Xem Nhiều 3/2023 #️ Tưởng Nhớ Xuân Quý Thân Yêu: Bài Thơ Về Hạnh Phúc # Top 11 Trend | Anhngucongdong.com

Xem Nhiều 3/2023 # Tưởng Nhớ Xuân Quý Thân Yêu: Bài Thơ Về Hạnh Phúc # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Tưởng Nhớ Xuân Quý Thân Yêu: Bài Thơ Về Hạnh Phúc mới nhất trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Kỷ niệm 50 năm ngày nhà văn anh hùng Dương Thị Xuân Quý hy sinh

BÙI MINH QUỐC

   I,

Thôi em nằm lại

Với đất lành Duy Xuyên

Trên mồ em có mùa xuân ở mãi

Trời chiến trường vẫn một sắc xanh nguyên

Trời chiến trường không một phút bình yên

Súng nổ gấp

Anh lên đường đuổi giặc

Lấy nỗi đau vô cùng làm sức mạnh vô biên

Bước truy kích đạp trăm rào gai sắc

Ôi mũi lê này hôm nay sao sáng quắc

Anh mất em như mất nửa cuộc đời

Nỗi đau anh không thể nói bằng lời

Một ngọn lửa thâm trầm âm ỉ cháy

Những viên đạn quân thù bắn em, trong lòng anh sâu xoáy

Bên những vết đạn xưa chúng giết bao người

Anh bàng hoàng như ngỡ trái tim rơi

Như bỗng tắt vầng mặt trời hạnh phúc

Nhưng em ạ, giây phút này chính lúc

Anh thấy lòng anh tỉnh táo lạ thường

Nhằm thẳng quân thù, mắt không giọt lệ vương

Anh nổ súng

  II,

Hạnh phúc là gì ?

