Xem Nhiều 3/2023 #️ Truyện Cổ Tích Sự Tích Cây Vú Sữa # Top 12 Trend | Anhngucongdong.com

Xem Nhiều 3/2023 # Truyện Cổ Tích Sự Tích Cây Vú Sữa # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Truyện Cổ Tích Sự Tích Cây Vú Sữa mới nhất trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Truyện cổ tích sự tích cây vú sữa

[alert style=”danger”]

Truyện cổ tích sự tích cây vú sữa kể về sự hối hận muộn màng của một cậu bé không biết nghe lời mẹ cũng như nguồn gốc ra đời của cây vú sữa ngày nay.

[/alert]

[/alert]

Ngày xửa ngày xưa, có hai mẹ con nhà nọ sống đơn chiếc cùng nhau trong một căn nhà nhỏ. Thương con trai mồ côi bố từ khi còn bé, người mẹ hàng ngày tần tảo làm việc để có thể đủ sức trang trải cuộc sống hàng ngày. Bà dành hết tình yêu và sự hy sinh của mình cho cậu con trai.

Được mẹ yêu chiều quá mức, cậu bé đâm ra hay vòi vĩnh, quấy khóc. Cậu thường hay tụ tập chơi bời với mấy đứa trẻ hư đi quấy phá làng xóm hoặc chơi những trò đùa tai quái khiến người khác bực tức. Có một lần nghịch dại, bị mẹ quát mắng mấy câu, cậu dỗi mẹ, vùng vằng bỏ nhà ra đi.

Đợi mãi không thấy con về, người mẹ đi tìm con hết ngày này sang ngày khác vẫn không thấy tin tức. Còn cậu bé thì vẫn cứ lang thang nay đây mai đó,và chơi những trò chơi tai quái mà không còn bị ai quản lý nữa. Ai cho gì thì ăn, không cho thì cậu giở trò trộm cướp.

Thấy cuộc sống tự do, đôi khi cậu bé nghĩ: “Giá như không có mẹ thì thích biết mấy! Mình sẽ tha hồ chơi bời mà không còn bị ai quản lý nữa!”

Một hôm, đang thơ thẩn trên đường, chú thấy một đàn vịt đẻ trứng trong lều. Chú liền lấy gạch đã ném vỡ rất nhiều trứng, coi đấy như một trò tiêu khiển thú vị.

Người chủ lều vịt đang ngủ, nghe tiếng vịt kêu hoảng sợ liền tỉnh giấc. Anh ta ngó nhìn ra ngoài qua khe cửa thì thấy cậu bé đang ném trứng. Điên tiết, anh vớ một cây gậy rất to chạy ra đuổi cậu bé. Cậu bé hốt hoảng chạy thục mạng, không dám ngoái đầu nhìn lại.

Chạy được một quãng đường khá xa, khi chắc chắn rằng anh chủ lều vịt đã không còn đuổi nữa, cậu bé nằm gục bên vệ đường thở hổn hển. Vừa mệt vừa đói, lúc này cậu mới nhớ đến người mẹ ở nhà: “Về nhà thôi, chỉ có mẹ mới là người yêu thương và lo lắng và bảo vệ cho mình nhất.”

– Mẹ ơi, mẹ đâu rồi. Con đã về rồi đây!

Cậu gọi mãi, không thấy có tiếng đáp lại. Thất vọng, cậu ngồi xuống bên gốc cây bật khóc. Bỗng nhiên cây xanh run rẩy, đơm hoa kết trái một cách nhanh chóng. Trong phút chốc, đã cho ra những quả da căng mịn và xanh óng ánh.

Cậu bé còn chưa hết ngạc nhiên, thì quả chín to nhất rụng xuống tay cậu. Đang cơn đói khát, cậu đưa quả lạ ấy lên miệng, cắn ngay một miếng rõ to. Nhưng cậu phải nhăn mặt lè ra ngay vì chát quá.

