ vùng Westphalen; rồi năm 1811, Wilhelm đã đến thăm tư gia của Werner và kết thân với một nhóm các quý cô trẻ tuổi gồm Ludowine, Marianne, Jenny, Annette von Droste-Hulfshoff, từ đó ghi lại thêm các mẩu truyện mới. Trên tất cả, người đóng góp nhiều truyện cổ nhất là một người đến từ Hessen, bà Dorothea Viehmann, vợ của một bác thợ may, từng bán hoa quả tại Kassel. Ngoài ra, Johann Krause, một sĩ quan về hưu, cũng thường tới nhà anh em Grimm kể chuyện; đổi lại, ông nhận một vài bộ quần áo cũ. Nhiều truyện cổ có nguồn gốc từ Pháp, do gia đình Hassenpflug có nguồn gốc từ dòng người Huguenot[1] di cư từ Pháp. Những người kể chuyện đó đều đã quen với các mô típ lưu giữ các mẩu truyện bằng cách truyền miệng và ghi chép văn bản, thế nên họ đã kết hợp cả hai phong cách khi thuật lại các câu chuyện. Anh em nhà Grimm cũng lấy những câu chuyện trong sách hay các tạp chí và chỉnh sửa lại cho phù hợp với văn phong của mình.

Năm 1810, khi Brentano yêu cầu anh em Grimm gửi cho ông những ghi chép về truyện cổ, anh em họ đã sao chép ra thành nhiều bản để giữ lại và gửi cho Brentano tổng cộng 49 mẩu truyện. Lí do của việc giữ lại các bản sao là vì họ sợ Brentano sẽ sửa chữa các mẩu truyện theo phong cách thơ mà ông vẫn quen thuộc, trong khi anh em Grimm lại muốn lưu giữ nguyên vẹn công lao sưu tầm của mình cho những nghiên cứu về ngôn ngữ, tập quán sau này, và cũng là để gìn giữ một nét đặc thù của các câu chuyện truyền miệng. Thực tế thì họ không cần lo lắng tới vậy, bởi Brentano đã chẳng hề đụng tới đống bản thảo đó và bỏ chúng tại tu viện Ölenberg ở Alsace. Chỉ tới năm 1920, khi bản thảo đó được tìm ra, các nhà khoa học mới có được những ghi chép bằng tay của anh em Grimm để so sánh, đối chiếu sự khác biệt với các bản in được chính Jacob và Wilhelm chỉnh sửa.

Chuyện gì đến cũng phải đến, sau khi những bản thảo kia bị Brentano ngó lơ, anh em Grimm quyết định sẽ tự mình xuất bản một tập sách. Họ bổ sung thêm nhiều truyện và rất đồng tình với việc các câu chuyện sẽ được phát triển và định hình theo phong cách văn học. Wilhelm chịu trách nhiệm chính về việc chỉnh sửa các mẩu truyện sao cho phù hợp với đối tượng trẻ em sau bản in năm 1815. Tất cả đều chung một chí hướng: Nỗ lực cải biên để các mẩu truyện trở nên uyển chuyển hơn, kết cấu truyện có đầu cuối rõ ràng, thổi hồn khiến câu chuyện trở nên sinh động hơn bằng cách thêm các tính từ, ngạn ngữ, đối thoại trực tiếp, bám vào các mô típ để cốt truyện mạch lạc hơn, loại bỏ các yếu tố khiến truyện mất đi tính nguyên bản. Anh em Grimm cũng học hỏi nhiều từ hai câu chuyện được gửi đến bởi họa sĩ tài danh Philipp Otto Runge. Hai câu chuyện dài đó được viết bằng thổ ngữ phương Bắc với kết cấu mạch lạc, chặt chẽ, được anh em Grimm coi như hình mẫu lí tưởng của văn học tự sự. Đó chính là Ông lão đánh cá và bà vợ cùng với Dưới bóng cây bách xù.