Bao lần ta lúng túng

Hỏi nhau hoài mà nghĩ mãi chưa ra

Cho đến ngày cất bước đi xa

Miền Nam gọi, hai chúng mình có mặt

Nhớ chăng em, cái mùa mưa đói quay đói quắt

Mỗi bữa chia nhau nửa bát măng rừng

Em xanh gầy, gùi sắn nặng trên lưng

Môi tái ngắt, mái tóc mềm đẫm ướt

Bao dốc cao em cần cù đã vượt

Và mỗi lần ngồi nghỉ, em nhìn anh

Em nói tới tương lai tươi thắm ngọt lành

Em nói tới những điều em định viết

Giữa hai cơn đau em ngồi ghi chép

Con sông Giằng gầm réo miên man

Nước lũ về… Trang giấy nhỏ mưa chan

Em vẫn viết, lòng dạt dào cảm xúc

Và em gọi đó là hạnh phúc…

Nhớ chăng em, ngày mở màn chiến dịch Đông-Xuân

Em lên đường phơi phới bước chân

B52 bom nghìn tấn dội

Kìa dáng em băng rừng bước vội

Vẫn nụ cưới tươi tắn ấy trên môi

Thôn 6 Bình Dương bãi cát sóng dồi

Nắng long lanh trong mắt người bám biển

Giặc mới lui càn khi em vừa đến

Bà mẹ già kể chuyện chặn xe tăng

Quanh những bờ dương bị giặc san bằng

Đã lại mở những chiến hào gan góc

Những em bé, dưới mưa bom, vẫn đi làm đi học

Những vồng khoai ruộng lúa vẫn xanh tràn

Trong một góc vườn cháy khét lửa Na-pan

Em sửng sốt gặp một nhành hoa cúc

Và em gọi đó là hạnh phúc…

Như chồi biếc gặp mưa xuân, như chim én say trời

Em mải mê đi, đi giữa bao người

Xuyên Thọ, Xuyên Châu, Xuyên Hoà, Xuyên Phú…

Những mảnh đất anh hùng quyến rũ

Phút giây đầu đã ràng buộc đời em

Như tự lọt lòng từng biết mấy thân quen

Em nhỏ giao liên, mẹ hiền trụ bám

Cô du kích dịu dàng dũng cảm

Sông Thu Bồn hằng xao động tâm tư

Có tiếng hò như thực như hư

Em đã đến, tắm mình trong sóng nước

Sông kể em nghe chuyện đôi bờ thuở trước

Em mở mắt nhìn kinh ngạc những làng thôn

Và kêu lên khi được thấy cội nguồn

Mỗi sự tích trên đất này thắng Mỹ

Em đã gặp bao anh hùng dũng sĩ

Đã cùng họ sẻ chia

Cọng rau lang bên miệng hố bom đìa

Phút căng thằng khi vòng vây giặc siết

Nỗi thống khổ ngút ngàn không kể hết

Của một thời nô lệ đau thương

Em lớn lên bên họ can trường

Giữa bom gào đạn réo

Em đã thấy những tâm hồn tuyệt vời trong trẻo

Những con người như ánh sáng lung linh

Mỗi đêm ra đi giản dị hiến mình

Để làm nên buổi mai đầy nắng

Em bối rối em sững sờ đứng lặng

Vẻ đẹp này em chưa biết đặt tên

Thức dậy bao điều mới mẻ trong em

Thức dậy bao điều  cao quý trong em

Nơi ngọn bút nghe cuộc đời thôi thúc.

Và em gọi đó là hạnh phúc…

    III,

Em ra đi chẳng để lại gì

Ngoài ánh mắt cười lấp lánh sau hàng mi

Và anh biết khi bất thần trúng đạn

Em đã ra đi với mắt nhìn thanh thản

Bởi được góp mình làm ánh sáng ban mai

Bởi biết mình có mặt ở tương lai

Anh sẽ sống đẹp những ngày em chưa kịp sống

Sẽ yêu trọn những gì em chưa kịp yêu

Em trong anh là mùa xuân náo động

Từ phút này càng rực rỡ bao nhiêu.

8/3/1969 – 6/9/-1969

Dương Thị Xuân Quý

Dương Thị Xuân Quý (1941-1969) là một nhà văn nữ, liệt sĩ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Bà được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học – Nghệ thuật năm 2007.

Bà sinh ngày 19 tháng 4 năm 1941 tại Hà Nội, quê gốc thôn Phú Thị, xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Ông nội bà là cụ Dương Trọng Phổ, một nhà chí sĩ của phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục. Hai người bác ruột là Dương Bá Trạc và Dương Quảng Hàm đều là những nhà giáo danh sĩ nổi tiếng. Bản cha thân của bà là ông Dương Tụ Quán cũng từng là nhà giáo, sau đó chuyển sang nghề báo, từng cộng tác với tờ Văn Học tạp chí, rồi tạp chí Tri Tân. Một người bác họ của bà là họa sĩ Dương Bích Liên, một trong Tứ kiện hội họa Việt Nam.

Trong các anh chị em họ của bà cũng có rất nhiều người thành danh như họa sĩ Dương Cẩm Chương, các giáo sư Dương Trọng Bái, Dương Thị Thoa, Dương Thị Cương, nhà báo Dương Linh…

Cuối năm 1946, bà cùng gia đình tản cư, về sống tại Thái Nguyên, thuộc chiến khu Việt Bắc. Tại đây, do ảnh hưởng của cha, bà sớm bộc lộ năng khiếu và lòng say mê văn chương từ năm 7 tuổi. Năm 1954, bà theo gia đình trở về Hà Nội và theo học trường phổ thông cấp 2 Trưng Vương. Sau khi tốt nghiệp trung học, bà tiếp tục theo học trường trung cấp mỏ tại Quảng Ninh.

Năm 1965, bà tình nguyện xin được vào chiến trường miền Nam chiến đấu. Tháng 2 năm 1966, bà lập gia đình với nhà thơ Bùi Minh Quốc. Tháng 12 năm đó, bà sinh con gái đầu lòng và cũng là duy nhất Bùi Dương Hương Ly. Tuy nhiên, 5 tháng sau, chồng bà lên đường vào chiến trường miền Nam. Đúng một năm sau, vào tháng 4 năm 1968, bà cũng gửi cho lại cho mẹ là bà Hoàng Thị Tín trông nom, lên đường đi chiến trường. T

háng 7 năm 1968, bà vào đến chiến trường, nhận nhiệm vụ phóng viên tạp chí Văn Nghệ Giải Phóng trung Trung bộ (Khu 5). Đêm 8 tháng 3 năm 1969, trong một trận càn quét ác liệt của quân Đại Hàn, bà đã hy sinh tại thôn Thi Thại, xã Xuyên Tân (nay là xã Duy Thành), huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam[1] Sau khi bà hy sinh, do xáo trộn bởi chiến tranh nên không thể tìm ra hài cốt. Cha của bà cũng qua đời sau đó đúng 19 ngày.

