Cập nhật thông tin chi tiết về Văn Hóa Vật Chất Qua Truyện Cười Việt Nam Và Nhật Bản Một Cái Nhìn So Sánh mới nhất trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Văn hóa vật chất qua truyện cười Việt Nam và Nhật Bản một cái nhìn so sánh
Trong các số tạp chí 322, tháng 4-2011 và hai số tiếp sau, VHNT lần lượt giới thiệu với bạn đọc chùm bài nghiên cứu so sánh một khía cạnh văn hóa đời sống được phản ánh trong truyện cười dân gian hai nước.
Một mục đích của truyện cười là khám phá và chế giễu những mặt trái của cuộc sống trong nhiều lĩnh vực, từ món ăn thức uống đến các cách sinh hoạt thường nhật của người xưa. Cuộc sống của người dân qua từng mẩu truyện cười hiện lên một cách đầy đủ, sâu sắc.
Sự tương đồng
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy sự tương đồng về văn hóa ẩm thực là nổi bật nhất trong mảng truyện cười về văn hóa vật chất của hai nước. Câu thành ngữ “có thực mới vực được đạo” đã trở nên thân quen, gắn liền với bao thế hệ con người ở hầu hết các nước trên thế giới. Những bữa ăn dù đạm bạc hay no đủ, trước tiên, phải để bảo tồn sự sống. Miếng ăn được xem trọng nhưng nếu coi miếng ăn làm trọng thì lại dẫn đến rất nhiều chuyện vi phạm vào đạo đức xã hội, gây cười và hơn thế nữa.
Đả kích tính tham ăn của con người ở Nhật Bản có truyện Cám ơn quá sớm, khi tiệc mời được dọn ra, người đàn ông trong truyện đã quá phấn khích mà cảm ơn luôn chủ nhà: Nhiều món ngon vật lạ quá! Tôi thấy ngon miệng vô cùng. Tương tự, người Việt có truyện Được một bữa thả cửa. Một chị lấy phải anh chồng tham ăn, hễ ngồi vào mâm là chúi mũi gắp lấy gắp để, không nghĩ đến ai. Chị ta xấu hổ lắm, khuyên mãi phải ăn uống từ tốn mà anh chồng vẫn chứng nào tật ấy. Một hôm nhà bố vợ có giỗ, hai vợ chồng đi ăn cỗ, sợ chồng ăn uống thô lỗ thì xấu mặt chị ta liền lấy một sợi dây buộc vào chân chồng, còn đầu kia chị cầm lấy và dặn chồng: “Hễ bao giờ tôi giật dây mới được gắp đấy!”. Chồng đồng ý. Vào mâm, mọi người đều thấy anh này ăn uống từ tốn, lịch sự. Chị vợ ở dưới bếp vừa làm vừa giật dây. Đôi lúc mải làm, quên không giật làm anh chồng cứ phải ngồi ngây ra nhìn món ăn mà nhỏ rãi. Bố vợ phải gắp thức ăn cho. Đến giữa bữa, một con gà đi qua chẳng may vướng phải dây co chân giật gỡ mãi vẫn không được. Ở trên anh chồng thấy dây giật lia lịa, vội vàng cắm đầu gắp. Càng gắp thấy dây càng giật tưởng vợ cho ăn thả cửa, anh ta vớ luôn cả đĩa thức ăn trút vào bát. Hai nhân vật trong truyện mặc dù có người kiềm chế tính tham ăn của họ nhưng họ vẫn không thể che giấu được tính xấu kia. Không sớm thì muộn họ cũng tự bộc lộ bản chất của mình.
Thói tật ăn vụng những đồ cấm kị của các nhà sư cũng được dân gian hai nước phản ánh đầy đủ và sâu sắc trong các truyện Mua cá, Con mực, Nhổ lông gà… (Nhật Bản) và Con thanh tịnh, Đậu phụ cắn, Lá húng lá húng… (Việt Nam). Những tình huống ngẫu nhiên đã tố cáo việc ăn vụng đồ cấm kỵ của các nhà sư.
Truyện cười hai nước cũng phô bày tất cả những cái xấu xa, bất chấp cả lòng tự trọng trước miếng ăn của con người. Miếng ăn trở thành nguyên nhân gây hiểu lầm, xung đột giữa chủ nhà với khách Ăn theo bằng trắc, Ông ấy ăn hết cả, Chà lọ nghẹ, Hai phần cơm… (Việt Nam), Khách đến trong khi nướng bánh (Nhật Bản)… Hay vì chút sĩ diện hão mà người chồng đay nghiến vợ, đánh con để tỏ rõ tình cảm thiết đãi khách quý trong truyện Nước chấm này, Bẹo con, Hâm nước mắm… Bên cạnh đó có người trở nên lạnh lùng với bạn bè, không màng đến vợ con, mất cả tình anh em, gây tội lỗi cả với đấng sinh thành như nhân vật trong truyện: Không có con nào nhỏ cả, Dài tới rá xôi, Giờ mới ló đầu ra, Nó ăn ở trong, Chả lẽ mời cả làng ăn à?, Ăn chả cò, Có hiếu, Cúng giỗ… (Việt Nam), Ngày kiêng ăn, Cáo phó… (Nhật Bản).
Bên cạnh nguồn thức ăn chính, chúng ta cũng bắt gặp nhưng thức uống hàng ngày của nhân dân hai nước như rượu, trà… qua các truyện Ông rậm râu, Bác cứ mời đi, Cái mũi thính, Ẻ vô ấm (Việt) và Đọc thư hộ, Người không rượu vĩ đại nhất, Người phu ngựa thồ, Bất cẩn… (Nhật). Thích uống nước trà cũng là một nét văn hóa rất riêng của ẩm thực Việt Nam, Nhật Bản mà truyện cười có đề cập. Dưới góc nhìn của truyện cười, bát nước trà không còn nguyên vẹn ở khía cạnh văn hóa lịch sự vốn có. Cái hài, cái tinh nghịch của người dân hai nước đã khiến nét văn hóa này thêm thú vị. Những yếu tố này góp phần tạo nên sự tương đồng trong truyện cười hai nước.