Quả thứ hai lại rơi xuống xuống tay chú. Lần này, chú lột vỏ ra, rồi cắn ngay một miếng, nhưng cứng quá vì cắn phải hạt.

Quả thứ ba tiếp tục rơi xuống tay chú. Chú vội vàng xoay quanh trái chín cho mềm ra, thì thấy trong trái nứt ra một kẽ nhỏ, một dòng sữa màu trắng trào. Chú ngửa mồm uống dòng sữa ấy, vị ngọt thơm y như dòng sữa của mẹ. Sau khi uống xong, cậu bé có cảm giác đó rất quen thuộc, khoan khoái đến lạ thường.

Cậu bé đâu có biết, vì thương nhớ cậu, người mẹ đã ngồi trước hiên nhà khóc rất nhiều ngày. Đến khi kiệt sức, bà ngã xuống và hóa thành một cây xanh mọc lên trước cửa, vẫn hàng ngày đợi cậu về.

Cậu bé ôm lấy cây. Vỏ cây xù xì như bàn tay tần tảo của mẹ, lá cây một mặt xanh bóng, một mặt đỏ hoe như mắt người mẹ khóc cạn nước chờ con. Cậu nghe vẳng vẳng bên tai tiếng lá rì rào:

“Ăn trái ba lần mới biết trái ngon Con có lớn khôn mới hay lòng mẹ.”

Đúng là tiếng của mẹ rồi! Chú bé òa lên khóc nức nở. Cây xanh lại run rẩy xòe những tán cây ra ôm lấy cậu bé, giống như người mẹ đang yêu thương, vỗ về con cái.

Thời gian trôi đi, nỗi nhớ thương về mẹ cũng dần nguôi ngoai. Cậu bé giờ đã trưởng thành hơn, không còn làm những điều khiến người khác bực tức, căm ghét nữa. Cậu đã biết trân quý hơn về ý nghĩa và giá trị của cuộc sống.

Cậu mang những trái cây thơm ngọt ấy chia sẻ cho những người bạn của mình và kể cho họ nghe câu chuyện về người mẹ tuyệt vời, về những sai lầm mình đã mắc phải. Mọi người đều ngậm ngùi và tự hứa với bản thân phải cố gắng chăm ngoan hơn để không khiến cho mẹ phải phiền lòng.

Thấy cây ra trái thơm mát, ăn vào thấy khoan khoái, nên mọi người lấy hạt gieo trồng khắp nơi và đặt cho tên gọi là cây vú sữa.

Truyện cổ tích sự tích cây vú sữa Truyện dân gian kể

[alert style=”danger”]

[alert style=”danger”]

[/alert]

Sự Tích Cây Vú Sữa

Sự tích cây Vú Sữa sgk lớp 2 – Sự hối hận muộn màng

Sự tích cây Vú Sữa sgk lớp 2 là câu chuyện ý nghĩa kể về nguồn gốc ra đời của cây vú sữa và sự hối hận muộn màng của cậu bé ham chơi không nghe lời mẹ.

1. Truyện kể rằng: ngày xửa ngày xưa, ở vùng Lái Thiêu, thuộc tỉnh Sông Bé, có hai mẹ con nhà nọ sống đơn chiếc cùng nhau. Thương con trai mồ côi bố, mẹ hết sức chiều con, mong con sớm khôn lớn. Thấy mẹ yêu chiều, chú bé đâm ra hay vòi vĩnh[1], quấy khóc.

Những trò chơi của chú bao giờ cũng tai quái: lúc thì chặt ngang ngọn cây, lấy đá ném đàn gà, lúc thì buộc lông gà vào đuôi mèo, đuổi cho mèo chạy làm đổ canh nóng vào chân mẹ. Bị mẹ mắng, chú vùng vằng[2] bỏ đi.

Thế là chú lang thang hết ngày này sang ngày khác, hái hoa bắt bướm. “Giá không có mẹ thì thích biết mấy! Tha hồ nghịch chẳng ai mắng cả!” Nghĩ vậy, chú càng la cà[3] khắp chốn không hề biết thương mẹ đang mỏi mắt chờ con.

