Xem Nhiều 3/2023 #️ Truyện Cổ Tích Nhật Bản – “Urashima Tarou” # Top 10 Trend | Anhngucongdong.com

Xem Nhiều 3/2023 # Truyện Cổ Tích Nhật Bản – “Urashima Tarou” # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Truyện Cổ Tích Nhật Bản – “Urashima Tarou” mới nhất trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Vì truyện cổ tích dành cho trẻ em luôn chứa đựng những lời răn dạy như một bài học sống, nên những mẩu truyện cổ tích của từng quốc gia chính là giáo trình phù hợp để tiếp xúc với nền văn hóa của đất nước đó.

Tuy nhiên trong số đó cũng có những mẩu truyện không chứa đựng bài học gì cả. Đó chính là “Urashima Tarou”.

Sơ lược truyện Urashima Tarou

Ngày xửa ngày xưa ở một vùng đất nọ, có một cậu ngư dân trẻ tên là Urashima Tarou. Một buổi sáng nọ, khi Tarou vừa định thả câu, thì lúc đó một con rùa lớn bị lũ trẻ bao vây và hùa nhau bắt nạt chú rùa.

Nàng công chúa xinh đẹp “Oto-hime”, cũng là chủ nhân của lâu đài Thủy cung đó, đã tiếp đãi với Tarou bằng bữa tiện thịnh soạn, những bài nhạc tươi vui và điệu múa đẹp. Tarou cũng vô thức quên mất rằng thời gian cứ thế dần trôi qua và cậu đã sống ở đó suốt 3 năm.

Urashima Tarou sau khi trở về đất liền thì khung cảnh cũng đã khác. Cha mẹ hay hàng xóm không còn sống nữa, những người quen biết cũng không còn một ai. Khoảng thời gian 3 năm Tarou sống ở Thủy Cung thì trên đất liền đã là 300 năm trôi qua rồi. Thứ duy nhất mà Tarou còn lại chỉ là chiếc hộp kỷ vật đã nhận được từ công chúa Oto-hime.

Tarou cứ đau khổ như thế và nghĩ rằng chắc sẽ có manh mối gì đó, nên đã lỡ mở chiếc hộp được dặn là tuyệt đối không được mở ra. Ngay lập tức, từ trong chiếc hộp có một làn khói trắng bay lên và che kín mặt Tarou. Chẳng mấy chốc khi làn khói biến mất, Tarou đã trở thành một ông lão.

Giải nghĩa truyện Urashima Tarou

Trong truyện cổ tích, theo lý thuyết là người làm việc tốt sẽ có kết thúc có hậu. Thế nhưng Urashima Tarou dù đã cứu giúp chú rùa, thế nhưng cuối cùng lại bị lấy mất thời gian và trở thành một cụ già trong một thế giới không ai biết gì về chàng cả.

Đã có nhiều luận văn hay câu chuyện khác nhau được đưa ra trên khắp nước Nhật xoay quanh việc giải nghĩa đoạn kết này. Có người giải nghĩa rằng “Chắc hẳn nghĩa đen trong câu chuyện đẹp này là dù chỉ cứu chú rùa có một chút thôi nhưng Tarou đã nhận sự tiếp đãi quá nhiều”, cũng có người cho rằng “Đó là sự trả thù của Oto-hime dành cho Urashima Tarou vì đã chỉ nghĩ đến bản thân và quyết lên mặt đất”,…

Còn bạn, bạn nghĩ như thế nào về cái kết trên?

Truyện Cổ Tích Nhật Urashima Taro

[TÌM HIỂU THÊM] Manga cho trẻ em – Người mới bắt đầu học tiếng Nhật

Truyện cổ tích Nhật Urashima Taro – Lão ông đánh cá Urashima Taro

Phần 1: Chàng trai tôt bụng!

1. むかし、 むかし、 その また むかし、うみべ の むら に,

Ngày xửa ngày xưa và xưa xưa hơn nữa, tại một ngôi làng ven biển nọ,

Có một chàng trai trẻ gọi là Urashima Taro sống cùng với mẹ.

