Xem Nhiều 3/2023 #️ Vài Nét Tìm Hiểu Về Vai Trò Của Yếu Tố Kì Ảo Trong Truyền Thuyết, Truyện Cổ Tích Và Truyền Kì # Top 9 Trend | Anhngucongdong.com

Xem Nhiều 3/2023 # Vài Nét Tìm Hiểu Về Vai Trò Của Yếu Tố Kì Ảo Trong Truyền Thuyết, Truyện Cổ Tích Và Truyền Kì # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Vài Nét Tìm Hiểu Về Vai Trò Của Yếu Tố Kì Ảo Trong Truyền Thuyết, Truyện Cổ Tích Và Truyền Kì mới nhất trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Như chúng ta đã biết Văn học là một loại hình nghệ thuật, một hình thái ý thức xã hội đặc thù luôn vận động biến chuyển. Diễn tiến của văn học như một hệ thống với sự hình thành tồn tại thay đổi có mối quan hệ khăng khít chặt chẽ với thời kỳ lịch sử như hai mặt của một tờ giấy

Trong quá trình vận động Văn học phát triển trong sự kế thừa và cách tân, văn học dân gian là cội nguồn của văn học viết người sau kế thừa giá trị của người trước tạo nên giá trị mới. Sự vận động từ văn học dân gian sang văn học viết diễn ra một cách tự nhiên nhưng không nằm ngoài quy luật vận động của nền văn học. Chính văn học dân gian đã trở thành nguồn mạch mát lành nuôi dưỡng cho nền văn học viết Việt Nam ngày càng khởi sắc. Trong quá trình đó Văn học dân gian và văn học trung đại tuy là hai bộ phận văn học có phương thức sáng tác khác nhau nhưng lại có quan hệ gắn bó rất mật thiết. Trong mối quan hệ với văn học trung đại Việt Nam thì văn học dân gian đóng vai trò là ngọn nguồn, là nền tảng. Đối với nền văn xuôi trung đại, kho tàng truyện kể dân gian có vai trò và ảnh hưởng to lớn đến sự hình thành và phát triển thể loại văn học tự sự về nhiều mặt. Có thể nói kho tàng truyện kể dân gian chính là một trong những nguồn suối trong mát đã nuôi dưỡng cho khu vườn tự sự Việt Nam mãi mãi xanh tươi. Tìm hiểu tác động ngược lại của văn học trung đại đối với văn học dân gian, các nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc, Đặng Thanh Lê, Phan Ngọc,… chỉ ra tác động của văn học trung đại đối với việc tạo nên chất liệu, nguồn cảm hứng làm cho một số hình thức biểu hiện của văn học dân gian được nâng cao lên tầm cao mới. Trong quá trình tìm hiểu các thể loại tự sự dân gian như truyền thuyết, cổ tích và thể loại truyền kì của văn học trung đại, chúng ta nhận thấy sự hiện diện của các yếu tố kì ảo.

   Trong tác phẩm văn học, yếu tố kì ảo là cầu nối để đưa ta vào thế giới chưa biết, huyền diệu và bí ẩn trong trí tưởng tượng, vào những giấc mơ không có thật. Nó đem đến cảm giác mới lạ cho người đọc, mở ra một chân trời mới của sức tưởng tượng bay bổng. Mặt khác nó khiến con người không quay đi với đời sống thực tại mà luôn sẵn sàng đối diện, nhận thức đời sống một cách sâu sắc hơn. Trong bài viết, chúng tôi tìm hiểu vai trò các yếu tố kì ảo của văn học dân gian qua thể truyền thuyết ( Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy), truyện cổ tích thần kì ( Truyện Tấm Cám) và thể loại Truyền kì ( Chuyện chức phán sự đền Tản Viên– Trích Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ).

    Đến với thể loại truyện cổ tích thần kì: Chức năng của cổ tích là nhận thức con người, nhận thức những quan hệ giữa con người với con người, đồng thời giáo dục con người khát vọng hướng thiện. Truyện cổ tích là truyện hư cấu có chủ tâm và mang tính nghệ thuật . Chức năng và đặc điểm nghệ thuật ấy của truyện cổ tích biểu hiện khá rõ trong truyện cổ tích thần kì. Mang chức năng nhận thức con người, nhận thức những quan hệ giữa con người với con người…nên truyện cổ tích thần kì hướng về đời sống xã hội, lấy con người (chủ yếu là những người lao động nghèo khổ, lương thiện) làm nhân vật trung tâm. Trong truyện cổ tích thần kì, yếu tố thần kì có vai trò rất quan trọng ở việc hình thành thế giới cổ tích. Truyện cổ tích thần kì thể hiện chức năng nhận thức con người, nhận thức xã hội qua việc phản ánh nhiều mặt của đời sống xã hội, trong đó có nội dung rất quan trọng là phản ánh xung đột, mâu thuẫn xã hội. Xung đột, mâu thuẫn xã hội, khi đi vào thế giới cổ tích trở thành xung đột, mâu thuẫn truyện và yếu tố thần kì có vai trò to lớn, không thể thiếu, trong sự phát triển tình tiết, giải quyết xung đột, mâu thuẫn của truyện. Trong truyện cổ tích Tấm Cám cũng như nhiều truyện cổ tích thần kì khác xung đột trong truyện cổ tích thần kì luôn luôn được giải quyết nhờ sự can thiệp của các lực lượng thần kì. Yếu tố thần kì trong truyện cổ tích thần kì là yếu tố có vai trò biến thực tế cuộc sống thành thế giới cổ tích. Người nghe say mê thế giới cổ tích, trước hết là họ say mê chính cái thần kì trong thế giới cổ tích. Nhờ sự phù trợ của lực lượng thần kì, xung đột được giải quyết bao giờ cũng theo hướng người tốt, thật thà, lương thiện chiến thắng, hạnh phúc; kẻ xấu, tham lam, độc ác thất bại, bị trừng trị đích đáng. Sự chiến thắng và hạnh phúc của nhân vật hiền lành, lương thiện trong truyện cổ tích thần kì gần như chỉ là biểu hiện của niềm tin vào triết lí ở hiền gặp lành và ước mơ công lí của nhân dân mà thôi. Có nhận xét về truyện cổ tích cho rằng:các yếu tố thần kì tham gia vào cốt truyện để giúp những nhân vật bất hạnh thay đổi số phận, nhờ có sự hư cấu kì ảo này họ đều được hưởng hạnh phúc.