Năm 1812, ấn bản đầu tiên của truyện cổ Grimm được mang tên Truyện cổ tích cho trẻ em và trong gia đình được ra đời. Ba năm sau, năm 1815, phần hai được tiếp nối với tổng cộng 156 truyện cổ tích. Năm 1819, lần in thứ hai đã được gộp thành một tuyển tập với 170 truyện.  Sau năm 1819, có thêm năm lần in tiếp nối với 69 truyện mới được thêm vào và 28 truyện bị bỏ ra. Lần in thứ bảy vào năm 1857 bao gồm 211 truyện, đây được coi là bản in cuối cùng dưới sự giám sát và chỉnh sửa của Jacob và Wilhelm, cũng như là bản in được sử dụng rộng rãi sau này. Đa số những truyện được thêm vào sau bản in năm 1819 được lấy từ các nguồn văn học. Wilhelm thường dựa vào các dị bản của một truyện để đối chiếu và chỉnh sửa sao cho phù hợp với định hướng ban đầu, dù vậy, chúng vẫn hướng đến các độc giả thuộc tầng lớp trung lưu trong xã hội.

Ban đầu, đối tượng hướng đến của bộ truyện không phải trẻ em theo như tên gọi của nó, nên ngoài hai tập truyện ra còn có phần chú giải học thuật, sau này được in riêng thành một tập. Chính vì tựa đề của bộ sách khiến nhiều người nhầm tưởng đối tượng chính là trẻ em, hai anh em Grimm đã nhận được nhiều phản hồi, phàn nàn về nội dung các câu chuyện. Do đó, từ bản in năm 1819, Wilhelm đã chỉnh sửa để bộ truyện phù hợp hơn với trẻ em, hoặc ít nhất, ông muốn chúng là những bài học cho lứa tuổi nhỏ. Xu hướng thu hút đối tượng trung lưu, có học thức thể hiện rõ nhất trong cuốn sách mà bạn đang cầm trên tay, gọi là Phiên bản nhỏ, tuyển chọn năm mươi câu chuyện từ Phiên bản lớn. Học tập theo bản dịch đầu tiên sang Anh ngữ năm 1823, anh em Grimm đã cho ra mắt Phiên bản nhỏ lần đầu năm 1825 và tạo được tiếng vang lớn. Cuốn sách được tái bản liên tục tới mười lần từ năm 1825 đến năm 1858. Những câu chuyện cổ tích như Cô bé Lọ Lem, Nàng Bạch Tuyết, Công chúa ngủ trong rừng, Cô bé quàng khăn đỏ và Vua Ếch hay Heinrich trung thành đều nhấn mạnh đến các bài học đạo đức cơ bản trong đạo Tin Lành hay mối quan hệ gia trưởng trong xã hội xưa.

Ấn bản của Đinh Tị sử dụng văn bản gốc trong bản in năm 1857, bản in cuối cùng khi anh em nhà Grimm còn sống, và minh họa được sử dụng từ ấn bản năm 1894 của họa sĩ Hermann Vogel. Các bản dịch sẵn có, hoặc không được dịch từ ngôn ngữ gốc, hoặc đã tìm cách hợp lý hóa ngôn ngữ theo cách sử dụng ngày nay và thường phủ nhận các đặc điểm lịch sử của các câu chuyện. Khi chuẩn bị bản dịch hiện tại, tôi đã nỗ lực tôn trọng phong cách ngôn ngữ, lịch sử và tôn giáo của mỗi câu chuyện, cố gắng để làm sao có thể giữ lại hương vị của thế kỷ 19 trong khi cũng chú thích những yếu tố đó để người đọc dễ hiểu hơn. Chính vì những đặc điểm tôn giáo đậm đặc trong các câu chuyện cổ này, tôi mong muốn người đọc phải hiểu được nhân vật đau khổ trong truyện đang cầu xin Chúa Trời hay Đức Mẹ Maria, thay vì đơn giản và thuần Việt hơn trong các bản dịch cũ: kêu Trời. Hơn nữa, những đoạn hội thoại có ít nhiều chất thơ hay vần điệu trong bản gốc cũng được chuyển thể sang thể thơ lục bát hoặc song thất lục bát trong bản dịch này. Mong rằng với thể thơ thân thuộc với người Việt, mọi người sẽ ghi nhớ những mẩu truyện sâu sắc hơn.