3. ある ひ、 いつも の よう に さかな つり に でかけたら、

Một ngày nọ, khi anh đi đánh cá như mọi ngày,

Trên bãi biển, có vài đứa trẻ đang bắt những chú rùa,

5.たたいたり、 けったり して いました。

Bọn trẻ đang đánh và đá chúng.

6. 「なんて むごい こと を 。」

“Thật là kinh khủng”

Urashima Taro đến và cảm thấy thương xót cho chú rùa.

Phần 2: Đến để giải cứu

Anh ấy tiến đến nơi bọn trẻ

9.「これ これ、 その かめ を どう する つもり だ。」 と いいました。

“Này, này, bọn cháu tính làm gì với chú rùa tội nghiệp này vậy”, Anh ấy nói.

“Đi xuống thị trấn và bán chúng ạ”, đứa trẻ lớn nhất đáp.

11. 「そん なら わし に ゆずって おくれ。」

“Nếu như vậy thì đưa chúng cho anh đi”

Thấy vậy Urashima Taro đưa tiền cho mỗi đứa nhỏ.

13. こども たち は よろこんで かめ を わたして くれました。

Và bọn nhóc rất vui vẻ khi trao lại những chú rùa này.

14. 「もう にどと つかまるん じゃ ない ぞ 。」

Những đứa trẻ quay đi,

Và Urashima Taro thả chú rùa về biển

Chú rùa rất vui vẻ và gật đầu chào anh.

18. やがて なみ の なか へ きえて いきました。

Và ngay khi chú xuống nước, chú rùa đã biến mất trong cơn sóng biển.

Phần 4: Sự trả ơn của chú rùa

Ngày hôm sau, Khi Urashima Taro đang câu cá trên đỉnh của một tảng đá,

Một chú rùa bỗng xuất hiện ở dưới biển và gọi ” Anh Urashima, anh Urashima”.

21. うらしまたろう は びっくりして かめ を みました。

Urashima Taro nhìn chú rùa với một sự ngạc nhiên

22. 「わたし は きのう いのち を たすけて いただいた かめ です。

“Tôi chính là chú rùa mà hôm qua anh đã cứu mạng,

23. おれい に りゅうぐう へ あんないします。

Thay lời cám ơn, tôi sẽ đưa anh xuống thăm thủy cung một chuyến,

24. わたし の せなか に のって ください。」

Hãy lên lưng của tôi này.”

25. いう なり、かめ は おおきな かめ に なりました。

Ngay khi chú rùa nói như vậy, chú rùa bỗng hóa thành một con rùa khổng lồ.

Phần 5: Tại Thủy Cung

Urashima Taro nhảy lên lưng của chú rùa.

27. なんだか いい きもち に なって きて、

Một cảm giác tốt bỗng đến với anh ấy,

Trước khi anh ấy cảm nhận được, Anh ấy bỗng chìm vào giấc ngủ.

29. 「さあ、りゅうぐう に つきました よ 。」

“Chà, chúng ta đã đến thủy cung rồi”

30. かめ に おこされ、

Anh ấy bị đánh thức bởi chú rùa

31. はっと め を あけたら、

Giật mình, khi anh ấy mở mắt,

32. みた こと も ない りっぱな ごてん が たって いました。

Anh ấy chưa bao giờ được thấy được một cung điện nào lộng lấy hơn nơi anh ấy đang đứng.

Trên mái nhà có những đường vân họa tiết lầm bằng vàng

Những bức tường được làm bằng bạc và đá quý.

Phần 6: Công chúa của Thủy Cung

Khi họ vừa qua cổng thành,

một công chúa với rất nhiều người hầu,

37. いっしょ に おもて へ でて きました。

họ cùng nhau bước ra ngoài

38. (なんて きれいな ひと だ。)

(Một người con gái đẹp tuyệt trần)

Cô ấy đẹp đến nỗi Urashima Taro không thể thốt nên lời.

40. 「ようこそ おいで に なりました。

“Tôi rất hân hạnh vì anh đã đến đây.

