Cập nhật thông tin chi tiết về Truyện Cổ Tích Trung Quốc mới nhất trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Lão ngày dài – Truyện cổ tích Trung Quốc
Xưa kia ở Trung Quốc, có một lão địa chủ cực kỳ gian tham tại một làng quê nọ. Của cải của hắn nhiều như nước, nhưng lòng tham lam vô đáy luôn luôn xui khiến hắn tìm mọi cách làm giàu thật ráo riết.
Một bữa kia, hắn nằm mơ thấy mình tìm được cách kéo ngày dài thêm sáu tiếng. Từ đó những người thợ cày mỗi ngày sẽ phải làm thêm cho lão sáu tiếng nữa. Nhưng lúc tỉnh dậy thấy đó chỉ là giấc mơ thì hắn cầu trời khấn phật giúp hắn. Thấy thế, những người thợ cày vừa sợ hãi vừa ngán ngẩm. Họ đã phải làm cho lão mười hai tiếng một ngày, bây giờ lại thêm sáu tiếng nữa thì chết mật. Mỗi khi làm lụng quá mệt, họ muốn được nghỉ ngơi, nhưng vừa mới vươn vai, đã nghe tiếng quát của hắn:
– Làm đi! Đồ lười! Chưa đến giờ nghỉ!
Bởi thế một hôm bỗng nghe tin có thầy tu đến nhà lão địa chủ giúp lão kéo dài ngày thêm sáu tiếng, mọi người lo lắng lắm, còn với lão địa chủ thì lại hết sức mừng rỡ, lão chạy ra đón thầy tu vào nhà, mời ăn những món cao lương mỹ vị. Sau khi cơm rượu no say, lão tự mình dọn giường nệm cho thầy tu nằm nghỉ.
Sáng hôm sau, thầy tu tỉnh dậy, lão đã lập cập nói:
– Bạch thầy, lâu nay con ngày đêm cầu trời khấn phật, nhưng hôm nay xin thầy giúp con một việc.
Rồi lão giãi bày ý muốn của lão. Nghe xong thầy tu đáp:
– Thượng đế đã thấu nỗi lòng con. Giờ đây, mọi việc phụ thuộc vào con. Tự con phải làm trước tất cả mọi người, tất cả số giờ con muốn, mà phải làm liên tục, làm xong mới được nghĩ. Tới khi đó ước muốn của con sẽ thành sự thật.
Lão địa chủ nghĩ bụng: “Bọn thợ cày đói khát ngày nào cũng phải làm hai mươi tiếng, còn ta chỉ phải làm một lần hai mươi sáu tiếng thì có sao. Sau đó, ta sẽ bắt bọn chúng phải làm hai mươi sáu tiếng một ngày. Rồi ta sẽ trở nên giàu nhất thiên hạ”
Không chậm trễ, lão địa chủ tham lam đi ra cánh đồng. Thầy tu hộ tống lão. Tên nhà giàu đến chỗ ruộng lạc và cuốc. Giờ đầu, lão làm việc vui vẻ sảng khoái. Giờ thứ hai lão bắt đầu thấy mệt, định nghỉ tay. Nhưng thầy tu khẽ quát:
– Làm đi! Đồ lười! Chưa đến giờ nghỉ!
Lão nhà giàu thở hổn hển tiếp tục công việc. Mặt trời lên tới ngọn tre, lão địa chủ đã đầm đìa mồ hôi. Lão không còn trông thấy cánh thợ cày đã ngừng tay xem lão cuốc. Đã mấy ai trong đời thấy lão làm việc ! Lão địa chủ lấy ống tay áo lau mồ hôi, muốn hỏi thầy tu xem đã làm được bao lâu, nhưng không đủ sức.
Thầy tu lại quát:
– Làm đi! Đồ lười! Nhìn bóng nắng xem, mi mới làm chưa được ba tiếng đồng hồ.