Đối với trẻ em, truyện cổ tích là sợi dây liên hệ đầu tiên với văn học, khi lớn lên, chúng ta đều nhớ những câu chuyện hồi nhỏ mình từng được nghe kể. Truyện cổ tích để lại những ấn tượng sâu sắc và lâu dài nhất trong cuộc đời mỗi con người. Thông qua truyện cổ tích, trẻ em và thanh thiếu niên lớn lên với những bài học giúp phân biệt giữa thiện và ác theo một cách rất tình cảm, sâu sắc. Trẻ nhỏ học được rằng mọi hành động đều có hậu quả. Do đó, những câu chuyện cổ tích thường đề cao công lý và tinh thần trách nhiệm của cá nhân trong một cộng đồng. Truyện cổ tích thúc đẩy sự sáng tạo, đó là nơi trí tưởng tượng bay xa. Không có gì phù hợp hơn việc mang đến cho con cái chúng ta một khởi đầu tốt cho tương lai bằng những câu chuyện cổ tích, như thiên tài Albert Einstein từng nói: “Nếu bạn muốn con trẻ thông minh, hãy đọc truyện cổ tích cho chúng, nếu bạn muốn chúng thông minh hơn nữa, hãy đọc nhiều truyện cổ tích hơn nữa.”

Dịch giả Nhật Vương

Hamburg, 06.10.2019

[1] Huguenot là những người theo đạo Tin lành Pháp trong thế kỷ 16 và 17 theo đường lối của nhà thần học John Calvin. Nguồn gốc của cái tên Huguenot chưa được xác thực nhưng được cho là bắt nguồn từ việc kết hợp các cụm từ trong tiếng Đức và tiếng Flemish, mô tả việc thờ cúng tại nhà của các tín đồ. Đến năm 1562, có hai triệu người Huguenot ở Pháp với hơn 2.000 nhà thờ. Bị chính quyền Công giáo Pháp đàn áp bạo lực, những người Huguenot đã quyết định đi lưu vong, sự kiện này diễn ra từ năm 1560 – 1760, tạo ra các cộng đồng Huguenot trên khắp châu Âu, Hoa Kỳ và Châu Phi.

[2] Chủ nghĩa lãng mạn đề cập đến một kỷ nguyên của lịch sử, nghệ thuật với những biểu hiện được phản ánh trong văn học, âm nhạc, nghệ thuật và triết học. Kỷ nguyên của Chủ nghĩa lãng mạn được bắt nguồn từ cuối thế kỷ 18 đến cuối thế kỷ 19, theo đó, thời đại này được chia thành Chủ nghĩa lãng mạn chớm nở (cho đến năm 1804), Đỉnh cao của chủ nghĩa lãng mạn (cho đến năm 1815) và Hậu lãng mạn (cho đến năm 1848).

Chấm sao chút:

Đã có 2 người chấm, trung bình 5 sao.

Hãy là ngôi sao đầu tiên của chúng tôi <3

Like this:

Like

Loading…

Truyện Cổ Grimm Toàn Tập

Người giàu người nghèo và ba điều ước của Chúa

– Lượt xem: 9129

Chuyện kể về một anh nông dân tốt bụng cho Chúa ngủ nhờ nên đã được ban tặng 3 điều ước. Từ đó về sau anh có cuộc sống khang trang với ngôi nhà mới. Tên…

Con quỷ và ba người lính

– Lượt xem: 9542

Một con quỷ nọ hứa giúp 3 chàng lính với điều kiện sau 7 năm nếu không giải được câu đố của nó thì phải đi theo. Sau 7 năm, nhờ sự thành tâm mà chàng lính…

Cô bé lọ lem

– Lượt xem: 14636

Truyện cổ Grimm cô bé lọ lem câu chuyện cổ tích huyền thoại đã gắn với tuổi thơ của rất nhiều đứa trẻ, là một trong những câu chuyện cổ tích quen thuộc…

Bác nông dân và con quỷ

– Lượt xem: 5633

Một bác nông dân nọ vốn khôn ngoan và lừa được cả một con quỷ. Sau hai lần lừa thành công con quỷ, nó phải chia cho bác số của cải như lời giao ước.