Mãi đến ngày 3 tháng 8 năm 2006, nhà thơ Bùi Minh Quốc mới tìm được di cốt và di vật được cho là của bà, và đã cải táng tại khu tưởng niệm bà tại xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.

Bùi Minh Quốc/VHVN

Quan Niệm Về Hạnh Phúc Trong “Bài Thơ Về Hạnh Phúc”

Nhà văn Dương Thị Xuân Quý với con gái nhỏ Bùi Dương Hương Ly trước khi chị đi vào chiến trường miền Nam. “Hạnh phúc là gì ? Bao lần ta lúng túng Hỏi nhau hoài mà nghĩ mãi chưa ra”…(*)

Có rất nhiều cách trả lời cho câu hỏi muôn thuở của loài người: “Hạnh phúc là gì?”. Đã có lần, Các Mác trả lời con gái rằng: “Hạnh phúc là đấu tranh!” khi ông được hỏi: “Hạnh phúc là gì?”. Đúng vậy, hạnh phúc biết bao khi con người không ngừng đấu tranh chống cường quyền, áp bức; chống bất công, chống cái xấu, bênh vực cái đẹp để mang lại hạnh phúc cho mình và cho cộng đồng, xã hội!

Tác giả Dương Hương Ly, trong “Bài thơ về hạnh phúc” lại có những quan niệm về hạnh phúc thật sinh động; bởi niềm hạnh phúc ở đây được nảy sinh, được hài hòa trong những tháng ngày gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Bài thơ có lời đề tặng “Tưởng nhớ Dương Thị Xuân Quý thương yêu” gợi cho người đọc bao suy nghĩ. Đó là người vợ hiền của tác giả Dương Hương Ly (Bùi Minh Quốc) – nhà văn Dương Thị Xuân Quý. Chị đã gửi con nhỏ lại và rời hậu phương miền Bắc để vào chiến trường Quảng Nam tham gia công tác văn nghệ trong những năm tháng ác liệt nhất của cuộc chiến tranh.

Trong một lần về công tác ở vùng đồng bằng, chị đã hy sinh anh dũng, để lại bao niềm thương tiếc cho người ở lại. Trong cảm xúc dâng trào, nhà thơ Dương Hương Ly đã viết nên “Bài thơ về hạnh phúc” và trong đó, tác giả quan niệm về hạnh phúc một cách cao đẹp: Hạnh phúc là được sống hết mình cho sự sống và cháy hết mình cho sự đam mê…

Thôi em nằm lại/ Với đất lành Duy Xuyên/ Trên mồ em có mùa xuân ở mãi/ Trời chiến trường vẫn một sắc xanh nguyên.

Nỗi đau đớn tột cùng khi nhận được tin người vợ – người đồng đội của mình đã hy sinh anh dũng. Tác giả thốt lên: “Anh mất em như mất nửa cuộc đời/ Nỗi đau anh không thể nói bằng lời/ Một ngọn lửa thâm trầm âm ỉ cháy/… Anh bàng hoàng như ngỡ trái tim rơi/ Như bỗng tắt vầng mặt trời hạnh phúc”.

“Hạnh phúc là gì?”, phải chăng hạnh phúc là được sống trong những tháng ngày gian khổ! Con người sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, biết quý trọng cuộc sống và biết được ý nghĩa cuộc sống khi trải qua bao thử thách, gian khổ. Không có sự trưởng thành nếu không được tôi luyện qua lò lửa gian khổ! Khi đó, con người sẽ cứng cáp hơn, sẽ có niềm vui hơn và nhiều hạnh phúc hơn vì được cống hiến sức mình cho cuộc đời… Đó phải chăng là quan niệm về hạnh phúc của tác giả!