Văn hóa vật chất qua truyện cười hai nước còn thể hiện ở hoạt động kinh tế của người dân. Từ hoạt động này cũng tạo ra không ít điểm tương đồng giữa truyện cười hai nước. Rất hóm hỉnh, một loạt nghề của người dân hai nước được vẽ lên khá đầy đủ như: nghề buôn bán trong Tăng giá mọi điều (Nhật Bản) và Buôn vịt trời, Hết trị, Khóc cái tuổi, Không phải thịt lợn sề… (Việt Nam), nghề bán cá trong Con sò (Nhật Bản), Cái biển hàng (Việt Nam), nghề giúp việc trong Người hầu được trừ tà, Nhiệt độ nước tắm (Nhật Bản) và Ba anh đầy tớ, chó biết nói, Lửa cháy nhà, Mướn đầy tớ không tiền… (Việt Nam), nghề thầy thuốc trong Xem mạch người hầu, Thầy lang tự khen mình… (Nhật Bản) và Bốc thuốc theo sách, Bị mắng, Cái chổi lông gà, Mánh khóe, Cho sống lại, Chữa ma ra người… (Việt Nam), nghề ăn trộm trong Cửa hàng (Nhật Bản) và Ăn trộm bị lỗ vốn, Ăn trộm thật thà, Bắt được sợi dây… (Việt Nam), thậm chí nghề kỹ nữ cũng xuất hiện nhiều trong các truyện hai nước Thanh toán hóa đơn, Muốn làm samurai, Đi xem lồng đèn, Tiền thuốc…. (Nhật Bản) và Đi tu phải tội (Việt Nam)…
Sự khác biệt
Bên cạnh rất nhiều những điểm tương đồng, thói xấu biểu hiện trong văn hóa ẩm thực của hai nước cũng có những điểm khác biệt nhất định. Có những thói xấu xuất hiện rất nhiều trong truyện cười người Việt nhưng rất ít trong truyện cười người Nhật, như là thói ăn vụng. Ở Nhật Bản, thói ăn vụng chỉ xuất hiện ở những truyện chế giễu thói ăn vụng đồ cấm kỵ của nhà sư (Con mực, Mua cá), trong khi đó ở truyện cười của người Việt, thói ăn vụng xuất hiện rất nhiều và ở nhiều đối tượng khác nhau. Đó là những phụ nữ chuyên ăn quà vặt hàng quán như ở các truyện Múi lúi xơ lơ, Đồng môn đồng khoai, Răng hô, Củi sòi cá thòi lòi… Đó là những bà vợ luôn trốn chồng đi ăn vụng (Ăn phúng cháo kê, Bốn cu, Thông minh…) và kể cả các bậc mày râu cũng không thua kém các bà về khoản ăn vụng như anh chồng trong truyện Mồ hôi đen, Gãy xương sống, Lại chuyện ăn vụng cháo trè, Từ cha… Truyện cười Việt không chỉ phản ánh, phê phán những nông dân ít chữ có thói hư tật xấu trong văn hóa ẩm thực mà đến cả những trí thức, quan lại cũng không che giấu được hết hạn chế này của mình (Thày đồ liếm mật, Đừng nói nữa… tao thèm)…
Trang phục người Việt cũng như người Nhật Bản ít được đề cập trong truyện cười. Nó chỉ được điểm xuyết qua cái hài ý nhị trong cách ăn mặc của người phụ nữ. Hầu hết phụ nữ Việt xưa đều mặc váy. Trang phục này xuất hiện có khi là tiếng nói buồn lòng cho người vợ khi nhất nhất nghe theo lời chồng trong chuyện ăn vận, cho dù là vận trang phục của chính họ. Tiêu biểu là nhân vật trong truyện Mặc váy nha. Nhưng cũng có khi đó là tiếng cười đả kích, châm biếm sâu cay vào bọn người xấu xa: Xắn mấn một tí là xong, Đọi rưỡi là vừa, Hay nói dại, Đằng trước hay đằng sau, Thả mấn, Nghiện thuốc phiện, Lòng gan đâu… Hầu như váy là trang phục điển hình lúc bấy giờ của phụ nữ Việt Nam. Áo dài lâu nay là trang phục truyền thống của người Việt nhưng không thấy xuất hiện trong những truyện cười mà chúng tôi khảo sát. Chi tiết này có thể nói lên nhiều điều về lịch sử của truyện cười dân gian Việt Nam được lưu trữ tới hôm nay mà chúng tôi xin được đề cập đến trong một nghiên cứu khác. Trang phục người Nhật cũng chỉ xuất hiện qua một vài truyện như: Quần áo mỏng, Tên trộm… Đó là áo choàng len, áo lót bông, áo gai, khố. Những thứ này lần lượt xuất hiện để một người khẳng định về sự mạnh dạn của mình. Một người khẳng định mình mạnh dạn hơn anh của mình chỉ vì lý do anh ta mặc quần áo ít hơn. Anh ta đưa ra ví dụ: Nếu anh ấy mặc áo choàng len thì tôi mặc áo lót bông. Nếu anh ấy mặc áo lót bông thì tôi không lót gì hết. Nếu anh ấy mặc áo không lót gì thì tôi mặc áo gai, và nếu anh ấy mặc áo gai tìh tôi đóng khố. Mọi người bấy giờ mới châm biếm hỏi thêm: “Còn khi anh ấy chỉ đóng khố thì sao?” Anh ta tự tin trả lời: “à, thì tôi sẽ để phất phơ”. Quả là mạnh dạn hơn người. Cũng như áo dài của người Việt, kimônô là trang phục truyền thống của người Nhật Bản nhưng rất ít xuất hiện trong truyện cười, chỉ xuất hiện trong hai truyện mà chúng tôi khảo sát. Trang phục cũng là một đặc điểm làm nên nét khác biệt giữa truyện cười hai nước. Qua khảo sát, chúng tôi thấy rằng vấn đề đi lại và nhà ở trong truyện cười Việt cũng chỉ làm nền cho những nội dung cười khác. Kiểu nhà trệt là hình thức chủ yếu phù hợp với mức sống của nhân dân Việt xưa, những ngôi nhà chủ yếu lợp bằng tranh tre có sẵn trong tự nhiên. Cũng qua những câu chuyện: Lợp lại mái nhà, Làm nhà chắc chắn, Chuyện mua nhà… thể hiện được sơ lược những vật dụng cần thiết để xây dựng một ngôi nhà. Cái cười thâm thúy trong Sư tre đè sư mít hay cái cười giòn giã trong Mua tre cũng biểu đạt cho vấn đề ăn ở của người dân Việt xưa. Nhà cửa còn thô sơ thì vấn đề đi lại ở mức độ đơn giản nhất. Chúng ta phần nhiều bắt gặp cảnh nhân dân đi bộ, những kẻ giàu sang quyền quý mới được ngồi võng lọng khi đi xa. Cãi võng lọng nghênh ngang ngoài đường khiến tạo ra những bức tranh trái ngược giữa tầng lớp quan lại với tầng lớp bình dân. Tiếng cười tung ra làm vũ khí đấu tranh chống lại những kẻ hợm mình cậy quyền cậy thế đi lại nghênh ngang. Cũng xuất hiện trong truyện cười Việt những loại đò, thuyền, bè qua lại trên sông nước. Những câu chuyện cười xuất hiện giữa nhiều con người khi đi trên những chuyến đò: Trên một chuyến đò, Ông lái đò nói lái…
Nhà ở cũng ít thấy được đề cập trong truyện cười Nhật Bản, chỉ được nói đến trong truyện Có người phụ giúp, Cửa hàng… Truyện Có người phụ giúp có nhắc đến công việc bài trí phòng khách và tục đãi khách để giới thiệu phòng mới… Phương tiện đi lại trong truyện cười cũng chỉ dừng lại ở cấp độ đơn giản nhất, chủ yếu là đi bộ, thỉnh thoảng đi bằng thuyền (truyện Qua sông, Đánh đu… (Nhật), cũng xuất hiện phương tiện đi lại bằng ngựa trong đời sống dân tộc Nhật Bản xưa (Người cầm kích, Cưỡi ngựa…). Ngoài ra, không thấy đề cập đến các phương tiện giao thông khác.
Văn hóa vật chất qua truyện cười còn thể hiện ở hoạt động kinh tế của người dân. Qua truyện cười, các hoạt động kinh tế chủ yếu của nhân dân Việt là sản xuất nông nghiệp. Hình ảnh những nông dân qua truyện cười thật thà, mộc mạc. họ chỉ biết con trâu đi trước cái cày theo sau, suốt ngày lao động vất vả đề làm ra củ khoai, hạt gạo. Những câu chuyện thú vị về anh nông dân phải dắt trâu (bò) đi làm từ sớm mà nhìn nhầm hổ thành ra mất cả buổi cày (Mất buổi cày) và những hoạt động cấy, gặt vốn dĩ của nghề nông còn được trình bày trong các câu chuyện hóm hỉnh khác: Gãy xương sống, Anh chàng ngốc, Nghiện thuốc phiện, Chàng rể thông manh… Nông nghiệp là ngành nghề chính của dân Việt xưa để duy trì cuộc sống của mình. Những câu chuyện cười cất lên vừa khắc họa được bức tranh văn hóa vật chất đồng thời gây được tiếng cười lúc dí dỏm, giòn giã sảng khoái, khi thâm thúy sâu cay của nhân dân Việt xưa. Đặc điểm này không thấy trong truyện cười Nhật Bản mà chúng tôi nghiên cứu.
Chợ, một địa điểm hoạt động kinh tế thương mại cũng xuất hiện trong truyện cười của người Việt nhưng không thấy trong truyện cười Nhật Bản mà chúng tôi khảo sát. Sản vật bày bán trong chợ là những sản vật xung quanh khuôn viên gia đình bé nhỏ của mỗi gia đình. Người dân hầu như đem những thứ hàng hóa do mình làm ra để trao đổi cho nhau. Đồng tiền xuất hiện làm giá trị trao đổi nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức thấp, những quan tiền hay đồng xu. Từ hoạt động thương mại này, người dân cũng chê cười các tật xấu như ăn quà, trộm cắp còn tồn tại ở một số đối tượng (Đồng môn đồng khoai, Kêu trước lên là vừa…).