Bác nông dân lên thiên đàng

– Lượt xem: 2499

Bác nông dân nọ khi chết đi đến cổng trời thì cùng lúc đó có một vị lãnh chúa cùng đến. Tuy nhiên, Thánh Pêtrux chỉ cho đàn hát để đón lãnh chúa còn bác…

Ba người lùn trong rừng

– Lượt xem: 38239

Chuyện kể về một người đàn ông và đàn bà góa cùng hai đứa con riêng. Mụ dì ghẻ độc ác luôn tìm cách hãm hại con gái chồng mình. Nhưng nhờ sự giúp đỡ…

Bà lão hài nhi

– Lượt xem: 3603

Hai vợ chồng nọ đã rất già nhưng vẫn phải đi vào núi để nhặt củi bán làm kế sinh nhai. Một hôm ông lão đi làm và ông thấy một con suối nhỏ vì quá khát…

Cô Gái Thông Minh

– Lượt xem: 6709

Hai anh em nhà nọ cần phân xử nên đến gặp cụ già. Sau đó chẳng ai giải đáp được câu đố của cụ nhưng lại có một cô gái thông minh trí túc đã mưu giải…

Ba sợi tóc vàng của con quỷ

– Lượt xem: 62633

Một cậu bé khi sinh ra đã có số lấy được công chúa. Nhà vua biết được nên đã có ý định giết cậu bé nhưng thật mấy cậu bé đã được cứu. Mười sáu…

Ba bà hoàng hậu

– Lượt xem: 6172

Đức Vua có ba vị hoàng hậu rất xinh đẹp nên nảy ra ý định tìm vị hoàng hậu đẹp nhất. Vua hỏi bọn cung phi, trưng cầu ý dân hay với đình thần thì ai ai cũng…

Con quỷ nhốt trong lọ

– Lượt xem: 5408

Con trai của bác tiều phu cùng cha mình vào rừng để đốn củi kiếm tiền. Lúc người cha nghỉ ngơi thì người con trai đi dạo và gặp một con quỷ. Anh bị con quỷ…

Truyện cổ tích Chú bé sao băng

– Lượt xem: 5564

Chú bé sao băng sau khi nhận được cha mẹ của mình là vua và hoàng hậu, người mà cậu cứu giúp là cha cậu, người mà cậu đã lấy nước mắt rửa sạch đôi bàn…

Bà chúa tuyết và cô bé mồ côi

– Lượt xem: 4478

Mẹ cô bé mất sớm nên người cha đã lấy vợ kế. Mụ độc ác có đứa con riêng xấu xí còn cô bé thì rất xinh đẹp. Nên hai mẹ con mụ ta rất ghen tức với cô…

Ba chiếc lông chim

– Lượt xem: 4247

Nhà vua có ba người con trai, hai người đầu thông minh sáng trí còn người thứ ba ít nói, đần độn nên bị gọi là thằng ngốc. Nhà vua đã già nên muốn lựa được…

Nhổ củ cải

– Lượt xem: 17673

Ông già mang về củ cải nhỏ ngày ngày chăm sóc. đến khi nó lớn thì ông mới nhổ, nhưng nhổ mãi chẳng lên…cuối cùng chuột nhắt chạy lại bắm đuôi Mèo, Mèo…

Hoàng tử ếch

– Lượt xem: 5725

Vua cha đi tìm chồng cho ba nàng công chúa, hai người chị đã lấy được người giàu có, đẹp trai còn nàng út Tina thì lại phải lấy một con ếch. Nàng đã đau khổ…

Hoàng tử ếch xanh

– Lượt xem: 2205

Ếch xanh giúp nàng công chúa nhặt quả cầu vàng và muốn trở thành bạn tốt của cô nhưng cô đã không giữ lời hứa. Sau đó ếch xanh tìm đến cung điện, điều…