41. かめ を たすけて いただいて ありがとう。」

Cảm ơn anh vì đã giúp đỡ chú rùa này”

Công chúa nói với giọng nói đẹp như những tiếng chuông vang.

Phần 7:….

Hãy kiên trì khi Luyện Hiragana qua truyện cổ Nhật

Tổng kết

[TÌM HIỂU THÊM] Khóa học tiếng Nhật dành cho trẻ em tại Nhật ngữ Shizen

_

NHẬT NGỮ SHIZEN – KẾT SỨC MẠNH NỐI THÀNH CÔNG Địa chỉ: 1S Dân Chủ, phường Bình Thọ, Thủ Đức, TPHCM Hotline: 028-7109-9979 FaceBook: Nhật Ngữ Shizen

Truyện Cổ Tích Nhật Bản – “Kaguya Hime”

Người Nhật luôn rất gần gũi với những câu chuyện kể (tiếng Nhật gọi là “monogatari”). Tiểu thuyết nhiều tập lâu đời nhất trên thế giới là “Genji Monogatari”, nhưng “monogatari” về “Kaguya Hime” (Công chúa ống tre Kaguya) được cho là còn lâu đời hơn thế nữa. Và đây chính là một trong những câu chuyện kể mà người Nhật nào cũng biết.

Dù chỉ là truyện kể nhưng vì có sự xuất hiện của quý tộc và hoàng gia cổ đại nên người ta phỏng đoán truyện này ra đời vào khoảng thể kỷ thứ 7.

Tên chính thức của “Kaguya Hime” là “Truyện kể Taketori” (Truyện kể đốn tre). Mặc dù nó là một trong những tác phẩm văn học cổ điển nhưng đã được xuất bản dưới hình thức sách tranh dành cho trẻ em và sử dụng ngôn ngữ hiện đại với tên gọi “Kaguya Hime” nên tên này đến nay vẫn phổ biến hơn.

Tóm tắt truyện “Kaguya Hime”

Ngày xửa ngày xưa ở đâu đó tại Nhật Bản, có một một cặp vợ chồng già kiếm sống bằng nghề làm đồ tre. Một ngày nọ, ông lão đã tìm thấy một cây tre phát sáng trong lúc lên núi đốn tre. Từ bên trong ống tre xuất hiện một đứa bé dễ thương khoảng chừng 9 cm. Ông bà lão quyết định nuôi đứa trẻ như con của mình.

Đứa bé lớn nhanh như thổi, và chỉ trong vòng 3 tháng đã trở thành một thiếu nữ xinh đẹp vô cùng. Cô được đặt tên là “Kaguya Hime” (Công chúa Kaguya).

Tin đồn về Kaguya Hime đã lan truyền khắp kinh thành. Nhiều quý tộc đã đến cầu hôn cô. Tuy nhiên, Kaguya Hime không gặp ai và từ chối hết những lời cầu hôn. Dẫu thế vẫn có năm người không bỏ cuộc nên cô đã đưa ra lời thách đố khó khăn bằng cách yêu cầu từng người tìm ra những bảo vật không hề tồn tại trên thế gian.

Không ai có thể vượt qua những thử thách của Kaguya Hime. Trong khi đó, tin đồn cuối cùng cũng đến tai hoàng đế. Hoàng đế muốn có được Kaguya Hime. Ngài và nàng Kaguya Hime đã trao đổi tâm tư thông qua thư từ.

Tuy nhiên, một ngày nọ, Kaguya Hime đã nhìn lên mặt trăng và khóc. Khi cặp vợ chồng già gặng hỏi, cô đã trả lời:

“Thật ra con là người của mặt trăng và chỉ tạm ở Trái Đất này thôi. Con sẽ phải trở lại mặt trăng trong lần trăng tròn tiếp theo.”

Một câu chuyện vẫn đang tiếp tục được kể

Câu chuyện về Kaguya Hime luôn được người dân Nhật Bản yêu thích suốt gần 1000 năm nay và cũng có ảnh hưởng khá lớn đến tiếng Nhật. Và hiện vẫn đang là mô-típ, đề tài của nhiều tác phẩm hiện đại.