Những câu chuyện cười cất lên vừa khắc họa được bức tranh văn hóa vật chất đồng thời gây tiếng cười lúc dí dỏm, giòn giã, sảng khoái, khi thâm thúy, sâu cay của người dân hai nước Việt Nam – Nhật Bản.
“Lời Hứa” Trong Truyện Cổ Tích Việt Nam Và Nhật Bản
1. Tỉ lệ những truyện cổ tích Việt Nam và Nhật Bản có đề cập đến lời hứa
Mỗi dân tộc khác nhau mang trong mình những tính cách khác nhau. Và những tính cách đó phần nào được thể hiện thông qua những câu chuyện cổ tích. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sử dụng các tài liệu trong hai cuốn: Tuyển tập truyện cổ tích Nhật Bản (Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội – 1999) và Tuyển tập truyện cổ tích Việt Nam (phần truyện cổ tích người Việt) (Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội – 2001). Thống kê tỉ lệ các truyện xuất hiện lời hứa trên tổng số các truyện tham khảo chúng tôi thu được kết quả như sau:
Từ những thống kê trên, ta cũng phần nào hiểu được về sự khác biệt giữa người Nhật và người Việt trong việc đề cập tới lời hứa. Với tỉ lệ cao như vậy, có thể đánh giá là lời hứa trong cuộc sống của người Nhật đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Người Nhật vốn được đánh giá là những người coi trọng nguyên tắc, danh dự. Do vậy, lời hứa thường được đề cập nhiều trong cuộc sống của người Nhật. Việc người Nhật coi trọng lời hứa đến vậy cũng phần nào là do ảnh hưởng của môi trường sống khắc nghiệt. Thuở xưa, Nhật Bản là một quốc đảo biệt lập với thế giới bên ngoài, họ có giao lưu với Trung Quốc, Triều Tiên nhưng ở mức độ rất thấp. Khi gặp khó khăn họ chỉ có thể tự cố gắng, khi sự việc không thành họ cũng chỉ có thể tự trách mình và nhìn nhận lại mình. Ngoài điều kiện tự nhiên khắc nghiệt với nhiều thiên tai như động đất, sóng thần v.v. Nhật Bản còn có một lịch sử thăng trầm với những giai đoạn mở cửa ồ ạt và đóng cửa triệt để trong lịch sử, những cuộc nội chiến liên miên giữa các dòng họ, những sắc lệnh quản lý chặt chẽ cuộc sống hàng ngày của người dân. Chính vì vậy, muốn tồn tại và phát triển họ chỉ còn cách thật nghiêm khắc với bản thân mình, với mọi người xung quanh. Điều này không có gì khó hiểu vì một chút sai lầm cũng có thể phải chịu một hậu quả nặng nề, cũng vì vậy họ không thể tha thứ cho một hành vi thiếu trách nhiệm như không giữ lời hứa. Trong khi đó, tỉ lệ có đề cập đến lời hứa trong các truyện cổ tích Việt Nam là 6 %, thấp hơn ba lần so với người Nhật (18,2 %). Sự khác biệt về tính cách được thể hiện rõ ở những con số này. Việt Nam chúng ta vốn thuần nông với một nền nông nghiệp lúa nước. Người dân sống thật thà, chân chất, bình dị. Nhìn chung có thể nói người Việt Nam dễ tính và điều kiện ở Việt Nam dễ sống hơn so với người Nhật. Chúng ta sống trên bán đảo Đông Dương thuận tiện giao thông, luôn giao hòa với các nền văn hóa văn minh, đặc biệt là từ Trung Quốc, vì vậy người Việt tính tình mềm mỏng, ôn hòa. Tuy nhiên, dân ta cũng thường phải đấu tranh chống lại quân xâm lược đến từ phương Bắc. Vì là một nước nhỏ bé nên luôn phải tìm kiếm đồng minh hơn là tạo ra những kẻ thù nên dân ta dễ tha thứ cho những lỗi lầm của người khác. Do đó lời hứa, tuy là điều không thể thiếu trong cuộc sống, song không phải là vấn đề gay cấn và đặt ra thường xuyên như với người Nhật. Bởi vậy, lời hứa trong truyện cổ tích của chúng ta có xuất hiện nhưng tỉ lệ không nhiều.
2. Hoàn cảnh và đối tượng của lời hứa
2.1. Hoàn cảnh của lời hứa
Khi nhắc đến lời hứa là nhắc đến một điều rất quan trọng và thiêng liêng, vì vậy hoàn cảnh xảy ra lời hứa cũng thường là những hoàn cảnh mang tính “khác thường”. Trong truyện cổ tích Nhật Bản thì sự “khác thường” đó, trong nhiều truyện, là những trường hợp hy hữu, đôi khi mang nhiều yếu tố thần kỳ. Do phạm vi của bài viết nên chúng tôi chỉ xin đưa ra một vài ví dụ nhất định.
Hoàn cảnh xảy ra lời hứa nhiều khi vô cùng gay cấn và bắt buộc phía kia phải thực hiện. Giữa cái chết và lời hứa, bên nào sẽ nặng hơn? Giữa sự chia ly và lời hứa, con người sẽ chọn như thế nào? Sự đấu tranh về tâm lý như vậy thường hay xảy ra trong truyện cổ tích Nhật Bản. Từ điều này, chúng ta sẽ có thấy người Nhật đa phần đều rất coi trọng “lời hứa”.
Lấy thí dụ với các truyện “Bà chúa tuyết”; “Chàng Hoichi không tai”; “Những con cua của đền Kanimanji”, sẽ thấy: Ở đó, nhân vật chính dường như bị đặt vào tình thế giữa cái chết và lời hứa. Nếu không hứa thì sẽ phải chết? Vậy nên chọn bên nào? Dĩ nhiên là tất cả các nhân vật của chúng ta đều chọn lời hứa. Trong truyện “Bà chúa tuyết” lời hứa giữa Minokichi và bà chúa tuyết xảy ra khi bà đến lấy mạng cha chàng. Trong một chuyến đi đốn củi như thường lệ của hai cha con nhà Minokichi, đột nhiên cha chàng nói những điều thật kỳ lạ như thể báo trước điều gì khác thường sắp tới: “Con có biết không con trai, khi một người đàn ông nào ở tuổi cha, họ cũng bắt đầu muốn có cháu. Bây giờ không phải là đã đến lúc con cần kết hôn rồi ư?” (1). Thật lạ lùng khi người cha lại nói những lời như vậy giữa rừng già phủ đầy tuyết như thế, Minokichi cảm thấy đó như lời cuối cùng của người cha tội nghiệp. Và rồi trong màn đêm trắng, bà chúa tuyết xuất hiện cướp đi sinh mạng của cha chàng. Bà chúa tuyết có thể cũng đã lấy mạng chàng và mọi chuyện kết thúc ở đó nếu như bà không cảm thấy cảm mến chàng trai. Bà đã lấy mạng biết bao người không thương tiếc nhưng lần này bà lại không nỡ xuống tay. Trong biết bao lần ấy có một lần thật sự khác biệt, bà đã yêu và để cho chàng trai sống nhưng bắt chàng hứa sẽ giữ bí mật về cái đêm đó suốt đời.
Cũng có những truyện thể hiện sự phân vân giữa hạnh phúc (chủ yếu là tình yêu lứa đôi) và lời hứa như trong các truyện như : “Hikoboshi và Orihime”; “Xứ mộng của Jinnai”…
Trong truyện “Hikoboshi và Orihime”, chúng ta bắt gặp một mô típ quen thuộc: Một người trần yêu một nàng tiên. Để được ở bên nàng tiên suốt đời, để được hạnh phúc bên cạnh người mình yêu chàng đã phải vượt qua nhiều thử thách. Chàng phải hứa nhiều lời hứa với bố vợ mình, và trong đó, lời hứa thứ ba là khắc nghiệt và khó vượt qua nhất. Đó là lời hứa chàng phải đứng ba ngày trông dưa trong hoàn cảnh mệt lử vì kiệt sức, nắng như thiêu như đốt, cổ họng cháy khô, không được ăn, không được uống.