Một đôi lần lão địa chủ vung cuốc lên, người lảo đảo. Lão mệt quá, ngã gục xuống ruộng. Lão vẫn muốn vớ lấy chiếc cuốc nhưng không nâng nổi lên nữa. Lão dừng tay cố bới đất. Tay lão rớm máu, lão hỏi thầy tu:
– Bạch thầy, con đã làm được mấy giờ?
Thầy tu đáp:
– Bốn tiếng nữa mới tới trưa.
Nghe nói vậy, lão ngất lịm.
Mọi người đặt lão lên cáng, đưa về nhà. Ngày hôm ấy không ai làm việc trên cánh đồng của lão. Còn thầy tu cũng biến mất.
Nghe nói ông thầy tu không phải là ai xa lạ, mà là một bác nông dân đóng giả. Từ đó mọi người chế nhạo gọi lão địa chủ là “lão ngày dài”. Mỗi lần trông thấy lão đi trên đường, người ta lại chỉ trỏ bảo nhau:
– Nhìn kìa, Lão ngày dài đang đi đấy!
Truyện Cổ Tích Trung Quốc Con Cò Vàng
[alert style=”danger”]
Truyện cổ tích Trung Quốc Con cò vàng
Truyện cổ tích Trung Quốc Con cò vàng thể hiện khát vọng về cuộc sống tự do của nhân dân lao động và là tiếng nói đanh thép đả kích giai cấp bóc lột.
[/alert]
Ngày xưa, ở một vùng nọ bên Trung Quốc, có một lãnh chúa phong kiến quyền thế rất lớn. Hắn rất hách dịch và tàn ác. Mỗi lần đi ra đường, người dân đang làm gì mà thấy hắn, cũng phải cúi xuống sát đất để chào.
Một hôm, có một chàng trai trẻ từ miền xa tới. Tên chàng là Mi. Vẻ mặt hiền hậu, vui vẻ, giản dị và rất đáng yêu. Chàng vừa đi vừa thổi sáo. Bước chân của chàng uyển chuyên theo từng nhịp điệu. Tiếng sáo của chàng trong êm như tiếng chim hót buổi sớm mai khiến mọi người ai nghe cũng thấy thích.
Bỗng tên lãnh chúa qua. Mọi người sợ hãi, đều sụp người xuống chào hắn. Riêng chàng Mi vẫn hiên ngang bước đi, nhưng không thổi sáo nữa. Tên lãnh chúa bực mình, sai lính gọi chàng đến hỏi:
– Nhà ngươi là ai? Ở đâu đến? Sao không vái chào ta? Cả dân vùng này đều phải sợ ta cả.
Chàng trai bình tĩnh hỏi lại hắn:
– Thế nhà ngươi là ai mà lại bắt ta phải chào? Ta chỉ chào những người lao động thôi.
Hắn nhíu mày, ra oai bảo chàng:
– Sao ngươi không thổi sáo nữa? Nếu nhà ngươi thổi sáo, ta thấy hay, ta sẽ cho đi.
Chàng trai khinh bỉ trả lời lại:
– Ta chỉ thổi sáo cho những người lao động nghe thôi. Còn ngươi là thứ gì mà lớn tiếng bắt được ta thổi?.
Tên lãnh chúa tức giận, hầm hầm thét lính:
– Các ngươi đâu! Bắt tên này lại, chém đầu cho ta.
Mấy tên lính xông đến, chàng Mi bình tĩnh bảo chúng:
– Hãy khoan. Các ngươi trông kìa.
Vừa nói chàng vừa chỉ lên nóc nhà có con chim đậu. Bọn lính ngước lên nhìn theo phía tay chàng chỉ. Ngay lập tức, chàng nhanh chân chạy biến vào nhà một người dân gần đấy. Bọn lính liền đuổi theo. Chúng vào cửa này, chàng luồn ra cửa khác, miệng lại thổi lên một tiếng sáo. Đuổi mãi không bắt được chàng, bọn lính đành hậm hực bỏ đi.