Dọc đường, thấy ai làm gì, chơi gì, chú cũng sà vào góp phần. Ai cho gì chú cũng ăn. Được ăn, thế là chú khoái.

2. Một hôm, chú bé thấy một đàn vịt đẻ bao nhiêu là trứng trong lều. Chú nhặt đá ném vỡ nhiều quả trứng. Người chăn vịt đang ngủ nghe tiếng vịt kêu, tỉnh dậy quát mắng, đuổi bắt. Sợ quá, chú bé bỏ chạy.

Chạy mãi, chạy mãi, chú vừa đói vừa mệt. Chú gục xuống bên vệ đường thiếp đi lúc nào không biết. Lúc tỉnh dậy, chú chẳng thấy ai quanh mình mà cũng chẳng ai cho ăn. Đói quá, chú mới nhớ đến mẹ. “Phải tìm đường về thôi, chỉ có mẹ mới cho mình ăn, mới thương yêu mình”.

3. Sau bao ngày lặn lội, chú bé mới tìm được về nhà mình. Đúng là nhà đây rồi! Cảnh vật còn nguyên nhưng mệ chú thì không còn nữa. “Mẹ ơi! Mẹ đâu rồi? Hãy về với con…!”. Tiếng chú bé gọi mẹ vang vọng cả bốn bề.

Chú bé không ngờ rằng vì tìm con khắp chốn, mong con không thấy con về, vừa giận vừa thương con, mẹ ngồi khóc mãi. Bà đã chết và hóa thành một cây xanh.

Chú bé gọi hoài gọi mãi vẫn không thấy mẹ. Chú chỉ biết ôm lấy cây xanh mà khóc. Bỗng cây xanh run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí đâm ra nở trắng như mây. Hoa rụng, quả xuất hiện rồi lớn nhanh, da căng mịn và xanh óng ánh. Và kìa, quả đã chín. Bỗng quả to nhất rơi xuống tay chú bé.

Vừa đói, vừa mệt, chú bé đưa quả lên miệng cắn một miếng rõ to. Quả chát quá. Chú định nhè ra thì quả thứ hai rơi xuống tay chú. Chú lột vỏ, cắn vào hạt nhưng cứng quá.

Quả thứ ba lại rụng tiếp vào tay. Lần này chú không ăn vội mà lấy tay nhẹ nhàng xoay quanh trái chín cho đến khi trái mềm dần và nứt ra một kẽ nhỏ.

Một dòng sữa trắng trong quả trào ra. Chú bé ngửa miệng uống dòng sữa ngọt và thơm như dòng sữa mẹ. Chú thấy hết cả đói lẫn khát, trong người khoan khoái.

Chú ôm lấy cây. Vỏ cây xù xì như bàn tay lam lũ[4] của mẹ. Chú nhìn lên tán lá. Lá một mặt xanh bóng, một mặt đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Chú nghe tiếng rì rào trong lá: “Ăn trái ba lần mới biết trái ngon, con có lớn khôn mới hay lòng mẹ”. Ôi đúng tiếng mẹ rồi! Chú òa lên khóc. Cây rung lá, xòa cành ôm lấy chú, trái chín la đà trên vai, trên ngực chú, như tay mẹ vỗ về, âu yếm chú.

4. Mẹ không còn nữa. Giờ chỉ có bạn bè. Chú bé đưa những trái quý đến chia sẻ cùng các bạn. Được ăn trai ngon và nghe chuyện về bà mẹ hiền của chú, các bạn đều ngậm ngùi và tự hứa phải chăm ngoan và chẳng bao giờ làm mẹ buồn phiền.

Thấy cây ra quả thơm ngon, bà con ai cũng thích. Họ đem hạt cây lạ ấy gieo khắp nơi và gọi tên là .

Chú thích trong truyện Sự tích cây Vú Sữa

Vòi vĩnh: hay đòi thứ này, thứ khác.

Vùng vằng: tỏ ý giận dỗi, cáu kỉnh

La cà: ghé qua chỗ này, dừng ở chỗ khác để chơi.

