Cập nhật thông tin chi tiết về Truyện Cổ Tích Nhật Bản – “Momotaro” mới nhất trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ngày xửa ngày xưa, ở Nhật Bản có hai hai ông bà lão sống chung với nhau. Một ngày nọ, ông lão lên núi đốn củi, còn bà lão ra sông để giặt đồ.
Khi bà lão đang giặt đồ thì từ thượng nguồn có một quả đào lớn trôi đến và bà đã mang nó về nhà. Bà lão định sẽ ăn nó cùng với ông lão và đã cắt nó bằng một con dao làm bếp. Đột nhiên, họ phát hiện một em bé ở bên trong. Ông và bà đặt tên cho em bé là “Momotaro (Đào Thái Lang) sinh ra từ quả đào”.
Momotaro lớn nhanh như thổi và trở thành một chàng trai mạnh khỏe. Một ngày nọ, cậu nói rằng “Con sẽ đến Onigashima (đảo quỷ) để xua đuổi con quỷ!”. Thế là ông bà lão đã chuẩn bị hành trang và bánh dẻo Kibidango cho cậu.
Trên đường đến Onigashima, có một con chó bị đói bụng. Momotaro đã cho chú chó một cái bánh Kibidango và thu nạp nó làm bạn đồng hành. Tương tự như vậy, khỉ và chim trĩ cũng được cậu thu nạp.
Momotaro đã đến Onigashima cùng với những người bạn của mình và đánh bại con quỷ. Cậu mang về những kho báu mà quỷ đã cướp được và sống sung túc với ông bà lão. Họ sống hạnh phúc đến suốt đời.
Nguồn gốc của Momotaro
Momotaro chỉ là một câu chuyện cổ tích nhưng lại có nhiều “Quê hương của Momotaro” tại nhiều nơi ở Nhật Bản đấy! Nơi có truyền thuyết vững chắc nhất là tỉnh Okayama.
Tỉnh Okayama từ lâu đã được gọi là “vương quốc kibi” và có đặc sản là kibidango. Kibidango trong truyện Momotaro là một loại bánh là từ một loại thực vật họ lúa nhưng vì cùng có chữ “kibi” nên bánh ở tỉnh Okayama luôn được bán cùng với mối dây liên kết với truyện Momotaro.
Ngoài ra, tương truyền rằng ở tỉnh Okayama có một nhân vật thuộc gia đình hoàng gia cổ đại tên là Kibitsuhiko. Theo truyền thuyết thì con quỷ Ura (Ôn La) đã bị đánh bại bởi ông và ba người tùy tùng, nên ông được cho là đã trở thành hình mẫu của nhân vật Momotaro.
Vùng đất nơi truyền thuyết Momotaro còn sót lại ở tỉnh Okayama
Sự yêu mến dành cho Momotaro ở tỉnh Okayama rất mạnh mẽ. Tên sân bay Okayama được đặt là “Sân bay Momotaro” dựa trên ý kiến của người dân. Ngoài ra còn có một bức tượng Momotaro ở phía trước ga Okayama và nó chính là biểu tượng của thành phố.
Ngôi đền Kibitsu (nơi thờ Kibitsuhiko, người là hình mẫu của nhân vật Momotaro) là một công trình kiến trúc từ thế kỷ 14 và nơi đây là ngôi đền uy tín nhất ở tỉnh Okayama. Chính điện có kiến trúc rất hiếm thấy chỉ có ở đền Kibitsu và là một di sản quốc gia. Ngoài ra, khuôn viên đền cũng tận dụng rất nhiều những yếu tố tự nhiên cùng với các khu vực ngập tràn hoa theo mùa.
Tên địa điểm Đền Kibitsu (吉備津神社)
Trang web http://www.kibitujinja.com/
Số điện thoại 086-287-4111
Địa chỉ 931 Kibutsu, Kita-ku, thành phố Okayama, tỉnh Okayama
Bản đồ
Ngoài ra Kinojo (Thành của quỷ), nơi được cho là có quỷ Ura, là một tàn tích của lâu đài có thực từ thời cổ đại và phần còn lại của nó vẫn còn tồn tại. Mặc dù không có tên trong sử sách nhưng theo nghiên cứu thì nó có từ thế kỷ thứ 7. Nó trùng vào thời điểm thái tử Nakano Ooe quay trở lại Nhật Bản và xây dựng pháo đài phòng thủ từ khu vực Kyushu đến khu vực Kansai sau khi bị đánh bại tại trận Hakusukinoe diễn ra trên Bán đảo Triều Tiên.