Những ngày sau đó, chàng Mi vẫn tiếp tục thổi sáo cho nhân dân lao động nghe. Mọi người quyến luyến, muốn giữ chàng ở lại. Chàng ngẫm nghĩ một lúc, rồi nói:
– Được rồi, tôi có việc phải đi, nhưng tôi sẽ để lại cho bà con một con cò vàng. Hàng ngày, nó sẽ múa cho bà con xem.
Rồi chàng vẽ luôn lên vách hai nét thành một con cò vàng rất đẹp. Mọi người trầm tồ khen. Chàng thổi một khúc sáo từ biệt. Con cò trên vách như nghe rõ tiếng sáo gọi. Nó ngó ngoáy cái cổ dài, rung rung đôi cánh, rồi bỗng nhảy xuống trước sự ngạc nhiên và phấn khởi của mọi người.
Mọi người tự nhiên cũng lắc lư theo đôi cánh thần tiên của cò vàng và tiếng sáo trầm bổng của chàng trai. Mải vui nên không ai hay biết có hai gã tay sai của tên lãnh chúa đang len lét đứng trước cửa sổ nhìn vào.
Tất cả đang say mê ngắm nhìn cò múa thì tên chúa phong kiến nhận được tin báo. Hắn xông thẳng vào. Cò vàng thấy vậy bèn nhảy lên vách tường, trở lại hình vẽ. Tên lãnh chúa đuổi mọi người ra ngoài, rồi ra lệnh cho cò múa. Không thấy cò không động đậy, hắn liền sai lính cắt ngay bức vách đó mang về, định chiếm cò làm của riêng.
Tên lãnh chúa làm một mâm cỗ rất sang và dỗ cò:
– Ăn đi rồi múa hát cho ta xem.
Nhưng bức hình cò vẫn không động đậy. Tức giận, hắn liền lấy sơn quét lên để xóa hình vẽ. Thật kỳ lạ, sơn chưa ráo thì hình cò lại nổi lên, trông còn tươi đẹp hơn trước.
Thấy thế, hắn lại dịu giọng dỗ dành.
Lần này bước ra, nhưng không phải ăn cỗ, mà mổ thẳng vào mắt tên lãnh chúa độc ác. Hắn đau đớn, ngã gục xuống. Cò liền bước qua lưng hắn, ung dung bay ra khỏi chốn áp bức ấy, trở về với nhân dân lao động.
Còn về phần chàng Mi, từ dạo xa bà con vùng ấy đã đi rất nhiều nơi, mang tiếng sáo véo von của mình góp vui cho những người lao động. Chiều nay, chàng đang ngồi ở đầu thuyền thổi sáo cho những người chân sào nghe. Từ chân trời xa tắp, cò vàng nghe tiếng sáo, bay lại lượn trên đoàn thuyền. Chàng Mi giơ tay vẫy, cò là là bay xuống từ từ. Mọi người chân sào đều lắng nghe tiếng sáo trầm bổng và dõi theo điệu múa nhịp nhàng.
Tiếng sáo và điệu múa ấy các bạn nhỏ có nghe thấy không? Đó là tiếng sáo và điệu múa của hòa bình và tự do đấy!
Truyện cổ tích Trung Quốc Con cò vàng – chúng tôi –
[alert style=”danger”]
[button url=”https://truyendangian.com/truyen-co-tich/” style=”danger” target=_blank]➤ Khám phá thế giới cổ tích[/button]
[/alert]
Ôn Tập Văn Bản : Cây Bút Thần (Truyện Cổ Tích Trung Quốc)
I. TRẮC NGHIỆM
– Năm tháng trôi qua, Mã Lương không ngừng học vẽ, không bỏ phí một ngày nào và em đã tiến bộ rất mau. Em vẽ chim, cá giống như hệt, người ta tưởng như sắp được nghe chim hót, được trông thấy cá bơi lội. Thế nhưng em vẫn chưa có cây bút vẽ. Em chỉ mong sao có được một chiếc.