Ngoài ra cũng có những truyện khác mà hoàn cảnh của nó là do nhân vật chính đến với lời hứa gần như là một sự tự nguyện, không có yếu tố gay cấn nguy hiểm tới tính mạng. Loại lời hứa này không có sự phân vân giữa sự sống và cái chết nhưng lại đầy yếu tố bất ngờ vì kết cục thật khó đoán biết được như truyện “Con cáo và ông lão”; “Những con rồng của Kita-in”; “Nữ thần nhà trời”; “Sự đền ơn của con hạc”; “Giấc mơ”; “Urashima Taro”…
Ở truyện “Con cáo và ông lão”, con cáo bị ông lão bắt quả tang đang ăn trộm quả đậu nhà ông. Con cáo cất tiếng cầu xin ông lão tha cho nó, đổi lại, nó xin hứa sẽ làm cho ông trở nên giàu có. Câu chuyện chắc chắn không thể tiếp diễn và xảy ra lời hứa nếu con cáo không thể nói được tiếng người và có những phép biến hóa kỳ ảo để giúp đỡ ông lão. Lời hứa này con cáo hoàn toàn tự nguyện và mong muốn được làm để chuộc lại lỗi lầm.
Trong câu chuyện “Những con rồng của Kita-in” có hai lời hứa giữa vị sư trưởng và hai người phụ nữ, một người xin ông ngừng đánh chuông trong vòng 100 ngày còn một người lại xin ông hãy cho nghe tiếng chuông ngay lập tức vào ngày thứ 99 của lời hứa thứ nhất. Con đường dẫn tới lời hứa của vị sư trụ trì chỉ là sự cảm thương cho tâm trạng của cả hai người phụ nữ đó và ông làm điều đó là tự nguyện mà không hề có sự ép buộc.
Như vậy các lời hứa trong cả truyện cổ tích Nhật và Việt đều được đưa ra trong những hoàn cảnh rất đặc biệt và hấp dẫn như một môtíp thường thấy của truyện cổ tích, nhưng tình tiết mỗi chuyện mỗi khác, không chuyện nào giống chuyện nào khiến người đọc nóng lòng tiếp tục theo dõi cho đến cuối truyện. Và đặc biệt, chính những hoàn cảnh đó cũng góp phần khắc họa tính cách hai dân tộc. Người Việt nhẹ nhàng, bình dị, suy nghĩ đơn giản, chân phương với bố cục truyện không chút phức tạp trong vấn đề lời hứa. Ngược lại, người Nhật lại rất cẩn trọng trong vấn đề lời hứa. Lời hứa không được đặt ra một cách dễ dàng mà hầu
hết nó bị nằm trong tình huống bắt buộc hoặc đơn thuần nhất thì cũng là sự trả ơn.
2.2. Đối tượng của lời hứa
Hoàn cảnh của những lời hứa trong truyện cổ tích Nhật Bản thường là những hoàn cảnh “khác thường” có nhiều yếu tố thần kỳ nên những đối tượng của lời hứa đó phần lớn cũng sẽ là những nhân vật mang sắc màu huyền ảo. Ví dụ như Bà chúa tuyết trong truyện cổ tích cùng tên; con Hạc thành tinh trong “Sự đền ơn của con Hạc”; hai người phụ nữ đến cầu xin vị sư trưởng nhưng chính là tinh khí của hai con rồng trú ngụ gần chùa trong truyện “Những con rồng của đền Kita-in”; con cáo biết nói và có nhiều phép biến hóa trong “Con cáo và ông lão”… Điều này càng làm tăng thêm sự thiêng liêng và tầm quan trọng của những lời hứa trong truyện. Qua đó cho thấy đối với người Nhật, mỗi lời hứa không chỉ là một sự giao kèo mà dường như trong đó còn có cả sự chứng giám của các vị thần. Và các mô típ về các nhân vật trong truyện cổ tích Nhật Bản ít khi bị trùng lặp, cho thấy sự sáng tạo không ngừng và luôn yêu thích những cái mới mẻ cũng như tính đa dạng hóa của người Nhật. Dù cùng là lời hứa, nhưng đến đây chúng ta đã thấy được sự đa dạng trong hoàn cảnh cũng như đối tượng của các lời hứa.
Còn trong truyện cổ tích Việt Nam thì những nhân vật trong lời hứa thường là những con người bình thường như: phú ông và người đi ở như trong truyện “Vỏ quýt dày có móng tay nhọn”; “Cây tre trăm đốt”; hay như phú ông và chàng trai đến cầu hôn trong truyện “Giận mày tao ở với ai” v.v… Họ đều là những con người điển hình cho những kiểu người hết sức quen thuộc trong xã hội cũ của Việt Nam, khiến câu chuyện vì thế cũng tăng thêm sự gần gũi, thân quen với người đọc. Đặc biệt, những mô típ nhân vật như trên sẽ làm tăng tính thực tế cũng như thực tiễn cho câu chuyện.
Trong phạm vi hai cuốn: Tuyển tập truyện cổ tích Nhật Bản (Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội – 1999) và Tuyển tập truyện cổ tích Việt Nam phần truyện cổ tích người Việt (Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội – 2001) chúng tôi tiếp tục liệt kê về các dạng lời hứa xuất hiện trong các câu chuyện như sau:
CÁC DẠNG LỜI HỨA TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH NHẬT BẢN CÁC DẠNG LỜI HỨA TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM
Như vậy, ở phạm vi nguồn tài liệu về truyện cổ tích Việt Nam và Nhật Bản mà chúng tôi sử dụng thì dạng “lời hứa sẽ làm hay không làm điều gì” chiếm tỉ lệ cao nhất: Nhật Bản 72,7% (8/11 lời hứa), Việt Nam là 100%. Tiếp đó trong truyện cổ tích Nhật Bản là “lời hứa phải giữ bí mật” với 18,2% (2/11 lời hứa) và cuối cùng là “lời hứa thủy chung”: 9,1% (1/11 lời hứa). “Lời hứa phải giữ bí mật” rất được coi trọng đối với người Nhật nhưng lại không phải là điểm nhấn đối với người Việt Nam. Bởi vì người Việt vốn quen với nếp sống của nền văn minh nông nghiệp lúa nước, con người phải sống thành cộng đồng, phối hợp với nhau để sản xuất trong một thời gian dài nên họ thường sống gần gũi, chan hòa, ít khi giấu diếm nhau điều gì. Ngoài ra sự khác biệt về sự xuất hiện của “lời hứa thủy chung” cho thấy sự khác biệt về khái niệm lời hứa của hai dân tộc. Người Việt Nam thường quan niệm chỉ những lời hứa hẹn với những người ngoài mới được cho là lời hứa còn trong quan hệ gia đình (vợ – chồng) thì lời hứa được đưa vào sẽ tạo cảm giác khách sáo, xa cách nên không mấy khi đề cập đến vấn đề lời hứa giữa vợ và chồng. Ngược lại người Nhật lại rất coi trọng lời hứa, kể cả trong quan hệ gần gũi vợ chồng thì lời hứa vẫn luôn là lời hứa và người hứa hẹn điều đó phải chịu trách nhiệm như đối với bất kỳ lời hứa nào khác.Vì người Nhật chú trọng lời hứa nên các dạng lời hứa của người Nhật cũng rất đa dạng với nhiều hình thức. Còn người Việt mềm mỏng hơn nên dạng lời hứa dường như rất thuần, chỉ có một dạng nổi bật nhất là “lời hứa làm hay không làm điều gì”.