Nơi đây có tầm nhìn biển rất tốt. Cổng và tường cũng được khôi phục. Nơi đây được chọn là một trong 100 lâu đài nổi tiếng của Nhật Bản. Khác với các lâu đài thời trung cổ, bạn có thể tận hưởng không khí của lâu đài thời cổ đại tại nơi này.
Tên địa điểm Visitor Center núi Kijouzan
Trang web http://www.city.soja.okayama.jp/bunka/ bunka_sport/hakubutu/kinojouzan_vc.html
Số điện thoại 0866-99-8566
Địa chỉ 1101−2 Kuroo, thành phố Soja, tỉnh Okayama
Bản đồ
Giờ mở cửa 9:00 ~ 17:00
Ngày nghỉ Mỗi thứ Hai (Nếu là ngày lễ thì nghỉ bù sau ngày lễ) Từ 29/12 đến 3/1
Truyện Cổ Tích Nhật Bản
Ngày xửa ngày xưa, ở Nhật Bản có hai hai ông bà lão sống chung với nhau. Một ngày nọ, ông lão lên núi đốn củi, còn bà lão ra sông để giặt đồ.
Khi bà lão đang giặt đồ thì từ thượng nguồn có một quả đào lớn trôi đến và bà đã mang nó về nhà. Bà lão định sẽ ăn nó cùng với ông lão và đã cắt nó bằng một con dao làm bếp. Đột nhiên, họ phát hiện một em bé ở bên trong. Ông và bà đặt tên cho em bé là “Momotaro (Đào Thái Lang) sinh ra từ quả đào”.
Momotaro lớn nhanh như thổi và trở thành một chàng trai mạnh khỏe. Một ngày nọ, cậu nói rằng “Con sẽ đến Onigashima (đảo quỷ) để xua đuổi con quỷ!”. Thế là ông bà lão đã chuẩn bị hành trang và bánh dẻo Kibidango cho cậu.
Trên đường đến Onigashima, có một con chó bị đói bụng. Momotaro đã cho chú chó một cái bánh Kibidango và thu nạp nó làm bạn đồng hành. Tương tự như vậy, khỉ và chim trĩ cũng được cậu thu nạp.
Momotaro đã đến Onigashima cùng với những người bạn của mình và đánh bại con quỷ. Cậu mang về những kho báu mà quỷ đã cướp được và sống sung túc với ông bà lão. Họ sống hạnh phúc đến suốt đời.
Nguồn gốc của Momotaro
Momotaro chỉ là một câu chuyện cổ tích nhưng lại có nhiều “Quê hương của Momotaro” tại nhiều nơi ở Nhật Bản đấy! Nơi có truyền thuyết vững chắc nhất là tỉnh Okayama.
Tỉnh Okayama từ lâu đã được gọi là “vương quốc kibi” và có đặc sản là kibidango. Kibidango trong truyện Momotaro là một loại bánh là từ một loại thực vật họ lúa nhưng vì cùng có chữ “kibi” nên bánh ở tỉnh Okayama luôn được bán cùng với mối dây liên kết với truyện Momotaro.
Ngoài ra, tương truyền rằng ở tỉnh Okayama có một nhân vật thuộc gia đình hoàng gia cổ đại tên là Kibitsuhiko. Theo truyền thuyết thì con quỷ Ura (Ôn La) đã bị đánh bại bởi ông và ba người tùy tùng, nên ông được cho là đã trở thành hình mẫu của nhân vật Momotaro.
Vùng đất nơi truyền thuyết Momotaro còn sót lại ở tỉnh Okayama
Sự yêu mến dành cho Momotaro ở tỉnh Okayama rất mạnh mẽ. Tên sân bay Okayama được đặt là “Sân bay Momotaro” dựa trên ý kiến của người dân. Ngoài ra còn có một bức tượng Momotaro ở phía trước ga Okayama và nó chính là biểu tượng của thành phố.
Ngôi đền Kibitsu (nơi thờ Kibitsuhiko, người là hình mẫu của nhân vật Momotaro) là một công trình kiến trúc từ thế kỷ 14 và nơi đây là ngôi đền uy tín nhất ở tỉnh Okayama. Chính điện có kiến trúc rất hiếm thấy chỉ có ở đền Kibitsu và là một di sản quốc gia. Ngoài ra, khuôn viên đền cũng tận dụng rất nhiều những yếu tố tự nhiên cùng với các khu vực ngập tràn hoa theo mùa.