Một đêm em nằm ngủ rất say. Trong giấc ngủ, chợt em nhìn thấy một cụ già, râu tóc bạc phơ hiện ra trước mặt, đưa cho em một cây bút và nói:
– Đây là cây bút thần, nó sẽ giúp con rất nhiều.
Mã Lương nhìn cây bút bằng vàng sáng lấp lánh, em sung sướng reo lên:
– Cây bút đẹp quá! Cháu cảm ơn ông! Cảm ơn ông!
Em chưa nói dứt lời, cụ già đã biến mất. Mã Lương giật mình tỉnh dậy mới biết là mình nằm mơ. Thế nhưng, cây bút thần vẫn nằm trong tay em, em rất lấy làm lạ.
Mã Lương lấy bút ra vẽ một con chim. Chim tung cánh bay lên trời, cất tiếng hót líu lo. Em vẽ tiếp một con cá. Cá vẫy đuôi trườn xuống sông, bơi lượn trước mắt em. Mã Lương thích thú vô cùng.
Dùng cây bút thần, Mã Lương vẽ cho tất cả người nghèo trong làng. Nhà nào không có cày, em vẽ cho cày. Nhà nào không có cuốc, em vẽ cho cuốc. Nhà nào không có đèn, em vẽ cho đèn. Nhà nào không có thùng múc nước, em vẽ cho thùng…
Việc đó ai cũng biết. Rồi câu chuyện cây bút thần lọt tới tai một tên địa chủ giàu có trong làng. Hắn liền sai hai tên đầy tớ đến bắt Mã Lương về nhà vẽ theo ý muốn của hắn. Mã Lương tuy còn nhỏ nhưng tính tình khẳng khái, Em biết bụng dạ tham lam của bọn nhà giàu, nên không vẽ bất cứ một thứ gì, mặc cho chúng hết lời dụ dỗ, dọa nạt. Tên địa chủ tức giận, nhốt em vào chuồng ngựa, không cho ăn uống gì. […]
Truyện Cây bút thần là truyện nước nào?
A. Việt Nam
B. Trung Quốc
C. Ấn Độ
D. Nhật Bản
A. Là một cậu bé rất thông minh và thích học vẽ từ nhỏ.
B. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, phải đi đốn củi và cắt cỏ để kiếm sống,
C. Thường xuyên vẽ muôn thú trên giấy.
D. Vẽ rất đẹp và vẽ giống như thật.
3. Trong truyện Cây bút thần, ông già hiện ra trong giấc mơ đã tặng cho Mã Lương vật gì?
A. Một cây bút bằng vàng sáng lấp lánh.
B. Một chiếc gương thần có thể nhìn thấy mọi vật.
C. Một căn nhà thật to để cậu bé trú ngụ.
D. Một cây bút, một tờ giấy để vẽ.
4. Điều kì diệu nào đã xảy ra sau khi Mã Lương sử dụng cây bút của ông già tặng để vẽ?