Nhớ chăng em, cái mùa mưa đói quay đói quắt/ Mỗi bữa chia nhau nửa bát măng rừng/ Em xanh gầy, gùi sắn nặng trên lưng… Giữa hai cơn đau em ngồi ghi chép/ Con sông Giằng gầm réo miên man/ Nước lũ về… Trang giấy nhỏ mưa chan/ Em vẫn viết: Lòng dạt dào cảm xúc/ Và em gọi đó là hạnh phúc…

Với người chiến sĩ trên mặt trận văn nghệ đang giữa chiến trường là được viết những gì đang diễn ra nóng bỏng trước mắt! Dù phải vượt qua bao dốc cao, dù cơn đói hành hạ nhưng không thể ngăn nổi người phụ nữ mảnh mai này! Chị vẫn nói về tương lai; nói về những ấp ủ trong sáng tác. Hạnh phúc trong gian khổ là bản thân mình được lớn lên, được tôi luyện về thể xác lẫn tinh thần.

Hạnh phúc còn là khi được sống với người dân giữa ngút ngàn bom đạn. Giữa cái chết quanh mình, sự sống vẫn hồi sinh. Con người, cỏ cây đều khét mùi thuốc bom, thuốc đạn nhưng cũng con người ấy, mảnh đất ấy lại bừng lên sức sống mãnh liệt một cach diệu kỳ!

Ở đây, bom đạn kẻ thù không thể nào khuất phục được sự sống. Mầm xanh vẫn lên; tiếng nói cười vẫn vang xa và đẹp thay; một nhành hoa cúc nở vàng tươi trong khu vườn cháy khét vì bom đạn!

Hạnh phúc thật đơn sơ và cũng thật bất ngờ. cái đẹp vẫn tồn tại; cái đẹp vẫn vươn lên, vẫn kiêu hãnh vượt lên từ đổ nát, từ đau thương, mất mát…

Nhớ chăng em, ngày mở màn chiến dịch Đông Xuân/ Em lên đường phơi phới bước chân/ B.52 bom nghìn tấn dội… Quanh những bờ dương bị giặc san bằng/ Đã lại mở những chiến hào gan góc/ Những em bé, dưới mưa bom, vẫn đi làm đi học/ Những vồng khoai, ruộng lúa vẫn xanh tràn/ Trong góc vườn cháy khét lửa na-pan/ Em sửng sốt gặp một nhành hoa cúc/ Và em gọi đó là hạnh phúc…

Những tưởng dưới hàng nghìn tấn bom đạn, mọi vật đều bị san bằng và tất cả hoang tàn, không còn dấu hiệu của sự sống. Nhành hoa cúc nhỏ nhắn thôi nhưng đã minh chứng cho sự thật: Sự sống vẫn tồn tại bông hoa cúc vàng làm đẹp cho cuộc đời…

Những chiến hào gan góc, những con người dũng cảm vẫn bám đất bám làng “một tấc không đi, một ly không rời”. Hạnh phúc còn là được sống hòa mình vào mảnh đất đau thương mà anh dũng. Chính niềm tin phơi phới, chính sự trăn trở, khao khát được cống hiến sức lực của mình cho đất nước đã tiếp thêm sức mạnh cho chị.

Cứ thế, chị mải mê bước vào cuộc sống chiến đấu để viết, để ấp ủ nhiều sáng tác cho ngòi bút của mình.

Như chồi biếc gặp mưa xuân, như chim én say trời/Em mải mê, đi giữa bao người/ …Mỗi sự tích trên đất này thắng Mỹ/ Em đã gặp bao anh hùng dũng sĩ/ Đã cùng họ sẻ chia/ Cọng rau lang bên miệng hố bom đìa… Em đã thấy những tâm hồn tuyệt vời trong trẻo/ Những con người như ánh sáng lung linh/ …Vẻ đẹp này em chưa biết đặt tên/ Thức dậy bao điều mới mẻ trong em/ Thức dậy bao điều cao quý trong em/ Nơi ngọn bút nghe cuộc đời thôi thúc/ Và em gọi đó là hạnh phúc…

Hạnh phúc còn là được sống với “mảnh đất nuôi ta thành dũng sĩ”! Một miền đất miền Trung cằn khô sỏi đá nhưng vẫn luôn ấm áp tình người. Đó là cô du kích, là em nhỏ giao liên, là người mẹ hiền bám trụ; là dòng sông Thu Bồn chảy qua trang sách ngày thơ ấu… Đó còn là những anh hùng, dũng sĩ; những con người bình dị mà tầm vóc mang dáng đứng quê hương.