Lam lũ: phải làm lụng vất vả để kiếm sống.

Câu hỏi gợi ý cho các bạn nhỏ

Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi?

Trở về nhà không thấy mẹ, cậu bé đã làm gì?

Thứ quả lạ xuất hiện trên cây như thế nào?

Những nét nào ở cây gợi lên hình ảnh của mẹ?

Theo em, muốn được gặp lại mẹ, cậu bé sẽ nói gì?

Ý nghĩa câu chuyện Sự tích cây Vú Sữa

Câu chuyện kể về nguồn gốc ra đời của cây vú sữa.

Giáo dục các bạn nhỏ phải biết nghe lời, không làm cho bố mẹ phải phiền lòng.

Dạy các bạn nhỏ phải biết gìn giữ, trân quý những thứ mình đang có, vì có những thứ mất đi rồi sẽ không bao giờ có thể lấy lại được

Biểu Cảm Về Cây Vú Sữa

[Văn lớp 7] Biểu cảm về cây vú sữa

Bài làm:

Thuở nhỏ khi nghe câu chuyện Sự tích cây vú sữa ai đã từng khóc sướt mướt cho tình mẫu tử thiêng liêng. Ai đã từng nếm thử vị ngọt mát như dòng sữa mẹ của trái vú sữa sẽ cảm nhận được hương vị quen thuộc của quê hương dành tặng những đứa con của mình. Từ ngày biết khóc cười khi xa nhà, tôi đã yêu loài cây vú sữa bằng tình cảm thơ ngây và niềm tin mãnh liệt của đứa trẻ dành cho mẹ của mình.

Ba tôi kể, mẹ đã trồng cây vú sữa trước sân khi tôi còn trong bụng. Mẹ bảo để sau này khi tôi vừa biết leo trèo là lúc cây cũng vừa ra quả. Đúng như dự định của mẹ tôi. Tôi lên 7, cây đã to lớn vững vàng. Thân cây to như thân cột, lớp vỏ xù xì giúp lũ trẻ chúng tôi dễ trèo. Tôi thương những cành cây vươn dài che phủ cả khoảnh sân nhà. Cành chẳng sợ nắng mưa cứ dang những chiếc lá xanh phe phẩy như chiếc quạt. Một cơn gió thổi qua, lá cây lay động như mẹ ôm ấp, che chở con mình. Tôi mãi nghĩ về chiếc lá xanh kia, sao lá lại giống bàn tay mẹ đến thế kia, mặt trên của lá xanh tươi nhưng mặt dưới lại ngả màu vàng. Có phải vì dãi dầu mưa nắng mà bàn tay rám nắng hay vì khóc đứa con không ngoan ngoãn mà tay mẹ thấm đầy nước mắt? khung cửa sổ nhà tôi ngay cạnh nhánh cây to nhất. Tôi thích những buổi sáng dậy sớm nhìn ra bên ngoài và chợt sung sướng reo lên khi bắt gặp chùm hoa vú sữa đầu tiên. Hoa vú sữa màu trắng pha tim tím, từng chùm hoa nhỏ ẩn hiện trong vòm lá nhưng chẳng giấu nổi mùi hương thơm ngát. Ngày những cánh hoa cuối cùng rụng xuống đất thì cành đã mang rất nhiều trái. Trái vú sữa ban đầu nhỏ bằng trái cau rồi nhanh chóng thành những trái to tròn căng mộng. Đầu tháng 11 những trái chín đầu tiên được mẹ tôi hái vào cúng lên bàn thờ ông bà. Có nao nức nào bằng niềm mong mỏi đợi ngày trái chín để thưởng thức vị ngọt ngào của trái.