4. Quá trình thực hiện lời hứa 4.1. Điểm chung về lời hứa trong truyện cổ tích Việt Nam và Nhật Bản
Hầu hết lời hứa trong truyện cổ tích đều được đưa ra như một thử thách. Khi tiến hành thực hiện lời hứa cũng chính là vượt qua thử thách và trong quá trình vượt qua thách thức cũng chính là quá trình nhân vật phấn đấu vượt qua chính mình để hoàn thiện bản thân. Trong những truyện đó thì đỉnh điểm của câu chuyện chính là quá trình thực hiện lời hứa.
Những câu truyện cổ tích đều mang tính răn đe, giáo dục rất cao, vì vậy phần nhiều các lời hứa trong chuyện đều không được thực hiện hay dù có thì cũng không thấu đáo, những nhân vật thất hứa sẽ bị trừng trị nghiêm khắc để nêu gương. Hơn nữa, trong các câu chuyện này, các yếu tố cám dỗ, đe dọa… khiến cho nhân vật không thực hiện được lời hứa của mình, lại thường xuất hiện vào những giây phút cuối cùng khi lời hứa gần như được trọn vẹn. Ví dụ tiêu biểu như trong truyện “Những con rồng của đền Kita-in”. Lời hứa sẽ ngừng đánh chuông trong 100 ngày của vị sư trưởng với người phụ nữ thứ nhất đã thực hiện được 99 ngày thì người phụ nữ thứ hai xuất hiện và thỉnh cầu ông hãy cho nghe tiếng chuông ngay lập tức. Giả sử người phụ nữ thứ hai xuất hiện ở ngay ngày thứ nhất, thứ hai sau khi lời hứa vừa bắt đầu, chắc chắn vị sư trưởng đó đã không ngần ngại mà từ chối ngay lập tức. Nhưng không, người phụ nữ đó lại đến vào ngày thứ 99 – một thời gian đủ lâu để vị sư trưởng cảm thấy mình đã làm gần tròn trách nhiệm với lời hứa và ông đã bị dao động. Ở truyện “Hikoboshi và Orihime”, Hikoboshi đã thực hiện những yêu cầu khắc nghiệt của cha nàng Orihime: gieo hạt lúa trên cánh đồng của thiên giới rồi lại nhặt từng hạt đã gieo trên cánh đồng đó để gieo lại ở cánh đồng bên cạnh. Hikoboshi đã nhẫn nại vượt qua những khó khăn tưởng như không thể vượt qua ấy. Gần như kiệt sức sau sáu ngày vất vả, ngay lập tức chàng phải đến với nhiệm vụ thứ ba. Nhiệm vụ này tưởng chừng không khó khăn: Trông dưa mà không được ăn dưa trong lúc đói và khát. Nhưng xét với hoàn cảnh của Hikoboshi thì việc thực hiện lời hứa quả vô cùng khó khăn: kiệt sức vì sáu ngày làm việc mệt nhoài; trời nắng gay gắt; cổ họng cháy khô; không được ăn được uống đã gần 3 ngày. Và đặc biệt, cám dỗ là những trái dưa trên trời đang chín thật khó chống nổi. Vì tình yêu, để có thể được ở bên người vợ dấu yêu, chàng đã vượt qua hai thử thách trước, và dường như sắp vượt qua thử thách thứ ba. Vì chàng đã làm được 2/3 của thử thách thứ ba, tức là sắp thực hiện được lời hứa với bố vợ rồi. Nhưng đến đúng phút cuối, phút đỉnh điểm như vậy, chàng lại không thể vượt qua chính bản thân mình mà phá vỡ lời hứa.
Trong các truyện cổ tích Việt Nam, truyện “Giận mày tao ở với ai” cũng có một tình tiết tương tự. Phú ông đã nín nhịn chàng trai không biết bao lần nhưng gần đến ngày cuối cùng của kỳ hạn một tháng, ông không thể chịu đựng thêm được nữa mà phải buông lời trách móc nên đành phải gả cô con gái yêu cho chàng trai tinh quái nhưng thông minh đó. Hay như trong truyện “Ba người bạn”, ba người đã thề thốt sẽ giúp đỡ lẫn nhau khi một trong ba người hoạn nạn, nhưng rồi vì hoàn cảnh buộc họ phải xa nhau, mỗi người trôi dạt một nơi. Sau này, một trong ba người gặp khó khăn tìm đến các bạn mong giúp đỡ nhưng có người trong số họ đã thay lòng đổi dạ, coi bạn như gánh nặng, chỉ muốn đẩy đi cho nhanh. Lời hứa năm xưa không hề giả dối nhưng rồi thời gian và cuộc sống xô bồ đã làm cho con người không giữ nổi bản tính tốt đẹp xưa kia của mình.
4.2. Điểm khác biệt trong quá trình thực hiện lời hứa hứa trong truyện cổ tích Việt Nam và Nhật Bản
Nếu như ở phần hoàn cảnh xảy ra lời hứa, truyện Nhật Bản thường xuất hiện nhiều yếu tố thần kỳ, đối tượng của những lời hứa là những nhân vật mang sức mạnh siêu nhiên (bà chúa tuyết, người vợ hạc, hiện thân của những con rồng…) thì ở phần thực hiện lời hứa này hoàn toàn là một cuộc đấu tranh của nhân vật với chính bản thân mình để thực hiện lời hứa, hiếm khi xuất hiện sự can thiệp của các thế lực khác. Đặc biệt trong chuyện “Những con rồng của Kita-in”, tâm lý của vị sư trưởng được khắc họa rõ nét theo thời gian.
Khi vừa hứa với người phụ nữ thứ nhất: “Ngay khi vào chùa, ông lệnh ngừng rung chuông trong một trăm ngày. Ông rất sợ có một điều gì không hay có thể xảy ra nếu ông không giữ lời hứa danh dự đã hứa với cô gái” ( 3).
“Trong mười ngày đầu ông rất lo lắng. Rồi hai mươi ngày đã trôi qua yên ổn, không có gì xảy ra cả. Năm mươi ngày tiếp theo cũng bình yên như thế. Rồi ngày thứ chín mươi qua đi, nỗi lo lắng của sư trưởng vơi dần. Ông nghĩ chẳng có gì quan trọng trong lời đề nghị ngừng rung chuông ấy đâu, ta chỉ “thần hồn nát thần tính” mà thôi”.
Diễn biến tâm lý của vị sư trưởng rất đúng với lẽ thường, ông dần bớt coi trọng lời hứa và rồi người phụ nữ thứ hai xuất hiện. Cô ta có vẻ đẹp quyến rũ, giọng nói ngọt ngào cầu xin ông hãy cho nghe tiếng chuông chùa ngay lập tức. Cho đến lúc ấy, ông cũng không nhận lời ngay mà “sau một hồi cân hắc kĩ lưỡng”(4) ông đã đồng ý rung chuông chùa.
Như ta đã biết, hai người phụ nữ đến gặp sư trưởng đều là tinh khí của hai con rồng trú ở gần chùa. Nhưng trong quá trình vị sư trưởng thực hiện lời hứa của mình, chúng chưa một lần để lộ thân phận hay uy hiếp vị sư trưởng tội nghiệp. Nếu một trong hai con rồng hiện thân và yêu cầu ông thì vị sư trưởng chắc chắn sẽ vẫn bảo vệ lời hứa đến cùng. Nhưng không, chúng chỉ hiện thân dưới hình dạng hai người phụ nữ xinh đẹp và vô hại đến tìm vị sư trưởng và quyền quyết định có thực hiện lời hứa hay không hoàn toàn do ông quyết định. Vì vậy, khi vị sư trưởng đồng ý rung chuông thì đó là do ông đã không thắng được cám dỗ, không thắng được bản thân mà thôi.
Ngoài ra, trong truyện “Sự đền ơn của con Hạc”, người chồng đã hứa với vợ sẽ trông con và không được ngó vào phòng trong khi cô dệt vải. Lúc đầu anh rất nghiêm túc thực hiện lời hứa nhưng rồi sự tò mò và lo lắng dần nổi lên khi suốt mấy ngày cô không ra khỏi phòng. Cuối cùng, vì không nén được người chồng đã hé mắt nhìn vào. Và anh đã phải nhận lấy một kết cục không mong muốn.