Họ nhường nhịn, sẻ chia trong gian khổ từ cọng rau lang, từ những phút giây chiến đấu căng thẳng, ác liệt… Họ thầm lặng cống hiến, thầm lặng hy sinh cho mảnh đất yêu thương.

Chính vẻ đẹp rạng ngời của biết bao con người nơi đất lửa đã khiến cho chị – người nữ chiến sĩ cầm bút – xúc động dâng trào. Ngọn bút thôi thúc chị phải viết, phải ghi lại những khoảnh khắc này của lịch sử…

Em bối rối, em sững sờ đứng lặng/ Vẻ đẹp này em chưa biết đặt tên/ Thức dậy bao điều mới mẻ trong em/ Thức dậy bao điều cao quý trong em/ Nơi ngọn bút nghe cuộc đời thôi thúc.

Điệp ngữ “Thức dậy bao điều” cùng với nhịp thơ mạnh mẽ, hào hùng đã làm cho người đọc cũng bồi hồi, xúc động. Có biết bao con người sẵn sàng hy sinh, sẵn sàng ngã xuống cho bình minh, cho “buổi mai đầy nắng” hôm nay… Đó là vẻ đẹp của con người sống có lý tưởng và hiến dâng đời mình cho lý tưởng cao đẹp.

Hạnh phúc lớn của người cầm bút là viết về những tấm gương lặng thầm mà tỏa sáng… Liệt sĩ Dương Thị Xuân Quý đã tìm được những hạnh phúc cho mình: Hạnh phúc được cống hiến, được viết bằng cả niềm đam mê và lòng dũng cảm!

Bài Học Đi Tìm Hạnh Phúc: Niềm Vui Từ Chính Bản Thân

Câu chuyện về chàng thanh niên và vị thiền sư bàn về vấn đề làm sao để đi tìm niềm vui, hạnh phúc chứa đựng những bài học về sự làm người, hãy đặt mình vào người khác, hãy đặt mình vào chính mình để tự thấy mình hạnh phúc.

Một người thanh niên mang vẻ mặt u sầu và thất vọng tới bái lạy một vị thiền sư tuổi đã khá cao. Anh ta muốn hỏi vị thiền sư chỉ cho anh ta cách để trở thành một người vui vẻ hạnh phúc và nỗi trăn trở về việc làm thế nào mới có thể đem lại niềm vui cho mọi người.

Vị thiền sư khá hài lòng với yêu cầu của người thanh niên đó vì đối với con người, có được nguyện vọng như vậy là rất đáng quý, nhất là với người trẻ tuổi như cậu. Tuy nhiên, trẻ tuổi quá thì cũng rất khó đạt, rất nhiều người nhiều tuổi hơn cậu cũng có chung câu hỏi này, thế nhưng có giải thích thế nào chăng nữa thì họ cũng vẫn không hiểu được đạo lý.

Có chút buồn bã, thế nhưng người thanh niên trẻ tuổi vẫn chăm chú lắng nghe từng lời nói của vị thiền sư.

Vị thiền sư già nói: “Ta tặng cậu 4 câu. Câu thứ nhất: Hãy đặt bản thân mình trở thành người khác. Cậu có hiểu được ý nghĩa của câu này không?”

Người thanh niên trả lời: ” Thưa ngài, có phải là khi mình khổ sở, nếu như coi bản thân mình là người khác thì nỗi khổ sẽ tự nhiên giảm bớt đi. Còn khi mình vui mừng quá mức mà coi mình là người khác thì mình sẽ bình tĩnh trở lại và thản nhiên hơn không ạ?”

Vị thiền sư gật đầu rồi nói tiếp: “Câu thứ hai là đặt người khác trở thành bản thân mình.”

Người thanh niên suy nghĩ một lúc rồi trả lời: “Khi đặt người khác trở thành bản thân mình, mình có thể hiểu được nỗi khổ cũng như những mong muốn nguyện vọng của họ để thông cảm và giúp đỡ họ khi cần thiết, phải không ạ?’