Aladdin và cây đèn thần

– Lượt xem: 21362

Aladin có chiếc đèn trong tay và cậu đã xát như mẹ đã làm, vị thần đèn liền xuất hiện thực hiện những yêu cầu của Aladin. Thần đèn đã giúp Aladin rất nhiều…

Làm cho công chúa nói được

– Lượt xem: 3290

Có một nàng công chúa con một ông vua rất xinh đẹp nhưng nàng lại rất hà tiện lời nói. Nhà vua đã niêm yết khắp nơi rằng bất cứ ai làm cho nàng nói lên ba câu…

Anh chàng chăn lợn

– Lượt xem: 3543

Một chàng hoàng tử muốn tìm bạn đời trăm năm và người chàng muốn lấy là con gái của hoàng đế. Chàng đã gửi hoa hồng và một chú chim họa mi đến cung điện…

Cô bé chăn ngỗng

– Lượt xem: 2626

Nàng công chúa tạm biệt mẹ và cùng một thị nữ đi đến chỗ ở của người chồng chưa cưới. Trên đường đi thị nữ nổi lòng độc ác ức hiếp nàng công chúa…

Người bạn nhiệt tình

– Lượt xem: 2181

Cuộc tranh luận về như thế nào là người bạn nhiệt tình của vịt, chuột nước và chim sẻ xanh. Tranh luận mãi cuối cùng thì chim sẻ sanh lại đồng ý với chị…

Mèo chuột kết nghĩa

– Lượt xem: 2435

Mèo làm thân với chuột, chuột cũng đồng ý. Sau cả hai cùng mua một niêu mỡ và mang đến để dưới bàn thờ. Không lâu sau mèo ta thèm mỡ nên đã nói dối mèo để…

Ba câu hỏi

– Lượt xem: 3056

Một nhà vua đặt ra ba câu hỏi khó. Rồi ban chiếu ra khắp trong bàn dân thiên hạ, hứa rằng sẽ ban thưởng trọng hậu cho kẻ nào trả lời được những câu hỏi…

Những nhạc sĩ thành Bremen

– Lượt xem: 1566

Lừa trên đường đi đến Bremen để trở thành nhạc sĩ đường phố thì gặp chó,mèo và gà cũng bỏ đi vì tuổi cao sức yếu sắp bị chủ giết. Cả bốn nhạc sĩ…

Đọc Truyện cổ Grimm nguyên tác với những câu chuyện cổ tích nổi tiếng thế giới của anh em nhà Grimm như: Cô bé lọ lem, công chúa ngủ trong rừng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, chó sói và bảy chú dê con, anh và em gái, chú bé tí hơn,…

Truyện Cổ Tích Song Ngữ Anh Việt

Truyện cổ tích song ngữ

Tuyển tập truyện cổ tích song ngữ Anh – Việt là món quà ý nghĩa cho các bé. Vừa đọc truyện vừa có thể cùng bố mẹ học tiếng Anh sẽ là chìa khóa giúp cho bé hướng tới cảnh cửa tương lai thành công hơn.

The two goats Two goats, frisking gayly on the rocky steeps of a mountain valley, chanced to meet, one on each side of a deep chasm through which poured a …

The Mercury and the Woodman The Woodman was in despair. The axe was all he possessed with which to make a living, and he had not money enough to buy a new one. …

The Bear and the Bees A Bear came across a log where a Swarm of Bees had nested to make their honey. As he snooped around, a single little Bee flew out of the …

The colours of Friendship Once upon a time the colors of the world started to quarrel: all claimed that they were the best, the most important, the most …

LEGEND OF THE HEAVENLY KING OF PHU-DONG (THÁNH GIÓNG) In the reign of Emperor Hung-Vuong the Sixth, Vietnam was a peaceful and prosperous country. The Red …

The miracle of a brother’s song “Like any good mother, when Karen found out that another baby was on the way, she did what she could to help her …

THE PERFECT HEART One day a young man was standing in the middle of the town proclaiming that he had the most beautiful heart in the whole valley. A large …

THE FERN AND THE BAMBOO One day, a small business owner decided he’d had enough. Enough of the unremitting workload, enough of the lack of response, …