Trong truyện Việt Nam, đôi khi trong quá trình thực hiện lời hứa lại xuất hiện những nhân vật mang phép màu giúp lời hứa được thực hiện. Ví dụ như truyện “Cây tre trăm đốt”, khi phú ông định lừa gạt anh Khoai, bắt chàng đi tìm cây tre trăm đốt để ở nhà tổ chức đám cưới cho con gái với con trai lão phú ông làng bên, thì Bụt đã xuất hiện. Bụt không những giúp anh Khoai có được cây tre trăm đốt mà còn dạy anh cách trừng trị những kẻ rắp tâm lừa bịp, chế giễu anh. Nhờ phép màu của bụt dạy, anh đã buộc lão phú ông phải giữ lời gả con gái cho anh.
Trong truyện “Người học trò nghèo và Ngọc Hoàng”, người học trò nghèo trên đường đi đã gặp gỡ nhiều người như gia đình phú ông có cô con gái bị câm và ông lão có cây cam không ra quả đã cho anh nghỉ qua đêm, con rùa đã cõng anh qua biển. Mỗi lần như thế anh đều được nhờ hỏi hộ Ngọc Hoàng một điều oan ức của họ. Và ngay khi gặp Ngọc Hoàng anh liền vội hỏi những điều oan khuất cho họ trước, đến nỗi đến lượt mình thì Ngọc Hoàng đã bực mình trở về trời. Tuy vậy anh cũng chẳng oán trách ai, chỉ buồn vì mình kém may mắn rồi lại vội vàng quay trở về đưa câu trả lời cho những người nhờ hỏi hộ.
Nói cách khác, trong truyện cổ tích Nhật Bản, quá trình thực hiện lời hứa là một quá trình tự đấu tranh bản thân của nhân vật để thực hiện lời hứa. Đó đều là những con người hiền lành thật thà, và họ thực lòng có ý muốn thực hiện trọn vẹn lời hứa nhưng rồi những thử thách và cám dỗ đã khiến họ không thể chiến thắng được bản thân mà trót làm sai lời hứa. Như vậy kết quả của việc thực hiện lời hứa hoàn toàn phụ thuộc vào nhân vật. Còn trong truyện cổ tích Việt Nam, ta có thể thấy rõ sự phân thành hai luồng nhân vật tốt – xấu rất rõ ràng. Họ cứ thế đóng trọn vai đã được giao sẵn mà không mấy khi có suy nghĩ đắn đo gì nhiều. Như chàng Khoai (trong truyện “Cây tre trăm đốt”) hiền lành thì cứ hiền lành mãi, còn lão phú ông tham lam sẽ vẫn tìm cách lừa chàng trai, nếu không có phép màu của Bụt ban xuống.
Với người Nhật, họ tự mình nhận lời hứa, tự mình thực hiện và nhận hậu quả vì đã không thực hiện được lời hứa, không hề có bất kì một sự giúp sức nào từ bên ngoài. Còn những người Việt Nam hiền lành, thật thà, chân chất kia dường như quá yếu đuối để tự mình có thể giải quyết được vấn đề. Câu chuyện thường có sư giúp sức từ các thế lực bên ngoài. Đó là Bụt như trong truyện “Cây tre trăm đốt”, là sự giúp đỡ đến từ những người hàm ơn chàng trai như trong truyện “Người dân nghèo và Ngọc Hoàng”. Điều này thể hiện mong ước “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” của dân ta. Phải chăng vì thế mà nhiều khi chúng ta hay trông chờ vào một điều kỳ diệu xảy ra để đáp lại lòng tốt của chúng ta. Còn người Nhật, ngược lại thường “tự lực cánh sinh”, “tự làm tự chịu”.
5. Kết quả của quá trình thực hiện lời hứa
5.1. Với lời hứa được thực hiện
Khi lời hứa được thực hiện đầy đủ thì nhân vật chính trong truyện cổ tích Việt Nam thường sẽ được hưởng thành quả và sống hạnh phúc. Như trong truyện “Người học trò nghèo và Ngọc Hoàng”, sau khi thực hiện lời hứa với những người gặp dọc đường, người học trò nghèo đã được viên ngọc làm đầu óc thông minh, thi đỗ trạng nguyên, trở nên giàu có và lấy được vợ. Thật sự là một kết quả viên mãn không gì sánh bằng!
Thế nhưng ở những câu chuyện cổ tích Nhật Bản, không phải lúc nào khi thực hiện xong lời hứa thì nhân vật đó cũng sẽ có được kết quả hạnh phúc. Như trong truyện “Con cáo và ông lão”, con cáo thực sự đã giúp ông lão trở nên giàu có. Nhưng trong lần biến hóa cuối cùng thành chiếc ấm trà, nó đã bị người chủ mới đun lên và chết cháy. Hay trong truyện “Chàng Hoichi không tai”. Tuy chàng đã giữ lời hứa của mình với vị sư trưởng là không kêu lên bất kỳ lời nào rồi, nhưng chàng vẫn bị mất đôi tai cho dù giữ được tính mạng.
Đến đây ta có thể thấy rõ sự khác biệt trong quan niệm của người Nhật và người Việt. Đối với người Nhật, việc phải thực hiện điều mình đã hứa là điều đương nhiên. Vì vậy, ngay cả khi đã thực hiện lời hứa thì họ cũng chưa chắc nhận được phần thưởng, thậm chí nếu như cách họ thực hiện lời hứa là một cách không chính đáng thì họ còn gặp quả báo. Ví dụ, trong truyện “Con cáo và ông lão”: Con cáo đã biến thành các vật khác nhau để ông lão đem bán cho người khác lấy tiền sau đó nó sẽ biến hình trở về với ông lão. Con cáo đã giúp ông lão trở nên giàu có nhưng cách làm của nó và ông lão là lừa những con người lương thiện khác nên nó phải chịu kết cục đáng buồn đó. Ở truyện “Chàng Hoichi không tai”, chàng Hoichi tuy đã thực hiện được lời hứa của mình nhưng do bất cẩn của vị sư trưởng: Không ghi Kinh Phật vào hai tai của chàng nên đã làm Hoichi mất đi đôi tai của mình.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có biết bao lời hứa. Trong truyện cổ tích của người Việt Nam thường chỉ có một lời hứa được xuất hiện: “Cây tre trăm đốt”; “Vỏ quýt dày có móng tay nhọn”; “Giận mày tao ở với ai”, v.v. hoặc có những lời hứa giống hệt nhau như truyện “Người học trò nghèo và Ngọc Hoàng”. Trong truyện cổ tích của người Nhật, có những truyện lời hứa xuất hiện nhiều hơn một lần với các loại lời hứa khác nhau. Và người Nhật không tha thứ cho một lời hứa không được thực hiện dù bên cạnh đó có bao nhiêu lời hứa được thực hiện đi nữa. Ví dụ như truyện “Sự đền ơn của con Hạc”. Có hai lời hứa với hai đối tượng khác nhau. Một lời hứa giữa người thương gia và người chồng về việc giao tấm vải. Một lời hứa giữa người chồng và người vợ về việc không được tò mò xem vợ đang làm gì trong phòng. Anh chồng đã thực hiện được lời hứa thứ nhất và nhận được rất nhiều tiền, nhưng vì không giữ được lời hứa thứ hai dẫn tới kết cục anh đã mất đi người vợ yêu dấu, mãi mãi mất đi hạnh phúc gia đình!
5.2. Với lời hứa không được thực hiện
Mạnh Tử từng nói: “Xe không thể chuyển động nếu không có bánh, con người không thể sống nếu không có chữ Tín”, vì vậy những kẻ không làm tròn lời hứa sẽ phải gánh chịu một kết cục không mong muốn là điều dễ hiểu. Trong rất nhiều các câu chuyện cổ tích, các lời hứa đều không thực hiện được và kết cục đối với nhân vật chính sẽ là lời răn dạy đối với các thế hệ sau. Quan niệm này là điểm chung giữa Việt Nam và Nhật Bản. Tuy nhiên do thái độ đối với lời hứa của hai bên khác nhau nên “kết cục” đối với các nhân vật không thực hiện lời hứa cũng có sự khác biệt.
Đối với người Nhật rất coi trọng lời hứa thì việc không thực hiện lời hứa là một điều không thể tha thứ. Những người đó chắc chắn phải chịu những hình phạt nặng nề và hậu quả thường sẽ để lại vĩnh viễn. Ví dụ như người chồng trong truyện “Giấc mơ” đã phản bội lại lời hứa thủy chung với vợ mình nên phải chịu cái chết đau đớn trong giấc ngủ. Vị sư trụ trì chùa Kita-in (Những con rồng của Kita-in) đã bị một phen sợ hãi vô cùng khi phá vỡ lời hứa danh dự của mình. Ông đã nhận một bài học thấm thía cả đời không thể quên được, và “thậm chí cho đến ngày nay, bao nhiêu thời gian đã trôi qua và vị sư trưởng khác đã thay ông trụ trì Kita-in, nhưng luật chùa vẫn rất nghiêm khắc với việc sờ tay vào chuông chùa”(5). Trong “Xứ mộng của Jinnai”, Jinnai đã bị một mũi tên xuyên qua khi anh trót kể câu chuyện bí mật và trở thành tàn tật suốt đời, Hikoboshi và Orihime mãi mãi phải chia cách qua giải ngân hà vì Hikoboshi đã không thực hiện lời hứa… Tới đây, những người không am hiểu về văn hóa Nhật Bản có thể hiểu lầm về Nhật Bản như một đất nước khắt khe, người dân Nhật Bản là những người cứng nhắc đến tàn nhẫn. Ruth Benedict – nhà dân tộc học người Mỹ đã phân tích về tính tương phản trong nền văn hóa Nhật bản bằng hai hình ảnh tượng trưng: hoa cúc và thanh kiếm trong tác phẩm cùng tên. Người Nhât sẵn sàng tha thứ cho các tội lỗi khác ngoại trừ việc không giữ đúng lời hứa.
Đối với người Việt vốn “dĩ hòa vi quý”, những lời hứa chỉ trừng phạt những kẻ trái lời một cách răn đe, nhắc nhở. Thậm chí trong nhiều trường hợp còn có cơ hội làm lại để chuộc lỗi. Như trong “Cây tre trăm đốt”, lão phú ông tham lam chỉ bị một phen hú vía và mất mặt với dân làng. Sau khi lão xin lỗi và gả con gái cho anh Khoai thì đã được tha thứ. Trong truyện “Ba người bạn”, anh nhà giàu không giữ lời hứa hắt hủi bạn bè cuối cùng bị người bạn còn lại mỉa mai đành hổ thẹn mang khăn gói ra về.
* * *
Qua các truyện cổ tích chúng ta biết được nhiều điều về cuộc sống. So sánh, đối chiếu truyện cổ tích giữa hai dân tộc giúp chúng ta hiểu biết được nhiều hơn về những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai dân tộc Việt Nam và Nhật Bản, để từ đó hiểu nhau hơn. Bài viết của chúng tôi tập trung nghiên cứu về lời hứa trong truyện cổ tích từ đó suy rộng ra quan niệm về lời hứa của mỗi dân tộc Việt Nam và Nhật Bản. Bằng việc phân tích một số về vấn đề lời hứa trong truyện cổ tích, chúng tôi nhận thấy: Lời hứa trong truyện cổ tích Nhật Bản có tần số xuất hiện nhiều với hình thức đa dạng, phong phú, còn trong truyện cổ tích Việt Nam nó xuất hiện với tần số khiêm tốn hơn. Kết cục đối với việc không thực hiện lời hứa trong truyện Nhật là rất nghiêm khắc, đôi khi hơi nhẫn tâm, nhưng ở truyện cổ tích Việt Nam, điều này chỉ như một bài học nhẹ nhàng và có cơ hội sửa chữa làm lại.
Từ những đặc điểm trên, có thể thấy người Nhật vô cùng coi trọng lời hứa, họ nghiêm khắc với chính bản thân mình cũng như những người xung quanh. Điều này cũng là do nhiều nguyên nhân như đã trình bày ở trên. Người Việt lại có quan điểm về lời hứa khác với người Nhật. Người Việt Nam không quá coi trọng lời hứa. Có thể do lối sống bình dị, ôn hòa của người Việt Nam đã tạo cho họ tính dễ tha thứ và không quá khắt khe với lời hứa. Phân tích để thấy được điểm khác biệt này, chúng tôi mong rằng có thể giúp người Nhật và người Việt hiểu nhau hơn và thấy được những điểm đáng học hỏi của nhau.
Tuy nhiên, trong sự hòa nhập với thế giới hiện đại, vào một thế giới chung, các dân tộc cũng đang ngày càng biến đổi thu nhận về mình những điều tốt đẹp nhất phù hợp nhất với phong cách sống hiện đại và xã hội văn minh. Nhờ có tinh thần kỉ luật, thể hiện qua các việc coi trọng lời hứa như vậy, Nhật Bản đã sớm tự xây dựng cho mình một xã hội hiện đại, văn minh. Việt Nam chúng ta cũng đang ngày càng đổi mới, ý thức kỉ luật, kỉ cương cũng ngày càng được coi trọng hơn trong việc xây dựng một xã hội công nghiệp. Các thế hệ trẻ của Việt Nam, một mặt thấy được những nét đẹp của dân tộc, những truyền thống của cha ông đã xây dựng và để lại, một mặt đang vươn mình tự đổi khác để hòa nhập vào xã hội hiện đại, góp phần xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp hơn.
Nếu xây dựng những chuyện cổ tích thời hiện đại, chắc rằng chúng ta sẽ thấy ở đó tỉ lệ của những chuyện có đề cập đến lời hứa và việc thực hiện lời hứa sẽ xuất hiện lớn hơn nhiều và những điều xung quanh đó cũng sẽ ngày một gần hơn với các dân tộc vốn đã gần gũi với mình như Nhật Bản và các nước láng giềng.
TS HOÀNG LIÊN – HOÀNG THỊ LUẬN – ĐINH THỊ THU HƯƠNG (Đại học Hà Nội) TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Huy Cận (1994) Suy nghĩ về bản sắc văn hóa dân tộc, NXB Chính trị Quốc gia.
2. Nhật Chiêu (2003) Nhật Bản trong chiếc gương soi, NXB Giáo dục.
3. Chu Xuân Diễn – Lê Chí Quế (2001), Tuyển tập truyện cổ tích Việt Nam phần truyện cổ tích người Việt, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
4. Nguyễn Bích Hà (1999), Tuyển tập truyện cổ tích Nhật Bản, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Đào Thị Thu Hằng (2009), Văn hóa Nhật Bản và Yasunari Kawabata, NXB Giáo Dục.
6. Hữu Ngọc (1993) Chân dung văn hóa đất nước Mặt trời mọc, NXB Thế Giới.
7. Thu Tứ (2005) Người Việt trung dung, htt:///vvv.gocnhin.net/cgi-bin/vietwitem.pl?65
8. Félicien Challaye – Tạ Chí Hải dịch (2004), Chuyện cổ Nhật Bản, NXB Trẻ
9. Helen Byers (2007), Japan, Foreign language teaching and research press.
10. Ruth Benedict (1940) Hoa cúc và thanh kiếm, .http://www.tamajin.jp/degiorigi/rinjin/img/rinjin_read2.gif
12. ” Thủ tướng Nhật đặc biệt coi trọng quan hệ với VN” http://vietnamnet.vn/service/printver sion.vnn?article_id=865918
(1) Nguyễn Bích Hà, Tuyển tập truyện cổ tích Nhật Bản, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội – 1999, tr.235
(2) Chu Xuân Diễn – Lê Chí Quế (2001), Tuyển tập truyện cổ tích Việt Nam phần truyện cổ tích người Việt, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội, tr.152.