Vẻ đẹp của Nhật Bản thể hiện bằng màu nước và cách biểu lộ cảm xúc của Kaguya được nhiều người đánh giá cao, bộ phim đã giành được nhiều giải thưởng trong và ngoài nước.

Truyện Cổ Tích Việt Nam Vào Sách Của Học Sinh Nhật Bản

Truyện cổ tích Việt Nam trong sách tham khảo của Nhật Bản

Trong số các truyện cổ tích được tuyển chọn vào các sách tham khảo môn Quốc ngữ dành cho học sinh tiểu học Nhật Bản, thật bất ngờ có cả một truyện cổ tích của Việt Nam. Bất ngờ hơn nữa là câu chuyện cổ tích này không mấy phổ biến đối với đại đa số người Việt, và không nằm trong số các truyện cổ tích học sinh Việt Nam được học trong sách giáo khoa như “Tấm Cám”, “Hai cây khế”, “Sọ Dừa”, “Cây tre trăm đốt”, “Thạch Sanh”, “Bánh chưng bánh giày”…

Vậy thì câu chuyện cổ tích của Việt Nam được người Nhật dịch và giới thiệu cho học sinh tiểu học và phụ huynh Nhật Bản là câu chuyện nào?

Một lựa chọn đầy bất ngờ

Đó là truyện cổ tích “Con bướm vô hình”. Truyện này được dịch và giới thiệu trong cuốn sách “Những câu chuyện có thể đọc trong 10 phút dành cho học sinh lớp 2” do các tác giả Oda Nobuko (sinh năm 1937, nhà văn chuyên viết truyện đồng thoại) và Kogure Masao (1939-2007, nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi) biên soạn, NXB Gakken xuất bản năm 2005.

Cuốn sách này tập hợp 12 câu chuyện cổ tích của Nhật Bản và các nước khác như Mông Cổ, Việt Nam. Truyện “Con bướm vô hình” được kể từ trang 159 đến trang 173 và có kèm theo tranh vẽ minh họa. Bên dưới tiêu đề ghi rõ “Truyện của Việt Nam”.

Truyện kể rằng ở gần một con sông nọ có một người làm nghề đánh cá. Anh là một người vui tính nên dù có đánh được cá hay không anh vẫn luôn vui vẻ và hay giúp đỡ mọi người.

Vào một buổi tối nọ khi đi đánh cá, anh nghe thấy tiếng sáo và tiếng trẻ con nô đùa trên thượng lưu con sông. Quá tò mò anh chèo thuyền ngược sông tìm tiếng sáo. Đến nơi, anh thấy bên bờ sông dưới tán cây lớn có một ông già râu dài đang nhảy múa cùng với 5, 6 đứa trẻ.

Khi thấy người đánh cá, ông già nói với anh rằng ông biết anh rất rõ và mời anh cùng nhảy múa. Người đánh cá nhập hội và nhảy múa say mê dưới ánh trăng.

Lúc chia tay, ông già tặng người đánh cá chiếc áo choàng và đôi giày. Rồi ông và lũ trẻ biến mất.

Từ đó trở đi người đánh cá hàng đêm mặc chiếc áo ông già cho và đánh cá trên sông. Khi nghe tiếng hát ấy dân làng liền kéo nhau đi tìm người đánh cá nhưng không ai tìm được vì khi mặc chiếc áo và đi đôi giày ông già tặng thì người đánh cá liền trở nên vô hình. Khi chỉ đi giầy, anh biến thành một con bướm có thể bay đi khắp nơi.

Một năm nọ, ở nước của người đánh cá bị mất mùa lớn. Rất nhiều người chết đói nhưng vị vua lười nhác không phát gạo còn chất đầy trong kho cho dân. Trước cảnh ấy, người đánh cá động lòng thương liền mặc áo, đi giày vào rồi đi vào kho của nhà vua trộm gạo rồi bí mật chia cho dân.