Vị thiền sư vui vẻ biểu lộ ra sự hài lòng rồi nói tiếp câu thứ ba: “Xem người khác là chính bản thân họ.”

Người thanh niên nhanh nhảu trả lời: “Thưa ngài, câu này có phải có ý là: Tôn trọng sự riêng tư của mỗi người, không xâm phạm vào điều của riêng người khác.”

Vị thiền sư bật cười ha ha rồi nói: “Tốt lắm, tốt lắm, đứa trẻ này cũng rất dễ dạy bảo! Câu thứ tư chính là xem bản thân mình là chính bản thân mình!”

Câu nói này có vẻ khó với người thanh niên trẻ, cậu ta suy nghĩ mãi một hồi lâu rồi mới chậm rãi nói: “Thưa ngài, câu nói này con nhất thời chưa thể hiểu được. Nhưng trong bốn câu nói này con thấy có sự bất đồng, con phải làm thế nào để thống nhất chúng lại ạ?”

Vị thiền sư trả lời: “Rất đơn giản cậu bé ạ! Con hãy dùng thời gian và kinh nghiệm của bản thân mình rồi con sẽ làm được!”

Người thanh niên rất cảm kích trước sự chỉ giáo của vị thiền sư, anh ta không hỏi thêm rồi quỳ gối xin cáo biệt. Rất nhiều năm sau, khi đã già, người thanh niên ấy- đã trở thành một ông lão hạnh phúc và bài học từ vị thiền sư cũng được ông chia sẽ với những người xung quanh, nhất là những người thanh niên trẻ tuổi, giống như ông trước kia. Qua thời gian, ông đã hiểu được ý nghĩa đích thực của 4 câu nói trong lời dạy của vị thiền sư kia là:

1. Khi đặt bản thân mình là người khác để đối đãi thì chính là vô ngã.

2. Khi đặt người khác là bản thân mình để đối đãi thì đó chính là từ bi.

3. Khi đặt người khác chính là bản thân họ để đối đãi thì đó chính là trí tuệ.

4. Khi đặt bản thân mình là bản thân mình để đối đãi thì đó chính là tự tại.

Hiểu Về Chủ Đề Hạnh Phúc

Chủ đề hạnh phúc

I. Đoc – Hiểu (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi :

“…Một  người hạnh phúc  không  nhất  thiết  phải  là người  có  mọi  thứ  tốt nhất,  mà là người biết tận hưởng và chuyển biến những gì đang xảy đến với mình trong cuộc sống một cách tốt nhất. (1)

Hạnh phúc chỉ đến với những ai biết rơi lệ khi tổn thương, biết đau đớn khi mất mát, biết khao khát và nuôi dưỡng những giấc mơ, biết cố gắng làm lại khi thất bại, bởi vì chỉ có như vậy, mọi người mới biết trân trọng những gì đã và đang đến trong cuộc đời mình.” (2)

(Theo Hạt giống tâm hồn, tập 3, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2013)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2. Theo tác giả, một người hạnh phúc là người như thế nào ?

Câu 3. Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn (2): “ Hạnh phúc chỉ đến với những ai biết rơi lệ khi tổn thương, biết đau đớn khi mất mát, biết khao khát và nuôi dưỡng những giấc mơ, biết cố gắng làm lại khi thất bại, bởi vì chỉ có như vậy, mọi người mới biết trân trọng những gì đã và đang đến trong cuộc đời mình.”

Câu 4: Trình bày suy nghĩ của bản thân về hạnh phúc đối với mỗi con người được nêu ra trong văn bản ?

* Gợi ý trả lời:

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận (0,5)

Câu 2: Theo tác giả, một người hạnh phúc là người: biết tận hưởng và chuyển biến những gì đang xảy đến với mình trong cuộc sống một cách tốt nhất. (0,5)

Câu 3: (1,0)

– Biện pháp: điệp từ, lặp cấu trúc

– Hiệu quả:

+ Nhấn mạnh: ý nghĩa, giá trị của hạnh phúc trong cuộc sống của mỗi con người.

+ Tạo âm hưởng và nhịp điệu riêng cho câu văn.

Câu 4: (1.0)

– Hạnh phúc không tự nhiên đến trong cuộc sống của mỗi con người.