Ngoài ra Kinojo (Thành của quỷ), nơi được cho là có quỷ Ura, là một tàn tích của lâu đài có thực từ thời cổ đại và phần còn lại của nó vẫn còn tồn tại. Mặc dù không có tên trong sử sách nhưng theo nghiên cứu thì nó có từ thế kỷ thứ 7. Nó trùng vào thời điểm thái tử Nakano Ooe quay trở lại Nhật Bản và xây dựng pháo đài phòng thủ từ khu vực Kyushu đến khu vực Kansai sau khi bị đánh bại tại trận Hakusukinoe diễn ra trên Bán đảo Triều Tiên.
Nơi đây có tầm nhìn biển rất tốt. Cổng và tường cũng được khôi phục. Nơi đây được chọn là một trong 100 lâu đài nổi tiếng của Nhật Bản. Khác với các lâu đài thời trung cổ, bạn có thể tận hưởng không khí của lâu đài thời cổ đại tại nơi này.
Bài Học Từ Truyện Cổ Nhật Bản “Cậu Bé Quả Đào” – Momotaro|Kênh Du Lịch Locobee
Truyện cổ Nhật Bản ra đời từ cuộc sống của người dân và được lưu truyền từ xưa cho đến nay. Nội dung truyện cổ khá đa dạng từ những truyện hài hước, mang nhiều thông tin đến những truyện hơi rùng rợn.
Hầu hết người Nhật đều được biết về truyện cổ bằng cách nghe ông bố bà mẹ kể lại và đọc sách tranh khi còn nhỏ. Nhiều truyện cổ được dựng thành truyện tranh và phim hoạt hình, truyền hình, được đông đảo người dân Nhật Bản yêu thích.
Lần này hãy đến với truyện cổ “Cậu bé quả đào” hay “Momotaro” trong kho tàng truyện cổ Nhật Bản. Người Nhật đã học được gì từ câu chuyện này mà nó vẫn được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác?
Tóm tắt nội dung
Ngày xửa ngày xưa, có ông lão và bà lão sống cùng nhau tại một nơi nọ. Ông lão lên núi cắt cỏ, bà lão xuống sông giặt đồ. Khi bà lão đang giặt giũ trên sông, 1 trái đào lớn từ đầu nguồn trôi xuống. Bà lão mang quả đào về nhà mình. Khi hai ông bà định bổ trái đào để ăn, một cậu bé khoẻ mạnh nhảy ra từ trái đào. Ông bà lão không có con nên rất hạnh phúc, đặt tên cho cậu bé là Momotaro vì sinh ra từ trái đào và nuôi nấng cẩn thận.
Một ngày nọ, Momotaro nay đã trưởng thành nhìn thấy dân làng gặp khó khăn vì bị một con quỷ cướp tài sản. Momotaro quyết định đến Onigashima – nơi có con quỷ để tiêu diệt nó. Cậu treo bánh kibidango do bà lão làm trên thắt lưng và đi đến Onigashima. Trên đường đi, cậu gặp chó, khỉ và chim trĩ.
– Làm ơn cho tôi 1 cái bánh kibidango trên thắt lưng của bạn!
Chó, khỉ và chim trĩ khi gặp Momotaro đều nói như vậy.
Momotaro đã tặng mỗi con vật 1 chiếc bánh kibidango với điều kiện là phải đến Onigashima cùng cậu. Từ đó chó, khỉ và chim trĩ trở thành người hầu của Momotaro và cùng cậu đến Onigashima bằng thuyền.
Tại Onigashima, lũ quỷ đang uống rượu say. Chó cắn vào mông quỷ, khỉ cào vào lưng quỷ, chim trĩ dùng mỏ chọc vào mắt quỷ. Momotaro và 3 con vật đã giành được thắng lợi lớn nhờ cuộc tấn công bất ngờ. Những bảo vật bị lũ quỷ thu thập được sau nhiều lần làm việc xấu được kéo về làng bằng một chiếc xe đẩy.
Bài học cuộc sống rút ra từ “Momotaro”
Bài học của câu chuyện này chính là việc một mình làm rất khó, vì vậy chúng ta hãy tận dụng thế mạnh của từng người trong từng lĩnh vực và giúp đỡ lẫn nhau. Rất khó để tìm được 1 người bạn đồng hành có thể làm được bất cứ điều gì, nhưng nếu bạn tập hợp những người bạn đồng hành với những đặc điểm riêng của họ và có chỗ để sử dụng thế mạnh tương ứng thì mỗi người đều sẽ thể hiện được tài năng của mình.