THE HORSE, HUNTER AND STAG A QUARREL had arisen between the Horse and the Stag, so the Horse came to a hunter to ask his help to take revenge on the Stag. The …

Belling the cat Long ago, the mice had a general council to consider what measures they could take to outwit their common enemy, the Cat. Some said this, and …

There once lived a man and his wife, who had long wished for a child, but in vain. Now there was at the back of their house a little window which overlooked a …

Truyện Cổ Grimm Song Ngữ – Công Chúa Ngủ Trong Rừng

Công chúa ngủ trong rừng

Ngày xưa, có một ông vua và một bà hoàng hậu ngày nào cũng mong: “Ước gì mình có một đứa con nhỉ?.” Nhưng ước hoài mà vua và hoàng hậu vẫn chưa có con.

Một hôm hoàng hậu đang tắm thì có một con ếch ở dưới nước nhảy lên bờ nói với bà:

– Điều bà mong ước bấy lâu sẽ thành sự thực. Hết năm nay bà sẽ sinh con gái. Lời ếch tiên tri quả là đúng. Hoàng hậu sinh con gái đẹp tuyệt trần. Vua thích lắm, mở hội lớn ăn mừng. Vua mời tất cả bà con họ hàng, bạn bè thân thuộc, người quen và mời cả các bà mụ đến để họ tận tâm săn sóc, thương yêu con mình.

Trong nước bấy giờ có mười ba bà mụ. Nhưng vua chỉ có mười hai đĩa vàng, do đó một bà mẹ không được mời.

Hội hè linh đình. Lúc tiệc sắp tàn, các bà mụ đến niệm chú chúc mừng công chúa: Bà đầu chúc đức hạnh, bà thứ hai chúc sắc đẹp, bà thứ ba chúc giàu sang, phú quý… cứ như vậy các bà mụ chúc công chúa tất cả những điều tốt đẹp có thể mơ ước được ở trần gian. Bà thứ mười một vừa dứt lời chúc tụng thì bỗng bà mụ thứ mười ba xuất hiện. Bà muốn trả thù vì không được mời dự tiệc. Bà xăm xăm tiến tới chỗ công chúa chẳng thèm nhìn ai, chào ai. Bà hét lên:

– Đến năm mười lăm tuổi công chúa sẽ bị mũi quay sợi đâm phải rồi lăn ra chết! Rồi chẳng thèm nói thêm nửa lời, bà đi ra khỏi phòng. Mọi người còn đang kinh hoàng thì bà mụ thứ mười hai bước ra. Bà tuy chưa niệm chú chúc tụng công chúa nhưng lời chú của bà cũng không giải được lời chú độc địa kia, mà chỉ làm giảm nhẹ được thôi. Bà nói:

– Công chúa sẽ không chết, mà chỉ ngủ một giấc dài trăm năm.

Nhà vua muốn tránh cho con khỏi bị nạn nên ra lệnh cấm kéo sợi trong cả nước. Tất cả những lời chúc của các bà mụ đều thành sự thực: công chúa xinh đẹp, đức hạnh, thùy mị, thông minh, ai thấy cũng phải yêu.

Chuyện xảy ra đúng lúc công chúa tròn mười lăm tuổi. Hôm ấy, vua và hoàng hậu đi vắng, công chúa ở nhà một mình, màng đi lang thang khắp cung điện, tạt vào xem tất cả các buồng và các phòng. Sau cùng nàng tới một chiếc cầu thang, nàng trèo lên từng bậc thang xoáy trôn ốc chật hẹp và dừng chân trước một chiếc cửa nhỏ. Ổ khóa có cắm một chiếc chùa đã rỉ, nàng cầm chìa quay thì cửa mở tung ra. Trong buồng có một bà già đang ngồi chăm chú kéo sợi. Nàng hỏi:

– Cháu xin chào bà, bà làm gì vậy?

Bà lão gật đầu đáp:

– Bà đang kéo sợi.

– Cái gì nhảy nhanh như cắt thế kia hở bà?