– Hạnh phúc chỉ đến với những ai biết cố gắng và nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.

– Biết trân trọng những gì mình đang có.

Đề bài 2:

I. Đoc – Hiểu (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

“ …Trồng cây hạnh phúc cũng giống như trồng một cái cây xanh. Bạn sẽ phải vất vả chăm bón, tỉa tót, tưới tắm lúc nó còn nhỏ, và tận hưởng cái cảm giác sung sướng khi nó lớn lên, đơm hoa kết trái. Còn gì hạnh phúc hơn khi được ngồi dưới bóng mát của cái cây do chính tay mình vun trồng và tận hưởng vị ngọt thơm mát từ hoa trái của nó?

Một cây hạnh phúc có thể lớn mạnh phải cần đến một vùng đất tốt, hay nói cách khác là môi trường sống tốt. Với sự tấn công ngày càng mạnh mẽ của các loài “sâu bọ”, hay đất đai ngày càng trở nên “cằn cỗi”, việc tìm cho cái cây của bạn một môi trường sống xung quanh tốt là một điều hết sức quan trọng. Đó là việc mà bạn phải tự tay bạn làm mới được. Đôi khi bạn dành quá nhiều thời gian cho cái cây bạn bè, cây công việc, cây mua sắm, cây truyền hình… mà bạn quên mất rằng cái cây hạnh phúc của bạn đang ngày càng khô héo vì thiếu sự chăm sóc. Thường thì chúng ta chẳng để ý cho đến khi sự cố xảy ra hay “khi cây hạnh phúc chợt ngưng lá xôn xao” như Lê Uyên Phương từng viết: Chỉ khi yếu đau chúng ta mới nhận ra rằng những ngày tháng khoẻ mạnh thật đáng quý biết bao, chỉ khi tình đã đi xa ta mới thấy mình cần tình biết bao nhiêu…

Vậy ta phải làm gì để trả lại cho cái cây hạnh phúc sự xanh tươi vốn có của nó? Không khó lắm đâu, hãy làm những việc tốt, hãy làm cho người khác hạnh phúc, hãy sống vị tha… Có rất nhiều người nhầm tưởng rằng hạnh phúc có thể mua được. Họ đâu biết rằng hạnh phúc chính là sự cho đi, là sự hy sinh vì tha nhân, là tình yêu đồng loại… Đó chính là những “gầu nước mát” giúp cho cây hạnh phúc mãi xanh tươi, đơm hoa kết trái và mang lại hoa thơm quả ngọt.”

(Trích “Trồng cây hạnh phúc”- Phạm Thị Hồng Hạnh)

Câu 1: Theo tác giả, ta cần phải làm gì để trả lại cho “cái cây hạnh phúc sự xanh tươi vốn có của nó”? Câu 2: Vì sao trong văn bản trên, tác giả lại cho rằng “Trồng cây hạnh phúc cũng giống như trồng một cái cây xanh”? Câu 3: Theo anh (chị) hạnh phúc có thể mua được không? Vì sao? Câu 4: Anh (chị) sẽ làm gì để trồng cây hạnh phúc cho mình?

* Gợi ý trả lời:

Câu 1: Theo tác giả, để trả lại cho “cái cây hạnh phúc sự xanh tươi vốn có của nó”, ta cần: làm những việc tốt, làm cho người khác hạnh phúc, sống vị tha…

Câu 2: Tác giả cho rằng “Trồng cây hạnh phúc cũng giống như trồng một cái cây xanh” vì: Bạn sẽ phải vất vả chăm bón, tỉa tót, tưới tắm lúc nó còn nhỏ, và tận hưởng cái cảm giác sung sướng khi nó lớn lên, đơm hoa kết trái.

Câu 3: HS có thể trả lời với những cách khác nhau nhưng cần nêu được hạnh phúc cần được vun trồng, chăm sóc.