A. Mã Lương vẽ mọi thứ đều như thật.
B. Bức tranh của Mã Lương vẽ ra có thể bán được cả trăm quan tiền.
C. Tiếng tăm của Mã Lương lan đến tai vua.
D. Mọi vật sau khi vẽ trên giấy đều trở thành vật thật.
5. Mã Lương lúc đầu sử dụng cây bút để làm gì?
A. Vẽ những vật dụng cần thiết cho sinh hoạt của mình.
B. Vẽ tranh bán kiếm tiền.
C. Vẽ thành một cơn sóng dữ cuốn trôi nhà vua và các quan lại tham lam.
D. Vẽ những vật dụng cần thiết cho gia đình các nông dân nghèo.
7. Thái độ của Mã Lương như thế nào khi bị tên địa chủ giàu có bắt về vẽ theo ý hắn?
A. Rất sợ sệt nên không vẽ nên thứ gì theo yêu cầu của tên địa chủ.
B. Rất khảng khái, không chịu vẽ thứ gì cho dù tên địa chủ mặc sức dụ dỗ.
C. Rất bình tĩnh nhưng chỉ vẽ cho tên địa chủ một căn nhà.
D. Làm theo tất cả những gì tên địa chủ yều cầu.
8. Khi vẽ tranh để bán, Mã Lương đã vẽ như thế nào để mọi người không phát hiện ra?
A. Vẽ tranh thật xấu và không giống với thực tế.
B. Các bức tranh được vẽ đều dang dở, thiếu một vài chi tiết,
C. Chỉ vẽ tranh trên lá cây.
D. Chỉ vẽ tranh vào lúc đêm tối, không có ánh sáng.
9. Truyện Cây bút thần viết về kiểu nhân vật phổ biến nào trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam và thế giới?
A. Kiểu nhân vật bất hạnh: nghèo khổ, mồ côi, bị áp bức.
B. Kiểu nhân vật thích hành hiệp để cứu giúp người nghèo khó.
C. Kiểu nhân vật tham lam, độc ác.
D. Kiểu nhân vật có tài năng kì lạ phi thường.
A. Mã Lương có được cây bút thần, vẽ bất cứ vật gì thì vật đó trở thành vật thật.
B. Mã Lương đã vẽ một chiếc thang để trốn khỏi nhà tên địa chủ.
C. Mã Lương là người vẽ rất đẹp và được mọi người ngưỡng mộ.
D. Mã Lương vẽ một chiếc thuyền, vẽ sóng biển tạo nên bão tố để giết chết tên vua tham lam, độc ác.
11. Nội dung ý nghĩa nào không được đề cập trong truyện Cây bút thần?
A. Phê phán những kẻ có tài mà tham lam, độc ác.
B. Đề cao tài năng, sức mạnh kì diệu của con người.
C. Thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội: kẻ tham lam sẽ bị trừng trị thích đáng.
II. TỰ LUẬN
Hãy nêu những chi tiết lí thú và gợi cảm trong truyện Cây bút thần?
Gợi ý trả lời:
Truyện Cây bút thần có nhiều chi tiết lí thú và mang tính gợi cảm cao. Cụ thể là:
– Em vẽ chim, cá giống như hệt, người ta tưởng như sắp được nghe chim hót, được trông thấy cá bơi lội.
– Sau đó, Mã Lương vẽ chim, chim tung cánh bay và cất tiếng hót. Mã Lương vẽ cá, cá tung tăng bơi lội.
– Tên địa chủ tưởng Mã Lương đã chết vì đói và rét nhưng thực ra em đã dùng cây bút thần vẽ lò để sưởi, vẽ bánh để ăn.
– Mã Lương vượt qua tường bằng một chiếc thang vẽ trên tường, nhưng khi tên địa chủ vừa leo lên thì chiếc thang đã biến mất, tên địa chủ ngã lộn xuống đất.
– Một hôm, Mã Lương vẽ một con cò không mắt nhưng vô tình em đánh rơi một giọt mực vào mắt cò, cò mở mắt, xòe cánh bay đi.
– Vua bắt Mã Lương vẽ rồng, em vẽ một con cóc ghẻ; vua bắt vẽ phượng, em vẽ một con gà trụi lông.
– Mã Lương chấm vài chấm, biển liền hiện ra bao nhiêu là cá, đủ các màu sắc, uốn đuôi mềm mại bơi lội tung tăng.
– Nét bút của Mã Lương đưa nhà vua từ thích thú đến sợ hãi và cuối cùng chính nét bút ấy đã nhấn chìm tên vua tham lam cùng đám quần thần độc ác.