Nhờ cây vú sữa người dân quê tôi được vụ mùa bội thu. Những chiếc giỏ đựng đầy vú sữa tươi ngon sẽ đi khắp mọi nơi mang hương vị quê hương đến khắp mọi nẻo đường. Nụ cười của bác nông dân sau mùa thu hoạch khiến lòng tôi ấm áp lạ thường. Tôi nhớ ngày nhỏ mẹ thường chọn những quả ngon đem ra chợ bán để mua cho tôi vài bộ quần áo tết. Chú tôi là thầy thuốc nam, chú ấy thường hái lá phơi khô và chữa bệnh tiêu chảy. Chú bảo lá hay rể cây vú sữa đều có ích cả.

Riêng chúng tôi, cây vú sữa là ngôi nhà lí tưởng những buổi trưa hè. Lũ trẻ chúng tôi thích bày đồ chơi dưới gốc cây rồi đóng giả mẹ con. Tôi quên làm sao được những trận mưa hoa rụng trắng đầu, chúng tôi nhìn nhau cười khúc khích. Tôi nhớ như in cái lần đầu tiên trong đời bị mẹ đánh vì nói dối, tôi đã khóc cả ngày rồi bỏ quần áo vào cặp ra đi. Tôi lang thang khắp cánh đồng và ngoài vườn mà không biết đi đâu. Cuối cùng tôi về lại cây vú sữa và trèo lên nhánh cao nhất ngắm mây trời. Trên những cành cây nghe chiếc lá hát thì thào tôi chợt nhớ lại câu chuyện cổ tích rồi òa lên khóc tìm mẹ.

Cây ơi hãy tha thứ cho đứa trẻ bao lần khờ dại, dù tôi có lớn hơn nữa cũng chỉ là cô bé cần được che chở, vỗ về. Tôi tiếc chiếc lá xanh vội lìa cành vì cậu bé chẳng nghe lời mẹ. Tôi thương lắm những người mẹ suốt đời vì con cả đến khi mất rồi. Mùa trái chín năm nay tôi sẽ chọn trái thật ngon đem tặng mẹ và nói với mẹ rằng “cảm ơn mẹ đã trồng cây và dạy tôi biết trân trọng những người thân bên cạnh mình”.

Sự Tích Con Khỉ Truyện Cổ Tích, Truyện Cổ Tích Việt Nam

Sự tích con khỉ

( Sự tích con khỉ) Ngày xưa có một người con gái đi ở với một nhà trưởng giả. Nàng phải làm việc quần quật suốt ngày, lại bị chủ đối đãi rất tệ. Cái ăn cái mặc đã chả có gì mà thỉnh thoảng còn bị đánh đập chửi mắng. Vì thế, cô gái tuổi mới đôi mươi mà người cứ quắt lại, trông xấu xí bệ rạc hết chỗ nói. Một hôm nhà trưởng giả có giỗ, cỗ bàn bày linh đình, họ hàng đến ăn uống đông đúc. Trong khi đó thì cô gái phải đi gánh nước luôn vai không nghỉ. Lần gánh nước thứ mười, cô gái mỏi mệt quá ngồi lại ở bờ giếng. Tự nhiên cô thấy tủi thân, ôm mặt khóc. Lúc đó đức Phật bỗng hiện ra với trạng mạo một ông cụ già. ạng cụ có vẻ đâu từ xa lại, dáng điệu mệt nhọc đến xin nước uống. Nàng vội quảy gánh xuống giếng vực nước lên cho ông già giải khát. Ông cụ uống xong lại đòi ăn. Cô gái nhớ tới phần cơm của mình chưa ăn, bèn bảo ông cụ ngồi chờ rồi quảy gánh nước về. Lần sau ra giếng, cô lấy cơm trong thùng đưa cho ông già và nói:

– Họ dành phần cho con toàn cơm cháy cả, cụ ăn một bát này cho đỡ đói. Ăn xong, ông cụ bảo nàng: Sự tích con khỉ

– Hồi nãy làm sao con khóc? Cô gái ngập ngừng, cúi mặt xuống không trả lời.

– Ta là đức Phật,

– ông cụ nói tiếp,

– ta thấy con có lòng tốt.

Nếu con muốn gì, ta sẽ làm cho con vui lòng.