Câu 1: HS trình bày quan niệm của riêng mình, có thể có những ý sau:

– Sống biết yêu thương, đồng cảm, chia sẻ, quan tâm đến người khác. – Biết cho biết nhận, vị tha, khoan dung, nhân hậu. – Biết trân trọng, giữ gìn những gì đang có…

Đề bài 2:

I. Đoc – Hiểu (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

(1) Có thể lâu nay chúng ta vẫn nghĩ về từ “hạnh phúc” như một từ sáo rỗng, bởi không thể xác định được một cách cụ thể nó bao hàm điều gì. Là thành đạt, giàu có? Là được tôn vinh? Là được hưởng thụ bất kỳ điều gì ta muốn? Là chia sẻ và được chia sẻ? Là đem đến niềm vui cho người khác? Hay chính là sự hài lòng của riêng bản thân mình?

(2) Có thể, chúng ta vẫn nghĩ hạnh phúc là vấn đề “riêng tư” và “cá nhân”. Nhưng không phải vậy. Nếu bạn lo buồn hay gặp bất trắc thì ít nhất, thầy cô, cha mẹ, bạn bè đều cảm thấy xót xa, lo lắng cho bạn. Còn nếu bạn vui tươi, hạnh phúc thì ít nhất cũng làm cho chừng đó người cảm thấy yên lòng, lạc quan và vui vẻ khi nghĩ về bạn.

(3) Mỗi con người là một mắt xích, dù rất nhỏ nhưng đều gắn kết và ảnh hưởng nhất định đến người khác. Và người khác ấy lại có ảnh hưởng đến những người khác nữa. Tôi thích nghĩ về mối quan hệ giữa con người với nhau trong cuộc đời như mạng tinh thể kim cương. Mỗi người là một nguyên tử cacbon trong cấu trúc đó, có vai trò như nhau và ảnh hưởng lẫn nhau trong một mối liên kết chặt chẽ. Một nguyên tử bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến bốn nguyên tử khác, và cứ thế mà nhân rộng ra. Chúng ta cũng có thể vô tình tác động đến cuộc đời một người hoàn toàn xa lạ theo kiểu như vậy.

(Trích Đơn giản chỉ là hạnh phúc, Sách Nếu biết trăm năm là hữu hạn…, Phạm Lữ Ân, NXB Hội Nhà văn, 2016, trang 40-41)

Câu 1. Xác định các thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn văn (3) (0,5 điểm) Câu 2. Vấn đề chính được trình bày trong đoạn trích trên là gì?(0,5 điểm) Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn (1) (1.0 điểm) Câu 4. Thông điệp nào trong đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao? (1,0 điểm)

* Gợi ý trả lời:

Câu 2: Vấn đề được trình bày trong đoạn trích: hạnh phúc không phải là vấn đề cá nhân, riêng tư mà còn ảnh hưởng, tác động đến nhiều người khác, từ cha mẹ, thầy cô, bạn bè tới cả những người xa lạ.

Câu 3: Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn (1):

+ Câu hỏi tu từ (học sinh chỉ ra 6 câu hỏi tu từ). + Lặp cấu trúc cú pháp 6 lần (cấu trúc “ Là” + một tiêu chí – biểu hiện của hạnh phúc)

– Tác dụng:

+ Mỗi câu hỏi nêu ra, khẳng định một điều đem lại hạnh phúc cho con người. Biện pháp lặp cấu trúc: khẳng định có rất nhiều điều khác nhau đem lại hạnh phúc. + Qua đó, tác giả khắc họa nỗi băn khoăn trong suy nghĩ của mỗi người và ngầm bày tỏ suy nghĩ của bản thân: quan niệm nào về hạnh phúc được nhắc đến cũng đúng, nhưng tách riêng từng tiêu chí là chưa đủ, mà phải kết hợp hài hòa tất cả mới đem lại hạnh phúc trọn vẹn của mỗi cá nhân và cho mọi người.

Câu 4: Đây là câu hỏi mở, cho phép học sinh tự chọn lựa thông điệp có ý nghĩa nhất đối với bản thân. Câu trả lời của học sinh cần đạt các yêu cầu:

– Thông điệp được gợi ra từ đoạn trích, có ý nghĩa tích cực, tốt đẹp đối với nhận thức, quan niệm, lối sống của thí sinh nói riêng và mỗi người nói chung. – Lí giải lí do lựa chọn và ý nghĩa của thông điệp một cách ngắn gọn, thuyết phục.

Bạn đang xem bài viết Tưởng Nhớ Xuân Quý Thân Yêu: Bài Thơ Về Hạnh Phúc trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!