     Qua hàng ngàn năm, văn học dân gian Việt Nam vẫn giữ được sức sống lâu bền của nó, trở thành cội nguồn vô tận nuôi dưỡng tâm hồn người Việt và là mảnh đất màu mỡ ươm mầm và phát triển những tài năng nghệ thuật. Văn học dân gian là chiếc cầu vô hình nối quá khứ với hiện tại, tương lai; gắn kết tình cảm mọi thế hệ con người Việt Nam. Đó chính là sự khởi nguồn, là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại.

    Nói đến thể truyền kì, tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ được xem là tác phẩm mở đầu mẫu mực trong văn học trung đại Việt Nam- xứng đáng là “ Thiên cổ kì bút”, “ áng văn hay của bậc đại gia”. Truyền kì mạn lục mượn yếu tố hoang đường, kì ảo, mượn truyện xưa để phản ánh xã hội đương thời. Dòng truyện kì ảo trung đại, dù vẫn còn mang bóng dáng của văn học dân gian, nhưng đây là những sáng tác đậm dấu ấn cá nhân của tác giả, gắn liền với sự bừng ngộ, sự ý thức của con người đối với hiện thực. Cảm hứng của Nguyễn Dữ khi sáng tác Truyền kì mạn lục là lấy cái “ kì” để nói cái “ thực”. Tác phẩm có sự kết hợp của yếu tố kì và thực trong bút pháp nghệ thuật. Chuyện Chức phán sự đền Tản Viên có vẻ như “ người thực, việc thực” bởi cách dẫn người, dẫn việc cụ thể, xác định đến cả thời gian, địa điểm. Nhưng chính câu chuyện về Ngô Tử văn lại cũng chứa đầy tính li kì, huyền hoặc bởi sự xuất hiện của thế giới Minh ti. Chịu ảnh hưởng từ tư duy thần linh siêu hình của các sáng tác dân gian, của những truyện kì quái phương Bắc, Nguyễn Dữ đã đưa vào các câu chuyện của ông nhiều yếu tố hoang đường, huyền ảo. Trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, trước hết, có thể kể đến sự xuất hiện của các yếu tố kì ảo trong thế giới nhân vật như hồn ma tên tướng giặc phương Bắc, quỷ, quỷ Dạ Xoa, Thổ công, Diêm Vương, các phán quan. Tất cả các nhân vật này đều thuộc về cõi âm. Trong Truyền kỳ mạn lục, cái kỳ ảo được Nguyễn Dữ sử dụng một cách có ý thức như một thủ pháp nghệ thuật, còn cái hiện thực được hiểu là toàn bộ hiện thực muôn mặt của cuộc sống đời thường với biết bao cảnh đời đau khổ. Hai yếu tố hiện thực và kỳ ảo có mối quan hệ gắn bó. Ở hầu hết các truyện trong Truyền kỳ mạn lục, hai yếu tố đó đan xen vào nhau, tương tác nhau để cùng bộc lộ tư tưởng của tác giả và nội dung của tác phẩm. Yếu tố kì ảo được sử dụng như một phương thức kể chuyện làm cho câu chuyện được kể thêm hấp dẫn, tăng tính chất lãng mạn, trữ tình.

  Nếu nhìn trong sự vận động của yếu tố kì ảo trong văn học, ta nhận thấy yếu tố kì ảo trong truyền kì có sự kế tục cả hai thể loại văn học dân gian nêu trên trong việc phản ánh quan niệm, phản ánh ước mơ và tư duy siêu hình. Bên cạnh đó thể loại văn học này đã thể hiện điểm mới trong quan niệm của tầng lớp trí thức phong kiến mang tinh thần dân tộc. Trong truyền kì dấu ấn cá nhân ( của tác giả và tầng lớp trí thức ) được bộc lộ.

     Từ những cốt truyện dân gian, Nguyễn Dữ (thế kỉ XVI), Đoàn Thị Điểm (thế kỉ XVIII) khi viết những tác phẩm truyền kì đã hư cấu chúng thành những câu chuyện hoàn chỉnh vừa có yếu tố lãng mạn, vừa có tính tư tưởng nhân văn sâu sắc, vừa có giá trị nghệ thuật cao. Kho tàng truyện kể dân gian không chỉ có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển của các thể loại tự sự văn xuôi, mà còn có vai trò rất quan trọng trong sự hình thành và phát triển các thể loại tự sự văn vần của văn học thời trung đại. 