Nàng vừa mới sờ vào xa kéo sợi thì lời chú của bà mụ thứ mười ba hiệu nghiệm: nàng bị mũi quay đâm vào tay. Nàng ngã ngay xuống chiếc giường ở cạnh đó và thiếp đi. Cùng lúc, cả cung điện cũng rơi vào một giấc ngủ triền miên. Vua và hoàng hậu vừa về, mới bước chân vào buồng đã nhắm mắt ngủ luôn. Cả triều đình cũng lăn ra ngủ. Ngựa trong chuồng, chó ngoài sân, bồ câu trên mái nhà, ruồi đậu trên tường, tất cả đều ngủ. Cả ngọn lửa bếp đang chập chờn cũng đứng lặng. Thịt quay cũng ngừng xèo xèo. Bác đầu bếp thấy chú phụ bếp đãng trí, đang kéo tóc chú, bác cũng buông ra ngủ. Gió ngừng thổi. Cây trước lâu đài không một chiếc lá rụng. Quanh lâu đài, bụi hồng gai mọc mỗi ngày một rậm, phủ kín cả lâu đài, chẳng còn nhìn thấy gì nữa, cả đến lá cờ trên mái cũng không thấy. Rồi ở trong miền ấy, nhân dân truyền tụng lại là có một bông hồng xinh đẹp đang ngủ triền miên. Người ta gọi công chúa là công chúa Hồng Hoa. Thỉnh thoảng cũng có một vài hoàng tử nghe kể về câu chuyện truyền thuyết ấy đã chui vào bụi hồng gai tìm cách vào lâu đài, nhưng bụi gai như có tay giữ chặt họ lại, khiến họ bị mắc nghẽn.

Cứ thế năm tháng trôi qua. Một ngày kia lại có một hoàng tử tới nước này. Chàng nghe một ông lão kể lại rằng sau bụi gai có một tòa lâu đài, ở đó có nàng công chúa Hồng Hoa ngủ triền miên đã được trăm năm. Vua, hoàng hậu và cả triều đình cũng đều ngủ cả. Ông lão còn bảo là theo lời tổ phụ kể lại thì đã có nhiều hoàng tử tìm cách chui qua bụi hồng gai nhưng đều bị mắc lại ở đó. Nghe xong, hoàng tử nói:

– Con không sợ, con muốn tới đó để gặp nàng Hồng Hoa xinh đẹp.

Ông lão hết sức can ngăn, nhưng hoàng tử không nghe.

Hạn ngủ triền miên trăm năm đã qua, đã đến lúc công chúa Hồng Hoa tỉnh giấc. Hoàng tử đến gần bụi gai thì chỉ thấy toàn những bông hồng to tươi nở như đón chào và giãn lối để chàng đi khỏi bị xây xát. Chàng đi qua tới đâu bụi hồng gai khép kín lại đến đó. Vào tới sân lâu đài, chàng thấy ngựa và những con chó tam thể đang nằm ngủ. Trên mái nhà, chim bồ câu rúc đầu vào cánh lặng lẽ. Chàng vào cung thấy ruồi đậu im trên tường, bác đầu bếp ngủ trong tư thế giơ tay như định tóm đầu chú phụ bếp. Còn cô hầu gái thiếp đi khi đang ngồi làm dở lông con gà đen. Chàng đi vào điện chính thấy cả triều đình đều ngủ. Trên ngai vàng vua và hoàng hậu cũng đang ngủ. Cảnh vật im lặng như tờ. Có thể nghe thấy rõ hơi thở của chàng. Tiếp tục đi, chàng tới trước một căn phòng, đó chính là căn phòng nơi công chúa Hồng Hoa ngủ. Chàng mở cửa bước vào thấy nàng đang nằm, dáng đẹp lộng lẫy. Chàng ngắm nhìn không rời mắt, rồi cúi xuống hôn nàng. Chàng vừa đụng môi thì công chúa Hồng Hoa bừng tỉnh. Nàng mở mắt nhìn chàng trìu mến. Hai người dắt tay nhau đi xuống lầu. Vua, rồi hoàng hậu và cả triều đình đều đã tỉnh dậy. Ngựa ngoài sân đứng lên quẫy mình, chó săn nhảy lên ngoe ngoẩy đuôi, bồ câu trên mái nhà vươn cổ, ngóc đầu nhìn quanh rồi bay ra cánh đồng, ruồi bậu trên tường lại tiếp tục bò, lửa trong bếp lại bùng lên, chập chờn và đun thức ăn, thịt quay lại xèo xèo, bác đầu bếp cho chú phụ bếp một bạt tai làm hắn kêu toáng lên, cô hầu bếp làm nốt lông gà. Lễ cưỡi của hoàng tử và công chúa Hồng Hoa được tổ chức linh đình. Hai vợ chồng sống trọn đời hạnh phúc.