Cô gái ngạc nhiên mừng rỡ, kể nỗi lòng với đức Phật. Thấy điều ước muốn của người con gái chỉ là làm sao cho bớt xấu xí, ông cụ bảo nàng lội xuống giếng, hễ thấy bông hoa nào đẹp mút lấy thì sẽ được như nguyện. Khi xuống nước, cô gái chỉ mút mấy bông hoa trắng. Tự nhiên lúc lên bờ, nàng trở nên trắng trẻo xinh xắn, đồng thời quần áo cũng biến thành những thứ tốt đẹp.

Khi cô gái quảy gánh nước trở về, cả họ nhà trưởng giả vô cùng kinh ngạc. Nàng xinh đẹp đến nỗi họ không thể nào nhận ra. Nghe cô gái kể chuyện, ai nấy cũng muốn cầu may một tí. Họ lập tức đổ xô cả ra bờ giếng mong gặp lại đức Phật để được trẻ lại và đẹp ra. Thấy ông cụ già vẫn còn ngồi ở chỗ cũ, họ sung sướng như người được của. Họ đưa xôi thịt ra mời tới tấp:

– Này cụ xơi đi! Cụ xơi đi. Rồi cụ làm phúc giúp cho chúng tôi với! Đức Phật cũng bảo họ lội xuống giếng và dặn họ y như dặn cô gái lần trước. Dưới giếng lúc đó đầy hoa đỏ và hoa trắng. Ai nấy đều cho màu đỏ là đẹp nên khi lội xuống giếng đều tìm hoa đỏ mút lấy mút để. Nhưng không ngờ lúc lên bờ, họ không phải trẻ lại mà già thêm ra: mặt mũi nhăn nheo, người trông quắt lại, lông lá mọc đầy người, đằng sau lưng là cả một cái đuôi.

Những người đi gánh nước thấy vậy hoảng hồn: “Kìa trông con quỷ, nó cắn bà con ôi!”. Nhưng lại có những tiếng khác: “Đánh cho chết chúng nó đi! Sợ gì”. Lập tức mọi người cầm đòn gánh xông lại. Cả họ nhà trưởng giả kinh hoàng bỏ chạy một mạch lên rừng.

Thấy vậy cô gái và mọi người sợ quá, đêm đêm đóng cửa rất chặt. Họ bàn nhau tìm cách đuổi chúng. Họ bôi mắm tôm vào các cánh cửa, lại nung nóng rất nhiều lưỡi cày đặt rải rác ở cổng các nhà. Quả nhiên, một đêm nọ chúng lại mò về. Theo lệ thường, chúng đánh đu vào song cửa kêu rít lên. Nhưng lần này chúng vừa mó đến đã bị mắm tôm vấy đầy tay, rồi từ tay vấy khắp cả người, hôi hám không thể nói hết. Chúng kinh sợ dắt nhau ra ngồi trước cổng quen như thói cũ. Nhưng vừa đặt đít ngồi xuống các lưỡi cày thì chúng đã kêu oai oái, rồi ba chân bốn cẳng bỏ chạy lên rừng. Từ đó chúng kệch không dám về nữa.

Trong những khi lên rừng hái củi, người ta thỉnh thoảng vẫn gặp chúng. Thấy bóng người từ đàng xa, chúng liền chuyền theo nhánh cây, lủi nhanh thoăn thoắt. Người ta gọi chúng là những con khỉ. Ngày nay vẫn có nhiều người cho khỉ là thuộc nòi trưởng giả. Còn những con khỉ sở dĩ đỏ đít là vì chúng chịu di truyền dấu vết bỏng đít của tổ tiên.

Gửi bởi in Tags: Hà Vũ truyện cổ tích việt nam đọc truyện bé nghe, đọc truyện cổ tích việt nam chọn lọc, hay nhất, truyện cổ tích, truyện cổ tích việt nam chọn lọc, truyện cổ tích việt nam hay nhất, việt nam

Bạn đang xem bài viết Truyện Cổ Tích Sự Tích Cây Vú Sữa trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!