    ( Lê Thị Nghĩa- GV Ngữ văn, Tổ trưởng CM- Trường THPT Dương Xá)

Yếu Tố Thần Kì Trong Truyện Cổ Tích Nhật Bản

1. Mở đầu           Khảo sát 63 truyện cổ tích Nhật Bản 2. Nhân vật thần kì          Nhân vật thần kì trong truyện cổ tích Nhật Bản, nhìn một cách khái quát cũng mang những đặc điểm “đồng dạng” với nhân vật thần kì trong truyện cổ tích của nhiều quốc gia trong khu vực Đông Á và trên thế giới. Có thể thấy, với tư duy thần thoại và trí tưởng tượng bay bổng, tác giả dân gian đã xây dựng nên hệ thống nhân vật siêu nhiên đầy “huyễn hoặc”, kì ảo nhưng cũng rất đời thường. Đó là thần Myojin – vị thần hộ mệnh (Định mệnh của cuộc sống, Nàng công chúa và người bán than), là thần đền Jizo (Cuộc đời của một người hành khất), là thần cây long não (Truyện cổ về cây long não), là nữ thần nhân từ (Con suối Tazawa xinh đẹp)… Những vị thần này luôn xuất hiện trong cuộc sống thường nhật của người dân khi họ khẩn cầu và bằng cách này hay cách khác đã đem đến cho họ những cơ hội thay đổi bất ngờ trong cuộc sống. Cô gái trong truyện Con suối Tazawa xinh đẹp, một hôm nhìn người mẹ có tuổi của mình, giật mình lo sợ một ngày nào đó mình cũng trở nên già nua như mẹ, cô quyết định lên đường tìm gặp nữ  thần và cầu xin nữ thần cho mình giữ được sắc đẹp vĩnh cửu. Mặc cho nữ thần khuyên can và cảnh báo đó là “hi vọng hão huyền” nhưng cô gái một mực quả quyết: “Con sẽ làm bất cứ điều gì để có thể đạt được điều đó”. Nữ thần chỉ cho cô gái đường đi đến dòng suối vàng lấp lánh, uống nước ở dòng suối và ước mơ của cô sẽ thành hiện thực. Nhưng kết cục do “nước suối mùa xuân rất ngọt, vì vậy cô còn uống nhiều hơn cả cơn khát đòi hỏi”, cô đã biến thành con rồng. Khi người mẹ tìm thấy cô ở nơi này, cô đã nói: “Nữ thần của lòng nhân từ đã ban cho con vẻ đẹp và sự trẻ trung vĩnh viễn. Và bây giờ con như thế này đây, con không buồn đâu mẹ ạ”. Kết thúc này, có thể đem đến sự tiếc nuối cho người nghe về một cái kết có hậu trọn vẹn song nhìn nhận một cách khách quan, đây vẫn là sự “trọn vẹn” trong khát khao vươn tới sự hoàn thiện, hoàn mĩ tuyệt đối của con người.         Trong truyện kể Chàng câu cá Ichiemon, nhân vật thần kì là con quỷ nước Kappa. Con quỷ hiện ra trước mắt chàng câu cá với hình hài “một người nào đó đang treo mình trước mũi thuyền của anh trên mặt nước” và khi được hỏi: “Mày là quỷ nước Kappa phải không? Mày từ đâu đến đây và mày muốn gì?” con quỷ đã ngay lập tức trả lời: “Đúng, tôi chính là Kappa. Inchiemon, anh hãy đưa cho tôi chỗ rượu Sakê của anh đi”. Và sau khi bị từ chối, con quỷ đã rình cho anh chàng đánh cá say rượu ngủ quên, uống sạch bình rượu của anh. Tỉnh giấc, thấy bình rượu đã hết, anh tức giận nhưng con quỷ đã đền bù cho anh bằng cách “giúp anh có thật nhiều cá như anh muốn. Cá mẹ cá con sẽ thi nhau nhảy vào thuyền của anh mà chẳng cần anh giật dây câu”. Trong trường hợp này, nhân vật thần kì vẫn phát huy được vai trò của nhân vật “tặng thưởng” – một kiểu  nhân vật đặc trưng của truyện cổ tích thần kì.         Ở một câu chuyện khác – Con ma của đền Kogienji, nhân vật thần kì là con ma xuất hiện với diện mạo của một người phụ nữ trẻ đẹp với “mái tóc lưa thưa”, “mặc một cái áo Kimônô rất trắng, đứng một mình trong bóng tối mờ mờ”. Vẻ đẹp liêu trai ấy khiến cho người chủ quán khi nhìn thấy đã “rùng mình ớn lạnh”. Cô gái đến tìm chủ quán để mua kẹo trong 6 đêm liên tiếp, rồi “biến nhẹ nhàng vào đêm tối”. Vào đêm thứ 7, cô đến và cầu khẩn: “Đêm nay tôi không có tiền, nhưng bằng tấm lòng nhân từ của bụt chí tôn, xin ông hãy cho tôi mấy chiếc kẹo”. Hành tung bí ẩn của cô khiến cho người chủ quán thấy nghi ngờ và quyết tâm tìm cho ra sự thật. Sự thật được phát giác khi ông cùng nhóm thanh niên ưa mạo hiểm bám theo cô gái và nhìn thấy cô chui vào một nấm mồ. Khi tấm đá đậy trên mộ phần được đẩy ra họ nhìn thấy cô nằm trong quan tài với một đứa bé sơ sinh. Một câu chuyện tình yêu đau buồn sau đó được một vị sư trưởng hé lộ, đã khiến cho ai nấy đều cảm thương cho số phận bất hạnh của một cô gái.           Ở một số trường hợp cụ thể, nhân vật chính nhận “phương tiện thần kì” mà không cần phải trải qua sự thử thách của người tặng. Trong Truyện cổ về cây long não, chàng thợ săn vào rừng săn thú và trong lúc trú mưa dưới gốc cây long não, anh ta đã nghe được câu chuyện của hai vị thần. Câu chuyện đó, thật tình cờ lại nhắc đến cái chết của đứa con trai mới sinh của anh ta sau 7 năm nữa. Cũng vì biết trước số phận của con mình nên chàng thợ săn đã nghĩ ra cách đối phó với quỷ biển để cứu con mình thoát khỏi cái chết đã được tiên đoán. Ở đây người thợ săn nhận được “phương tiện thần kì” một cách hoàn toàn tình cờ, ngẫu nhiên.           