Sleeping Beauty (Little Briar Rose)

In times past there lived a king and queen, who said to each other every day of their lives, “Would that we had a child!” and yet they had none. But it happened once that when the queen was bathing, there came a frog out of the water, and he squatted on the ground, and said to her: “Thy wish shall be fulfilled; before a year has gone by, thou shalt bring a daughter into the world.” And as the frog foretold, so it happened; and the queen bore a daughter so beautiful that the king could not contain himself for joy, and he ordained a great feast. Not only did he bid to it his relations, friends, and acquaintances, but also the wise women, that they might be kind and favourable to the child. There were thirteen of them in his kingdom, but as he had only provided twelve golden plates for them to eat from, one of them had to be left out. However, the feast was celebrated with all splendour; and as it drew to an end, the wise women stood forward to present to the child their wonderful gifts: one bestowed virtue, one beauty, a third riches, and so on, whatever there is in the world to wish for. And when eleven of them had said their say, in came the uninvited thirteenth, burning to revenge herself, and without greeting or respect, she cried with a loud voice: “In the fifteenth year of her age the princess shall prick herself with a spindle and shall fall down dead.” And without speaking one more word she turned away and left the hall. Every one was terrified at her saying, when the twelfth came forward, for she had not yet bestowed her gift, and though she could not do away with the evil prophecy, yet she could soften it, so she said: “The princess shall not die, but fall into a deep sleep for a hundred years.” Now the king, being desirous of saving his child even from this misfortune, gave commandment that all the spindles in his kingdom should be burnt up. The maiden grew up, adorned with all the gifts of the wise women; and she was so lovely, modest, sweet, and kind and clever, that no one who saw her could help loving her. It happened one day, she being already fifteen years old, that the king and queen rode abroad, and the maiden was left behind alone in the castle. She wandered about into all the nooks and corners, and into all the chambers and parlours, as the fancy took her, till at last she came to an old tower. She climbed the narrow winding stair which led to a little door, with a rusty key sticking out of the lock; she turned the key, and the door opened, and there in the little room sat an old woman with a spindle, diligently spinning her flax. “Good day, mother,” said the princess, “what are you doing?” – “I am spinning,” answered the old woman, nodding her head. “What thing is that that twists round so briskly?” asked the maiden, and taking the spindle into her hand she began to spin; but no sooner had she touched it than the evil prophecy was fulfilled, and she pricked her finger with it. In that very moment she fell back upon the bed that stood there, and lay in a deep sleep.

And a rumour went abroad in all that country of the beautiful sleeping Rosamond, for so was the princess called; and from time to time many kings’ sons came and tried to force their way through the hedge; but it was impossible for them to do so, for the thorns held fast together like strong hands, and the young men were caught by them, and not being able to get free, there died a lamentable death. Then he mounted higher, and saw in the hall the whole court lying asleep, and above them, on their thrones, slept the king and the queen. And still he went farther, and all was so quiet that he could hear his own breathing; and at last he came to the tower, and went up the winding stair, and opened the door of the little room where Rosamond lay. And when he saw her looking so lovely in her sleep, he could not turn away his eyes; and presently he stooped and kissed her. Then the wedding of the Prince and Rosamond was held with all splendour, and they lived very happily together until their lives’ end.

Bạn đang xem bài viết Truyện Cổ Tích Của Anh Em Grimm trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!