Khi thấy gạo trong kho vơi đi, nhà vua rất tức giận ra lệnh cho quân lính canh phòng cẩn mật.

Một đêm nọ khi thấy trong kho có tiếng động, quân lính kéo tới thì thấy gạo vương vãi đầy kho và một con bướm lớn bay ra. Quân lính đuổi theo, nhưng trời tối nên bướm bay mất.

Đêm đó, do vội mà người đánh cá quên mặc áo nên đã biến thành con bướm mắt thường vẫn nhìn thấy. Sáng ra quân lính lần theo dấu gạo rơi và bắt được người đánh cá.

Vua tức giận ra lệnh giam người đánh cá vào ngục tối. Khi người đánh cá bị giam một năm thì ở bên ngoài quân giặc từ nước láng giềng kéo tới xâm lược. Quân giặc rất mạnh làm nhà vua lo lắng. Biết tin, người đánh cá nói với vua sẽ ra đánh tan quân giặc.

Nhà vua liền thả người đánh cá ra khỏi ngục. Người đánh cá liền mặc áo, đi giày và đi vào tận doanh trại quân giặc giết được viên tướng chỉ huy khiến cho quân nước láng giềng đại bại. Quân giặc phải xin lỗi và đất nước trở lại hòa bình.

Nhà vua rất mừng liền tỏ ý ban thưởng cho người đánh cá chức tước, của cải và đất đai, nhưng người đánh cá xin trở về tự do làm nghề cũ. Vua phải bằng lòng. Từ đó, người dân trong làng lại nhìn thấy chàng trai đó đánh cá trên sông. Chàng vừa đánh cá vừa hát vui vẻ như đã từng trước đó.

Có nhiều phiên bản khác nhau ở Việt Nam

Nếu đọc câu chuyện trên hẳn nhiều người Việt Nam sẽ rất ngỡ ngàng, thậm chí không hề biết đến truyện cổ tích này.

Bản thân tôi khi đọc nó đã vô cùng kinh ngạc vì trước đó chưa từng được đọc truyện cổ tích nào tương tự. Sau khi đọc xong và tra cứu trên mạng, thì thấy truyện này tương ứng với truyện “Quan Triều” hay “Chiếc áo tàng hình” vốn đã được giáo sư Nguyễn Đổng Chi tập hợp lại trong sách “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam”.

Tuy nhiên, nếu so sánh ta sẽ thấy có nhiều điểm khác biệt giữa truyện cổ tích “Con bướm vô hình” được giới thiệu ở Nhật với truyện “Quan Triều” và các khảo dị của nó.

Chẳng hạn ở phiên bản của người Việt, các địa danh, tên người rất cụ thể trong khi trong sách Nhật thì chỉ nói chung chung là người đánh cá.

Câu chuyện trong sách của Nhật Bản cũng không có các chi tiết như người đánh cá dùng chiếc áo tàng hình để trừng trị các tên quan lại gian ác hay “cướp của người giàu chia cho người nghèo”.

Cái kết cũng rất khác nhau. Chàng trai trên “Triều” trong sách của Việt Nam sau khi đánh thắng giặc thì được vua ban thưởng, cho làm quan to và gả con gái cho. Khi chết thì “Quan Triều” còn được dân lập đền thờ. Trong khi đó chàng trai đánh cá trong sách của người Nhật lại từ chối làm quan, từ chối phần thưởng và trở về sống tự do, vui vẻ với nghề cũ.

Sự khác biệt ấy gợi nên rất nhiều liên tưởng thú vị. Cũng không rõ nguyên nhân nào dẫn đến sự khác biệt đó. Có phải các tác giả biên soạn người Nhật đã biên tập, chỉnh sửa truyện cổ tích “Quan Triều” hay “Chiếc áo tàng hình” của Việt Nam cho phù hợp hơn với tâm lý học sinh Nhật Bản, hay họ đã tiếp cận truyện cổ tích này từ một khảo dị nào đó.

Nguyễn Quốc Vương

Bạn đang xem bài viết Truyện Cổ Tích Nhật Bản – “Urashima Tarou” trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!