Nhân vật thần kì còn gắn với chức năng gây ác, đem đến tai họa bất ngờ cho người dân lương thiện. Con quỷ trong truyện Tiếng cười của quỷ đã biến thành đám mây đen cuốn theo một cô dâu trong đám cưới. Bà mẹ đã lên đường đi tìm và may mắn nhờ một vị đạo cô (ngôi mộ đá) bày cách nên đã cứu được con gái trở về. Hoặc trong truyện Con quỷ và ba đứa trẻ, Ba lá bùa may mắn cũng xuất hiện con quỷ/mụ quỷ già độc ác, chuyên tìm mọi cách ăn thịt người… Kiểu nhân vật này khá giống với nhân vật yêu tinh trong truyện cổ tích của Việt Nam.           Cũng có khi nhân vật thần kì đứng ở vị trí trung gian, như trong truyện Hai ông già và cục bướu. Hai nhân vật với những đặc điểm ngoại hình giống nhau, nhưng tính cách hoàn toàn khác nhau – ông lão “vô tư” và ông lão “cục cằn”. Cả hai lần lượt vào rừng, gặp lũ quỷ nhưng cách hành xử của họ khác nhau. Ông lão “vô tư” với bản tính vui vẻ, hòa đồng thấy lũ quỷ nhảy múa nên hào hứng vừa nhảy vừa hát cùng với chúng, nên khi cần giữ lại một vật làm tin để mong ông quay lại, lũ quỷ đã nhấc cục bướu ra khỏi mặt của ông lão. Còn ông lão “cáu kỉnh”, đúng như tên gọi của mình thấy lũ quỷ xúm xít vây quanh vừa bực bội vừa sợ hãi đã làm lũ quỷ thất vọng và kết cục thật thảm hại khi lão phải hứng chịu hai cục bướu xấu xí trên mặt. Có thể thấy, hai nhân vật được đặt trước tình huống thử thách giống nhau nhưng cách xử lí tình huống khác nhau, nên kết cục số phận của họ hoàn toàn trái ngược. Nhân vật thần kì ở đây, chỉ đóng vai trò “đòn bẩy” cho hai nhân vật bộc lộ bản chất của mình. Tính chất nhân – quả  thể hiện rõ qua việc: số phận mỗi người như thế nào là do hành động, tính cách của anh ta quy định.           Rất dễ nhận thấy trong truyện cổ tích Nhật Bản, lực lượng thần kì thường phổ biến ở các dạng như “thần”, “ma”, “quỷ”, “tinh”. Chúng xuất hiện ở mỗi tình huống với những đặc điểm hành trạng khác nhau nhưng đều tham gia trực tiếp vào thế giới của con người. Sự có mặt của nhân vật thần kì, dù với bất kì vai trò nào cũng đều có ý nghĩa tạo nên tính chất khác thường, kì lạ của câu chuyện. 3. Con vật, đồ vật thần kì          Tính chất thần kì biểu hiện ở chỗ những con vật, đồ vật vật thể biết nói, biết nghe và hiểu được tiếng người. Các con vật như: loài chim (chim trĩ, chim sẻ, chim hạc…), loài cá, cua, loài thú hoang dã (cáo, chó sói…), vật nuôi (ngựa, chó, mèo, gà, vịt…)… Chúng tham gia vào cốt truyện với vai trò nhân vật phụ song lại có ý nghĩa rất lớn trong toàn bộ diễn biến câu chuyện.          Cũng giống như truyện cổ tích của nhiều quốc gia trên thế giới, sự có mặt của các con vật trong truyện cổ tích Nhật Bản được xem như “vật di sản màu nhiệm” đem lại may mắn, giàu có cho nhân vật chính. Tuy nhiên ở một vài truyện cụ thể, tính chất “mầu nhiệm” có phần khác biệt. Truyện Con cáo và ông lão kể về một ông lão lương thiện, sống đơn độc trong một ngôi làng nhỏ. Ông lão rất yêu thích công việc làm vườn, một hôm nhặt được một hạt đậu bé xíu liền mang về trồng trong mảnh vườn nhỏ của mình. Hạt đậu nảy mầm và lớn rất nhanh. Cây đậu ra quả sai trĩu nhưng có một con cáo đến ăn trộm những hạt đậu. Trước sự tức giận của ông lão, con cáo cầu xin tha tội và hứa: “Cháu sẽ làm cho ông trở thành người giàu có”. Giữ đúng lời hứa, con cáo biến thành con ngựa chiến, con bò sữa cho ông lão bán đi, kiếm rất nhiều tiền. Tuy nhiên, câu chuyện không chỉ dừng lại ở đây. Lần thứ ba, con cáo biến thành cái ấm trà xinh xắn và ông lão lại mang cái ấm ra chợ bán. Một ông khách đã cho cái ấm lên bếp lửa đun để kiểm tra độ  bền của nó. Cuối cùng cái ấm phồng lên, nổ tung và kết cục là “con cáo tội nghiệp mình sũng nước nằm chết nhe răng. Còn ông lão thì bị bỏng nặng vì nước nóng ở cái ấm nổ bắn ra”. Kết thúc này không đi theo chiều hướng lí tưởng hóa – một biểu hiện cho thấy tinh thần thực tế rất đậm nét trong truyện cổ tích Nhật Bản. Ở một số truyện cổ khác, ta lại bắt gặp một lối tư duy rất gần với truyện cổ tích Việt Nam. Đó là sự “mầu nhiệm” mà con vật thần kì đem đến cho những con người bất hạnh, hiền lành tốt bụng. Nhân vật Mamichigane trong truyện Cậu bé đầu bếp, là con của một vị lãnh chúa trong vùng Omura. Cậu bé mồ côi mẹ từ lúc ba tuổi, sống cùng người mẹ kế ích kỉ, độc ác, phải chịu đựng nhiều nỗi oan ức, khổ cực. Một lần mụ vu oan cho cậu bé làm mụ bị thương, cha cậu đã đuổi cậu ra khỏi nhà cùng với một con ngựa. Trên đường đi, cậu gặp một con sông lớn, một dãy núi hiểm trở song nhờ con ngựa cậu vượt qua những chướng ngại này một cách dễ dàng. Sau này, nhờ con ngựa biết nhảy múa, cậu còn được kết hôn với cô gái xinh đẹp của phú ông; Sự đền đáp của con vật đối với ân nhân, có thể thấy qua truyện Con chim sẻ bị cắt lưỡi. Một ông lão cứu giúp con chim nhỏ gặp nạn nhưng không nhận được sự đồng tình từ bà vợ. Ông lão yêu quý con chim bao nhiêu thì bà vợ lại ghẻ lạnh, ghê tởm nó bấy nhiêu. Cuối cùng, ông lão nhân hậu được đền đáp một chiếc hòm nhỏ, trong chứa đầy vàng bạc châu báu, còn bà vợ tham lam đòi chiếc hòm lớn hơn, trong chứa đầy ma, quỷ và những sinh vật hung ác; Hay trong truyện Urashima Taro, chàng trai Urashima Taro vốn là người hiền lành, tốt bụng và dễ tính, cứu con rùa nhỏ khỏi sự hành hạ của bọn trẻ nên đã được rùa trả ơn bằng cách đưa xuống cung điện của Long Vương, chung sống với nàng công chúa Otto xinh đẹp… Những con vật thần kì trong những truyện kể trên gắn với vai trò “người tặng thưởng” và phần thưởng được trao tặng khi nhân vật chính trải qua một thử thách nào đó, và ở đây là thử thách về tình thương, lòng trắc ẩn.          Những đồ vật, vật thể như cái cối, cái thùng, cái bình, cái hũ gạo, cái áo, cái ấm… cũng được xem như những sinh thể sống động với đặc điểm, thuộc tính như con người. Chúng có thể “can dự” vào diễn biến cuộc đời của các nhân vật, chi phối tới kết cục số phận của họ. Trong truyện Vì sao nước biển lại mặn, người em nghèo khổ đến vay gạo của người anh nhưng bị từ chối. Trên đường lang thang vô định, anh đã gặp một ông lão và được bày cho cách đến tìm những người tí hon để “xin họ một vật bằng đá có thể chuyển động được”. Điều duy nhất mà anh phải làm là “quay cái tay nắm về phía bên phải và nói điều mong ước của mình” và “nếu muốn làm cho cái cối dừng lại phải quay nó về phía tay trái”. Cái cối thần kì đã làm người em toại nguyện với cuộc sống đủ đầy. Người anh trai tham lam, rắp tâm ăn trộm cái cối và kết cục là anh ta bị nhấn chìm xuống đáy biển. Đây là một trong số những truyện tương đồng với truyện của Việt Nam, với dạng kết cấu đồng quy rất đặc trưng. Cái cối thần kì trong câu chuyện này, đã phát huy tính màu nhiệm của nó và sự màu nhiệm này có ý nghĩa “trợ lực” cho nhân vật chính diện.          Là đồ vật, song chúng luôn bộc lộ các trạng thái cảm xúc giống như con người, biết phân biệt tốt – xấu, thiện – ác… Trong truyện cổ tích cổ tích Nhật Bản, ta còn bắt gặp những đồ vật thần kì như thùng rượu Sakê uống hết lại đầy, cái nồi chỉ cần cho một nhúm gạo có thể biến thành nồi cơm đầy ắp (Con yêu tinh mũi dài thích rượu), cái khăn quàng cổ mà nhờ nó có thể nghe tiếng nói của loài vật (Cái khăn thần kì), cái áo, khi mặc vào có thể bay lên trời (Nữ thần nhà trời)… Sự hư cấu này không chỉ có ý nghĩa tạo nên những cốt truyện li kì mà còn thỏa mãn ước mơ cháy bỏng của con người. 4. Sự biến hóa thần kì           Một biểu hiện của yếu tố thần kì khá đậm nét trong truyện cổ tích Nhật Bản, chính là sự biến hóa. Những dạng thức biến hóa thường thấy là từ vật thành người, từ người thành vật. Ở dạng biến hóa từ vật thành người, có truyện Phú ông Ốc Sên. Đây cũng là truyện có nhiều nét tương đồng với truyện cùng kiểu của Việt Nam như Sọ Dừa, Chàng cóc, Chàng rùa… Truyện kể về một đôi vợ chồng nghèo, đã nhiều tuổi mà không có con. Họ ao ước cháy bỏng về một đứa con. Mang niềm mong mỏi ấy, họ đến đền thờ thần nước và khẩn cầu: “Hỡi thần nước anh linh! Hãy cho con một đứa con, cho dù nó chỉ là một con ốc sên trên cánh đồng này”. Nghe thấu lời cầu nguyện, thần nước đã ban tặng cho họ một đứa con – một con ốc sên nhỏ xíu. Trong hình hài của con ốc sên, nhân vật mang lốt đã bộc lộ những đặc điểm phẩm chất vô cùng tốt đẹp: tài giỏi, hiếu thuận. Chàng ốc sên được phú ông hứa gả cho một cô con gái và cũng giống với truyện về nhân vật đội lốt xấu xí của Việt Nam, đến một thời điểm nhất định sau khi kết hôn, đã trút bỏ lốt vật để trở thành một chàng trai đẹp đẽ. Sự biến hóa từ vật thành người, không chỉ tạo ra tính chất li kì của câu chuyện mà hơn hết, nó chứa đựng khát vọng vươn tới một cái đẹp hoàn thiện, hoàn mĩ của con người ở bất kì nơi nào trên thế gian này. Đẹp về phẩm chất thôi chưa đủ, nhân vật truyện cổ tích còn phải đẹp cả về hình thức. Đó mới là tiêu chí đánh giá cái đẹp đầy đủ nhất, trọn vẹn nhất theo quan niệm dân gian. Truyện Chú bé trái đào – Momotaro