Chó là biểu tượng của lòng trung thành, có thể sủa và dọa nạt, cắn xé
Khỉ thông minh, sử dụng bàn tay khéo léo và có thể cào
Chim trĩ có thể bay trên bầu trời và tấn công đối thủ từ trên cao
Bằng cách này, Momotaro và những người bạn đã làm việc cùng nhau để chiến thắng những con quỷ.
Mỗi người đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Hãy sẵn sàng làm những gì bạn giỏi và nhận sự giúp đỡ nếu bạn chưa giỏi. Momotaro đã dạy mọi người cách tin tưởng những người bạn xung quanh và giúp đỡ lẫn nhau.
Bài học từ câu truyện cổ Nhật Bản “Hạc trả ơn” – Tsuru no Ongaeshi
Bài học từ truyện cổ Nhật Bản “Công chúa Kaguya” – Kaguyahime
W.DRAGON (LOCOBEE)
* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.
Truyện Cổ Tích Việt Nam Vào Sách Của Học Sinh Nhật Bản
Truyện cổ tích Việt Nam trong sách tham khảo của Nhật Bản
Trong số các truyện cổ tích được tuyển chọn vào các sách tham khảo môn Quốc ngữ dành cho học sinh tiểu học Nhật Bản, thật bất ngờ có cả một truyện cổ tích của Việt Nam. Bất ngờ hơn nữa là câu chuyện cổ tích này không mấy phổ biến đối với đại đa số người Việt, và không nằm trong số các truyện cổ tích học sinh Việt Nam được học trong sách giáo khoa như “Tấm Cám”, “Hai cây khế”, “Sọ Dừa”, “Cây tre trăm đốt”, “Thạch Sanh”, “Bánh chưng bánh giày”…
Vậy thì câu chuyện cổ tích của Việt Nam được người Nhật dịch và giới thiệu cho học sinh tiểu học và phụ huynh Nhật Bản là câu chuyện nào?
Một lựa chọn đầy bất ngờ
Đó là truyện cổ tích “Con bướm vô hình”. Truyện này được dịch và giới thiệu trong cuốn sách “Những câu chuyện có thể đọc trong 10 phút dành cho học sinh lớp 2” do các tác giả Oda Nobuko (sinh năm 1937, nhà văn chuyên viết truyện đồng thoại) và Kogure Masao (1939-2007, nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi) biên soạn, NXB Gakken xuất bản năm 2005.
Cuốn sách này tập hợp 12 câu chuyện cổ tích của Nhật Bản và các nước khác như Mông Cổ, Việt Nam. Truyện “Con bướm vô hình” được kể từ trang 159 đến trang 173 và có kèm theo tranh vẽ minh họa. Bên dưới tiêu đề ghi rõ “Truyện của Việt Nam”.
Truyện kể rằng ở gần một con sông nọ có một người làm nghề đánh cá. Anh là một người vui tính nên dù có đánh được cá hay không anh vẫn luôn vui vẻ và hay giúp đỡ mọi người.
Vào một buổi tối nọ khi đi đánh cá, anh nghe thấy tiếng sáo và tiếng trẻ con nô đùa trên thượng lưu con sông. Quá tò mò anh chèo thuyền ngược sông tìm tiếng sáo. Đến nơi, anh thấy bên bờ sông dưới tán cây lớn có một ông già râu dài đang nhảy múa cùng với 5, 6 đứa trẻ.
Khi thấy người đánh cá, ông già nói với anh rằng ông biết anh rất rõ và mời anh cùng nhảy múa. Người đánh cá nhập hội và nhảy múa say mê dưới ánh trăng.
Lúc chia tay, ông già tặng người đánh cá chiếc áo choàng và đôi giày. Rồi ông và lũ trẻ biến mất.
Từ đó trở đi người đánh cá hàng đêm mặc chiếc áo ông già cho và đánh cá trên sông. Khi nghe tiếng hát ấy dân làng liền kéo nhau đi tìm người đánh cá nhưng không ai tìm được vì khi mặc chiếc áo và đi đôi giày ông già tặng thì người đánh cá liền trở nên vô hình. Khi chỉ đi giầy, anh biến thành một con bướm có thể bay đi khắp nơi.