(3) Nguyễn Bích Hà, Tuyển tập truyện cổ tích Nhật Bản, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội – 1999, tr.87
(4) Nguyễn Bích Hà, Tuyển tập truyện cổ tích Nhật Bản, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội – 1999, tr.88
(5) Nguyễn Bích Hà, Tuyển tập truyện cổ tích Nhật Bản, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội – 1999, tr.89
So Sánh Thiên Nhiên Tây Tiến Và Việt Bắc
Đề: “Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây, súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.” Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
(Tây Tiến – Quang Dũng)
“Nhớ khi giặc đến giặc lùng Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây Núi giăng thành luỹ sắt dày Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.”
Và:
(Việt Bắc- Tố Hữu)
THÂN BÀI Tác giả tác phẩm
MỞ BÀI: tự làm
– Quang Dũng là nhà thơ của xứ Đoài mây trắng. Thơ ông là tiếng nói của một hồn thơ hào hoa lãng mạng, nhất là những vần thơ viết về lính. Các sáng tác tiêu biểu của Quang Dũng bao gồm: Mây đầu Ô, Mùa hoa gạo, Đôi mắt người Sơn Tây… Bài thơ Tây Tiến ra đời năm 1948, trích trong tập “Mây đầu Ô” là một trong những bài thơ hay nhất của thơ ca kháng chiến chống Pháp.
Cảm nhận hai đoạn thơ
– Tố Hữu là nhà thơ của lý tưởng cộng sản, lá cờ đầu của thi ca cách mạng Việt Nam. Ông là người viết sử bằng thơ vì mỗi giai đoạn lịch sử đi qua, Tố Hữu đều lại một tập thơ giá trị: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và Hoa… Bài thơ Việt Bắc ra đời vào tháng 10-1954 khi trung ương Đảng rời chiến khu Việt Bắc trở về thủ đô Hà Nội.
2.1. Đoạn thơ trong bài thơ Tây Tiến là hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ dữ dội, thơ mộng trữ tình.
– Thiên nhiên hùng vĩ dữ dội ở con đường hành quân nhiều gian khổ. Nhiều từ láy được huy động để diễn tả sự hiểm nguy: Khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút. Phép nhân hóa “sung ngửi trời” diễn tả tinh tế độ cao. Phép tương phản đối lập diễn tả cảnh đèo cao, dốc thẳm, rừng dày “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”.
– Thiên nhiên trữ tình, thơ mộng “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”. Câu thơ được dệt nên bởi những thanh bằng gợi cảm giác êm ả, tươi mới. Hình ảnh thơ gợi vẻ đẹp nên thơ.
2.2. Đoạn thơ trong bài Việt Bắc.
– Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn cân đối hài hòa giữa các thanh bằng trắc; phép nhân hóa, tương phản, cách sử dụng từ láy tượng hình…
– Thiên nhiên gắn bó hài hòa với con người cùng chung mất mát đau thương, cùng chung lưng đấu cật chống kẻ thù chung “Nhớ khi giặc đến giặc lùng/Rừng cây núi đá ta cùng đánh tây”.
– Con người và thiên nhiên tạo thành một thế trận trùng điệp dồn kẻ thù vào “lũy sắt dày”, vào “mênh mông bốn mặt sương mù”.
– Thiên nhiên là hậu phương vững chắc và cũng là người bạn chiến đấu của con người.
So sánh
– Nghệ thuật: Thể thơ lục bát truyền thống, phép tu từ nhân hóa, hình ảnh thơ ngôn ngữ thơ giàu tính tạo hình.
– Khác nhau:
– Giống nhau: đều là những bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp của núi rừng trong thời kỳ chống Pháp. Đều được viết bằng bút pháp lãng mạn cách mạng.
+ Thiên nhiên trong Tây Tiến thiên về diễn tả sự khắc nghiệt, dữ dội. Là gian khổ thiếu thốn mà người lính phải vượt qua. Thiên nhiên trong Việt Bắc thiên về miêu tả sự gần gũi và đồng lòng với con người.
III. KẾT BÀI
+ Thiên nhiên trong Tây Tiến mang hai vẻ đẹp hài hòa: hùng vĩ và lãng mạn. Thể thơ thất ngôn cũng góp phần làm cho bức tranh thơ thể hiện được những nét trên. Trong Việt Bắc, thiên nhiên có chiều hướng gắn với hiện thực cuộc kháng chiến khi ta dựa thế rừng núi để đáp trả lại kẻ thù. Thể thơ lục bát biến hóa linh hoạt mang lại một thiên nhiên hùng vĩ nhưng cũng thật gần gũi.
Truyện Cười Việt Nam Vô Đối, Truyện Cười Việt Nam Và Thế Giới
3 truyện cười dân gian đáng đọc nhất
Lượt xem: 81 - 23/09/2021 23:45:22
đó là 3 câu chuyện: tâm nguyện của anh chàng lười, chả dấu gì bác, tam đại con gà.
đó là 3 câu chuyện: tâm nguyện của anh chàng lười, chả dấu gì bác, tam đại con gà.
Truyện cười Việt Nam: ĐỨNG THỨ HAI…
Lượt xem: 205 - 22/08/2021 06:18:23
Hiểm họa khi lái xe cùng bạn gái
Lượt xem: 502 - 23/03/2021 15:54:39
Tũn bị tai nạn giao thông, bạn của cô vào thăm, hỏi câu vô cùng hài hước.
Tũn bị tai nạn giao thông, bạn của cô vào thăm, hỏi câu vô cùng hài hước.
Con gái gặp họa vì bố muốn làm lành với mẹ
Lượt xem: 474 - 22/03/2021 11:14:30
Vừa đi học về, Tũn đã chứng kiến bố mẹ cãi nhau kịch liệt. Thấy Tũn vào nhà, mẹ cô bé tức tối về phòng đóng rầm cửa.
Vừa đi học về, Tũn đã chứng kiến bố mẹ cãi nhau kịch liệt. Thấy Tũn vào nhà, mẹ cô bé tức tối về phòng đóng rầm cửa.
Cảnh báo trong đêm tân hôn
Lượt xem: 519 - 22/03/2021 11:40:28
Đêm tân hôn người vợ đã rất vui vì anh chồng nói sẽ không bao giờ phụ cô.
Đêm tân hôn người vợ đã rất vui vì anh chồng nói sẽ không bao giờ phụ cô.
Đau khổ vì chồng vẫn giữ thói quen cũ
Lượt xem: 407 - 05/03/2021 09:04:27
Người phụ nữ đau khổ vì chồng vẫn giữ những thói như hồi mới yêu.
Người phụ nữ đau khổ vì chồng vẫn giữ những thói như hồi mới yêu.
Ông chồng cao thủ viết thư khuyên vợ quay về nhà
Lượt xem: 519 - 17/02/2021 09:02:21
Người chồng viết thư cho vợ và hỏi cô ấy cảm thấy như thế nào khi ở nhà ngoại?
Người chồng viết thư cho vợ và hỏi cô ấy cảm thấy như thế nào khi ở nhà ngoại?
Lý do khiến rùa muốn tập bay
Lượt xem: 529 - 28/01/2021 09:37:34
Một con rùa con đứng dưới gốc cây cổ thụ trong rừng, nó cố hít một hơi thật sâu, bò chậm chạp lên nhánh cây cao nhất rồi gieo mình xuống đất.
Một con rùa con đứng dưới gốc cây cổ thụ trong rừng, nó cố hít một hơi thật sâu, bò chậm chạp lên nhánh cây cao nhất rồi gieo mình xuống đất.
Hậu quả của việc thích vuốt ve động vật
Lượt xem: 418 - 11/01/2021 10:08:35
Người đẹp bất ngờ khi nhận được ‘khuyến mãi’ từ cảnh sát
Lượt xem: 425 - 29/12/2020 10:24:26
Rosie đang chạy bon bon trên chiếc xe hơi mới mua thì bị một cảnh sát giao thông chặn lại.
Rosie đang chạy bon bon trên chiếc xe hơi mới mua thì bị một cảnh sát giao thông chặn lại.
Bạn đang xem bài viết Văn Hóa Vật Chất Qua Truyện Cười Việt Nam Và Nhật Bản Một Cái Nhìn So Sánh trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!