lại đề cập đến dạng biến hóa từ vật thành người. Một trái đào lớn trôi theo dòng nước đến tay của một bà lão. Bà mang trái đào về nhà định bổ thì bất chợt nghe thấy tiếng nói của một đứa trẻ từ quả đào và chỉ trong khoảnh khắc, trái đào tách làm đôi và một chú bé tí xíu nhảy ra; Hay như trong truyện Công chúa Kaguga, một cô bé tí hon được hóa thân từ một cây tre; Ba chàng trai biến thành “những con ngựa cày khỏe mạnh, đẹp đẽ” trong Ba chàng trai ngựa…           Sự thay đổi bất ngờ về diện mạo, hình hài cũng là một dạng biến hóa độc đáo làm nên màu sắc kì ảo trong truyện cổ tích Nhật Bản. Truyện Bà lão hài nhi là một ví dụ sinh động. Trong truyện, ông lão uống nước trong một con suối đã biến thành một chàng trai trẻ với “những nếp nhăn trên mặt đã biến mất, mái tóc bạc đã trở lại đen bóng”. Còn bà lão vợ ông, thấy chồng trở nên trẻ đẹp bất ngờ nên cũng quyết định tìm đường đến “dòng suối mùa xuân”, nhưng do uống quá nhiều nước suối nên đã biến thành một đứa trẻ. Ở đây, ta bắt gặp một mô típ rất đặc trưng của truyện cổ tích nói chung – mô típ “bắt chước thất bại”. Cùng thực hiện một việc làm nào đó, nhân vật A thực hiện thành công, còn nhân vật B thất  bại. Sự thất bại của nhân vật B thường là do làm trái thông lệ hoặc vi phạm điều cấm kị… Bà lão trong câu chuyện này vì cũng muốn trẻ trung như ông chồng nên đã uống quá nhiều thứ nước thần tiên và kết cục bị biến thành một hài nhi khờ khạo, yếu ớt. Câu chuyện kết thúc với tâm trạng ngổn ngang của ông lão: “Từ nay trở đi, ta phải chăm sóc bà vợ hài nhi của ta như thế nào đây?”. Việc “vô tình” vi phạm điều cấm kị của nhân vật bà lão trong câu chuyện, vừa có yếu tố bi kịch nhưng cũng không kém phần hài hước. Sự can thiệp của yếu tố thần kì trong trường hợp này không hướng đến một cái kết: người tốt được thưởng, kẻ xấu bị trừng phạt giống như công thức truyền thống trong truyện cổ tích Việt Nam, mà có lẽ mang một ý nghĩa biểu đạt khác. Đó là những quy tắc mà con người cần tuân thủ trong cuộc sống. Vi phạm quy tắc, tất yếu sẽ có hậu quả. Sự rạch ròi ấy phần nào đã nói lên tính cách của người Nhật. Trong truyện, tác giả dân gian còn đề cập đến một thứ nước trường sinh. Ẩn chứa sau câu chuyện là ước mơ trường sinh bất tử, khát vọng kéo dài tuổi thọ của con người.           Cũng nói về một thứ nước thần tiên, truyện Nàng công chúa và người bán than kể về một nàng công chúa bất hạnh, sau một trận ốm thập tử nhất sinh, bị các vết chàm phủ kín cơ thể. Một lần tình cờ bắt gặp một cái vũng nhỏ sủi bọt, nước nóng ấm, nàng nhúng tay vào đó, lập tức thấy “người nhẹ bẫng, dễ chịu, những vết chàm xấu xí trên tay nàng bỗng nhiên biến mất hết. Nàng sung sướng lội xuống nước tắm, thế là tất cả những vết đen trên mình nàng cũng được nước nóng rửa sạch”. Sự thay hình đổi dạng của nhân vật, tạo nên cái kết vô cùng mĩ mãn, làm thỏa mãn trí tưởng tượng bay bổng của tác giả dân gian. Ở đây, yếu tố thần kì được sử dụng như một phương tiện nghệ thuật, tạo tiền đề cho cái kết thúc có hậu của câu chuyện. 5. Kết luận           Khảo sát yếu tố thần kì trong truyện cổ tích Nhật Bản, có thể thấy những biểu hiện độc đáo của nó qua hệ thống nhân vật thần kì, các con vật đồ vật thần kì, sự biến hóa thần kì. Thực chất những dấu hiệu này không chỉ hiện diện trong truyện cổ tích Nhật Bản mà còn phổ biến trong truyện cổ tích của nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên ở truyện cổ tích Nhật Bản ta vẫn có thể nhận ra những nét đặc trưng riêng biệt về hình thức và nội dung biểu đạt của yếu tố thần kì. Trong mỗi cốt truyện cụ thể, yếu tố thần kì được sử dụng với mục đích sáng tác khác nhau và vì thế, vai trò của nó cũng được nhìn nhận ở những mức độ đậm nhạt khác nhau. Song dù được biểu hiện dưới dạng thức nào, yếu tố thần kì trong truyện cổ tích Nhật Bản cũng đã làm tốt “nhiệm vụ” của nó trong việc tạo ra một “thế giới cổ tích” đầy rẫy sự hoang đường, kì ảo mà không hề viển vông, xa rời thực tế.   TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Bích Hà (2005), Truyện cổ tích Nhật Bản, Nxb. Thanh niên 2. Tăng Kim Ngân (1996), Cổ tích thần kì người Việt đặc điểm cấu tạo cốt truyện, Nxb. Giáo dục 3. Nôvicôva, A.M (1983), Sáng tác thơ ca dân gian Nga, tập 1, (Người dịch: Đỗ Hồng Chung – Chu Xuân Diên), Nxb. Đại học và trung học chuyên nghiệp 4. Propp, chúng tôi (2003), Tuyển tập V.Ia.Propp, tập 1, Nxb Văn hóa dân tộc.   5. Đỗ Bình Trị (2002), Những đặc điểm thi pháp các thể loại văn học dân gian, Nxb. Giáo dục  