Một năm nọ, ở nước của người đánh cá bị mất mùa lớn. Rất nhiều người chết đói nhưng vị vua lười nhác không phát gạo còn chất đầy trong kho cho dân. Trước cảnh ấy, người đánh cá động lòng thương liền mặc áo, đi giày vào rồi đi vào kho của nhà vua trộm gạo rồi bí mật chia cho dân.
Khi thấy gạo trong kho vơi đi, nhà vua rất tức giận ra lệnh cho quân lính canh phòng cẩn mật.
Một đêm nọ khi thấy trong kho có tiếng động, quân lính kéo tới thì thấy gạo vương vãi đầy kho và một con bướm lớn bay ra. Quân lính đuổi theo, nhưng trời tối nên bướm bay mất.
Đêm đó, do vội mà người đánh cá quên mặc áo nên đã biến thành con bướm mắt thường vẫn nhìn thấy. Sáng ra quân lính lần theo dấu gạo rơi và bắt được người đánh cá.
Vua tức giận ra lệnh giam người đánh cá vào ngục tối. Khi người đánh cá bị giam một năm thì ở bên ngoài quân giặc từ nước láng giềng kéo tới xâm lược. Quân giặc rất mạnh làm nhà vua lo lắng. Biết tin, người đánh cá nói với vua sẽ ra đánh tan quân giặc.
Nhà vua liền thả người đánh cá ra khỏi ngục. Người đánh cá liền mặc áo, đi giày và đi vào tận doanh trại quân giặc giết được viên tướng chỉ huy khiến cho quân nước láng giềng đại bại. Quân giặc phải xin lỗi và đất nước trở lại hòa bình.
Nhà vua rất mừng liền tỏ ý ban thưởng cho người đánh cá chức tước, của cải và đất đai, nhưng người đánh cá xin trở về tự do làm nghề cũ. Vua phải bằng lòng. Từ đó, người dân trong làng lại nhìn thấy chàng trai đó đánh cá trên sông. Chàng vừa đánh cá vừa hát vui vẻ như đã từng trước đó.
Có nhiều phiên bản khác nhau ở Việt Nam
Nếu đọc câu chuyện trên hẳn nhiều người Việt Nam sẽ rất ngỡ ngàng, thậm chí không hề biết đến truyện cổ tích này.
Bản thân tôi khi đọc nó đã vô cùng kinh ngạc vì trước đó chưa từng được đọc truyện cổ tích nào tương tự. Sau khi đọc xong và tra cứu trên mạng, thì thấy truyện này tương ứng với truyện “Quan Triều” hay “Chiếc áo tàng hình” vốn đã được giáo sư Nguyễn Đổng Chi tập hợp lại trong sách “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam”.
Tuy nhiên, nếu so sánh ta sẽ thấy có nhiều điểm khác biệt giữa truyện cổ tích “Con bướm vô hình” được giới thiệu ở Nhật với truyện “Quan Triều” và các khảo dị của nó.
Chẳng hạn ở phiên bản của người Việt, các địa danh, tên người rất cụ thể trong khi trong sách Nhật thì chỉ nói chung chung là người đánh cá.
Câu chuyện trong sách của Nhật Bản cũng không có các chi tiết như người đánh cá dùng chiếc áo tàng hình để trừng trị các tên quan lại gian ác hay “cướp của người giàu chia cho người nghèo”.
Cái kết cũng rất khác nhau. Chàng trai trên “Triều” trong sách của Việt Nam sau khi đánh thắng giặc thì được vua ban thưởng, cho làm quan to và gả con gái cho. Khi chết thì “Quan Triều” còn được dân lập đền thờ. Trong khi đó chàng trai đánh cá trong sách của người Nhật lại từ chối làm quan, từ chối phần thưởng và trở về sống tự do, vui vẻ với nghề cũ.
Sự khác biệt ấy gợi nên rất nhiều liên tưởng thú vị. Cũng không rõ nguyên nhân nào dẫn đến sự khác biệt đó. Có phải các tác giả biên soạn người Nhật đã biên tập, chỉnh sửa truyện cổ tích “Quan Triều” hay “Chiếc áo tàng hình” của Việt Nam cho phù hợp hơn với tâm lý học sinh Nhật Bản, hay họ đã tiếp cận truyện cổ tích này từ một khảo dị nào đó.
Nguyễn Quốc Vương
Bạn đang xem bài viết Truyện Cổ Tích Nhật Bản – “Momotaro” trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!