Sự Tích Con Cóc – Truyện Cổ Tích Hàn Quốc
Một ngày mùa xuân, Hổ thức dậy và nhìn thấy một chú Cóc đang ngồi chồm hỗm trên đám cỏ phía dưới tảng đá mà nó đang nằm tắm nắng. Hổ gọi to: – Cóc, mày đang làm gì vậy? Cóc trả lời: – Chào anh Hổ, tôi đang hít thở không khí trong lành của mùa xuân. Thời tiết thật đáng yêu. Hãy nghe tiếng chim hót. Nó khiến cho tôi muốn làm một thứ gì đó thật đặc biệt. Hổ nhảy xuống khỏi tảng đá: – Ồ! Ta hiểu. Chúng ta hãy làm gì đó đi. Cóc hỏi: – Anh có ý kiến gì không? Hổ trả lời: Một lát sau nó đứng lên và nói: – Mày biết không, vào mùa xuân con người thường làm bánh và đi leo núi, họ ăn bánh và ngắm phong cảnh. Cóc đồng tình: – A, đúng rồi, ý kiến đó rất hay. Thế là Hổ và Cóc bắt đầu làm bánh gạo với đậu đỏ, hạt dẻ, vừng và táo. Chúng háo hức cho bánh vào nồi hấp và đặt lên bếp. Khi mùi bánh thơm ngào ngạt bắt đầu bốc lên Hổ nghĩ tới việc phải chia bánh với Cóc. Nó nói: – Chúng ta đánh cuộc đi. – Đánh cuộc hả? Con Hổ xảo trá đáp lại: – Ừ. Một sự đánh cuộc sẽ khiến mọi việc hay hơn. Người nào thắng sẽ được ăn cả chỗ bánh. Cóc cảm thấy rất khó chịu. Nó hiểu rằng Hổ muốn nhằm mục đích gì. Nhưng nó cũng hiểu rằng nếu nó không đồng ý cá cược thì Hổ sẽ nổi giận và có thể sẽ điên lên mà ăn thịt cả nó nên nó đành trả lời: – Được thôi. Chúng ta sẽ đánh cuộc sao đây? – Chúng ta sẽ lăn cái nồi hấp này từ đỉnh núi xuống và người nào bắt kịp nó thì sẽ được ăn cả nồi bánh được không? Cóc biết rằng chẳng có cách nào nó có thể thắng được Hổ nhưng nó chợt nghĩ được ý hay và nó nói với Hổ: – Đó thật là một ý kiến rất thú vị. Người thắng cuộc sẽ được ăn tất cả chỗ bánh. Hổ cười đắc thắng: – Tất nhiên rồi. Khi bánh trong nồi đã chín, Hổ và Cóc cùng mang nồi bánh lên đỉnh núi. Tới đỉnh núi Hổ hô to: – Sẵn sàng chạy! Và lăn mạnh cái nồi xuống rồi nó phi theo xuống núi nhanh như một mũi tên. Bánh tung ra khỏi nồi, khi cái nồi lăn xuống núi, Cóc vừa nhảy xuống vừa nhặt bánh ăn, từng cái, từng cái một. Tới khi xuống chân núi thì bụng nó đã căng tới mức tưởng sắp vỡ ra. Xuống tới chân núi Hổ thèm thuồng liếm mép và vồ lấy cái nồi. Nó nhìn vào trong nồi và giật mình. NÓ tức giận đập cái nồi xuống đất vỡ tan. Mãi sau Cóc mới xuống tới chân núi, nó ngọt ngào hỏi Hổ: – Bánh có ngon không? Anh ăn hết rồi à? Hổ gầm lên: – Trong nồi chẳng có cái bánh nào. Cóc ngây thơ hỏi: – Không còn cái nào ư? – Ừ chẳng còn cái nào hết. Tôi điên quá đập vỡ cái nồi rồi. Cóc đáp: Hổ cầm lấy cái bánh và hét lên: – Mày dám nghĩ là Chúa Sơn Lâm này lại ăn cái bánh rơi vãi sao? Nó ném mạnh cái bánh xuống đất. Cái bánh bật lên và đập vào lưng Cóc. Đó là lý do tại sao lưng Cóc lại có những chấm lấm tấm như hạt gạo còn bụng nó lúc nào cũng căng như cái trống.
Nguồn: Tổng hợp
Sách đọc nhiều nhất
Review sách hay, sách hay nên đọc tại Sách Hay 24H
Bạn đang xem bài viết Truyện Cổ Tích Trung Quốc trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!