Nghe Đọc Truyện Cổ Tích: Truyền Thuyết Ngưu Lang Chức Nữ

TRUYỀN THUYẾT NGƯU LANG CHỨC NỮ Đọc Truyền thuyết Ngưu Lang Chức Nữ

Chức Nữ là con gái út của Ngọc Hoàng Thượng Đế, và cô rất khéo léo trong việc dệt nên các mẫu vải đẹp và đầy màu sắc. Khi các bạn nhìn thấy những khung trời sáng lạn và những cầu vồng bảy sắc, nó hẳn là từ đôi tay khéo léo của nàng Chức Nữ.

Ngưu Lang là một chàng chăn bò vốn sinh ra trong một gia đình nghèo ở miền nam Trung Quốc. Cha mẹ của anh đã mất khi anh còn rất trẻ, và anh lớn lên với nhiều khổ cực. Anh sống cô độc và chăn bò để kiếm sống. Anh rất trung thực, tử tế và siêng năng, nhưng vì nghèo, anh không thể nào tìm được một người phụ nữ để kết hôn.

Một ngày, khi đang chăn bò trên đồng cỏ, Ngưu Lang trông thấy chín tiên nữ hạ xuống bên bờ sông. Anh ẩn nấp phía sau những cái cây và quan sát. Những nàng tiên nữ này trút bỏ xiêm y sặc sỡ của họ, bỏ chúng lại bên bờ sông, và bất đầu chơi đùa trong nước. Ngưu Lang sửng sốt trước vẻ đẹp của họ, đặc biết là nhan sắc của cô trẻ nhất, người đã thu hút cặp mắt của anh.

Một con bò mà anh đã chăm sóc trong nhiều năm đột nhiết cất giọng nói với Ngưu Lang, “Cô ấy là tiên nữ trên thiên đàng. Nếu anh giấu đi xiêm y của cô ấy, cô ấy sẽ không thể nào trở về được – cô ấy sẽ ở lại và cưới anh.” Con bò bảo anh cái bộ xiêm y nào là thuộc về Chức Nữ.

Một lúc sau, khi những nàng tiên chuẩn bị rời đi, Chức Nữ bị tụt lại phía sau. Không thể tìm thấy xiêm y của mình, nàng không thể bay về trời. Ngưu Lang đi ra từ sau những cái cây. Anh đưa trả cho Chức Nữ quần áo. Nhưng lúc đó, thời khắc trở về của nàng đã trôi qua.

Ngưu Lang hỏi cưới Chức Nữ. Trong khi không vui vì anh đã giấu quần áo của mình, nàng thấy rằng Ngưu Lang là một người đàn ông tốt, do vậy nàng đã đồng ý cưới anh.

Ngưu Lang và Chức Nữ đã sống một cuộc sống hạnh phúc với nhau. Họ yêu thương và tôn trọng lẫn nhau, và cả hai đều làm việc rất chăm chỉ. Đôi tay khéo léo của Chức Nữ đã biến túp lều đơn giản của Ngưu Lang thành một căn nhà đẹp và ấm cúng.

Hai năm trôi qua thật nhanh, và Chức Nữ đã sinh hạ được hai đứa trẻ, một trai và một gái.

Hai năm trên mặt đất chỉ là một thoáng trên thiên đàng. Ngay khi những người chị của Chức Nữ trở về thiên đàng, Ngọc Hoàng Thượng Đế đã phát hiện ra cô con gái út của ông vắng mặt. Ông sau đó nhìn thấy rằng cô đã cưới một thường nhân ở hạ giới. Ông đã nổi giận, và ra lệnh cho Vương Mẫu dẫn một đội thiên binh để mang Chức Nữ trở về.

Ở hạ giới, bầu trời đột nhiên trở nên tối đen và gió bắt đầu gào thét. Một lát sau, các thiên binh đã tới và mang Chức Nữ đi.

Cho dù lo lắng rằng ngày này có thể tới, Ngưu Lang vẫn bị bất ngờ, và sau đó anh trở nên liều lĩnh. Cho mỗi đứa con vào một cái thúng và gánh hai cái thúng trên vai, Ngưu Lang bắt đầu chạy theo những người đã bắt vợ của mình. Khi những thiên binh hạ bay lên thiên đàng, Ngưu Lang cũng phát hiện ra anh đã bay cùng với họ. Anh vội vào nhào tới và khoảng cách giữa anh với người vợ dường như đang thu hẹp lại.

Vào khoảnh khắc đó, Vương Mẫu đã quẳng chiếc trâm cài đầu bằng vàng xuống trước mặt Ngưu Lang. Cái trâm trở thành một dòng sông bất tận, chia cắt anh với người vợ của mình. Dòng sông này sau đó được biết đến như là dải Ngân Hà.

Ngưu Lang và nàng tiên nữ nhìn nhau qua dòng sông thần rộng mênh mông; nước mắt ngập tràn, họ đã mong mỏi được sang bờ kia cùng nhau. Cảm động trước tình yêu vĩ đại của họ, những con quạ đã tạo thành một cây cầu bằng thân thể của chúng để bắc qua con sông thần.

Vương Mẫu nhìn thấy tình yêu mà Chức Nữ và Ngưu Lang giành cho nhau. Bà cho phép họ được gặp nhau một lần mỗi năm, vào buổi tối của cuộc chia ly bắt buộc của họ, ngày mồng 7 tháng 7.

Trong đêm ngày mồng 7 tháng 7, bạn sẽ thấy rất ít quạ, vì hầu hết chúng đã bay lên để làm nên chiếc cầu thần thánh. Nếu gió lặng và bạn lắng nghe cẩn thận, bạn có thể nghe thấy tiếng thì thầm của Ngưu Lang và Chức Nữ đang biểu lộ tình yêu và nỗi khắc khoải với nhau.

HẾT

Đọc cho bé nghe những câu chuyện cổ tích Việt nam và cổ tích thể giới hay nhất

Thuyết Minh Về Nét Đẹp Mâm Ngũ Quả Trong Văn Hóa Truyền Thống Của Việt Nam

Thuyết minh về nét đẹp mâm ngũ quả trong văn hóa truyền thống của Việt Nam

Mỗi năm, cứ vào dịp Tết, trên bàn thờ mỗi gia đình đều có mâm ngũ quả. Gọi là mâm nói chung. Xưa kia, người ta dùng các mâm bồng để xếp ngũ quả. Mâm bồng là một chiếc đĩa gỗ sơn son thếp vàng, có đường kính chừng 30cm. Mâm có chân dài tiện tròn, cao chừng 15cm. Dưới có đế tròn, trên mặt đĩa có vẽ hình rồng, phượng. Mâm ngũ quả được đặt lên mặt mâm bồng hoặc được đệm bằng một chiếc đĩa bằng sành hoặc sứ. Sau này, ngũ quả thường được đặt trên một chiếc đĩa tròn hoặc bầu dục. Cũng có khi trên một chiếc mâm con. Trước hết, mâm ngũ quả là để cúng trời, phật, tổ tiên. Sau là tô điểm cho màu sắc tết được thêm phần sang trọng, rực rỡ. Không khí ngày tết được ấm cúng. Nó làm cho người ta liên tưởng tới sự được mùa, sự dồi dào, no đủ, đến hoa thơm quả mọng.

Trong tâm thức của người Việt Nam, mâm hoa quả trước tiên là để dâng Mẫu Thượng Ngàn. Mâm ngũ quả gồm 5 loại quả. Con số 5 là con số cân bằng, con số của trật tự, thành ý và may mắn: ngũ hành, ngũ sắc, ngũ vị, ngũ giác, ngũ quan, ngũ phúc…Mâm ngũ quả gồm các loại quả có hạt, múi và hình dáng lạ, nói lên sự tái sinh và sinh sôi bất tử. Nó gồm: quả phật thủ có hình tượng bàn tay phật, là sự tập trung tinh thần, sự chế ngự thiêng liêng; nải chuối tượng trưng cho sự mong manh vừa không ổn định của cuộc đời phù du; quả bưởi là hình quả đất, là sự tròn đầy; quả hồng là sự tỏa sáng, cân bằng tinh thần; quả cam tượng trưng cho sự phồn thực.

Để tăng tính thẩm mĩ, các loại quả thường còn giữ trên mình một cành nhỏ có chừng 1 hoặc 2 cành lá. Sau này, người ta thường bày thêm vào mâm ngũ quả những loại quả khác sẵn có ở địa phương như: cành táo, cành sung, vả, khế, ổi, quýt, dưa hấu…Mâm ngũ quả trở nên đầy đặn, phong phú mà nhiều màu sắc hơn.

Lại tùy nơi mà mâm ngũ quả được bày thêm vào những sản phẩm có ở những địa phương khác nhau. Mâm ngũ quả miền nam lớn hơn ở miền bắc. Miền nam có bày thêm mãng cầu, dừa, đu đủ, sung, dứa, xoài…Mỗi loại quả đều có dáng vẻ và màu sắc riêng. Tất cả hợp lại thành một bức tranh vui mắt. Tất cả đều tươi sáng, tròn đầy, mang lại niềm vui cho tất cả mọi người. Chúng còn mang lại những hoài niệm tuổi thơ cho những người lớn tuổi. Trong khói hương ngào ngạt ngày tết, những quả hồng chín mọng, quả cam đỏ ối, bưởi xanh mịn…của mâm quả đã đi vào lòng người một cách lặng lẽ, trang nghiêm.

Mâm ngũ quả tạo nên một ấn tượng êm đềm, hạnh phúc. Đó là một phần của hình ảnh gia đình được lặp đi lặp lại nhiều lần và gắn liền với tiềm thức ta. Ngũ quả là cây đời, cây thiện, cây mĩ…là tâm hồn của quê hương.

Từ khóa tìm kiếm

thuyet minh ve mam ngu qua

Bạn đang xem bài viết Vài Nét Tìm Hiểu Về Vai Trò Của Yếu Tố Kì Ảo Trong Truyền Thuyết, Truyện Cổ Tích Và Truyền Kì trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!