Xem Nhiều 3/2023 #️ Ý Nghĩa Của Truyện Cổ Tích Trong Việc Giáo Dục Trẻ Thơ # Top 4 Trend | Anhngucongdong.com

Xem Nhiều 3/2023 # Ý Nghĩa Của Truyện Cổ Tích Trong Việc Giáo Dục Trẻ Thơ # Top 4 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Ý Nghĩa Của Truyện Cổ Tích Trong Việc Giáo Dục Trẻ Thơ mới nhất trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Truyện cổ tích  luôn là món ăn tinh thần được ưa chuộng nhất của trẻ nhỏ. Tại sao vậy? Bởi vì trong những câu chuyện cổ tích đó, bọn trẻ có thể tha hồ suy nghĩ, tưởng tượng ra rất nhiều hình ảnh phong phú khác nhau về niềm tin, cuộc sống và những điều thần thoại mà người lớn vốn không mấy quan tâm nhưng với chúng lại thật phi phàm, đáng ngưỡng mộ.

Không cần phải làm màu, những câu chuyện cổ tích với hình ảnh giản đơn cùng với cốt chuyện tự nhiên lại lôi cuốn bọn trẻ không kém gì sức hút của những bộ đồ chơi thông minh ngày nay. Đó cũng là một trong những điều đáng tự hào cho nền văn học, nghệ thuật mà cha ông ta để lại.

Lý do khiến những cuốn truyện cổ tích luôn thu hút bọn trẻ

Ngay sau khi rời vòng tay bồng bế của mẹ, bà, những đứa trẻ bắt đầu tới trường và hòa nhập với môi trường mới. Khi đó, chúng bắt đầu phải tự làm nhiều việc khác mà không có sự ưu ái nào như khi ở nhà: thất vọng, va vấp, sự ganh đua giữa các bạn cùng trang lứa, sự so sánh với những người xung quanh, tinh thần trách nhiệm… Điều đó đôi khi làm trẻ cảm thấy bị cô độc và lo lắng.

Truyện cổ tích là những điểm mốc

Truyện cổ tích mang đầy đủ những yếu tố ly kỳ, cuốn hút trẻ ở cả tình tiết với những viễn cảnh mang tính chất vạn năng, hư ảo như ông bụt, mụ phù thủy…. Những hình ảnh anh hùng mạnh mẽ vươn lên từ sự khó khăn như Thạch Sanh hay là hình ảnh người phụ nữ đảm đang, hiền lành trong chuyện tấm cám…… Tất cả những yếu tố đó tạo nên lòng tin của trẻ với những điều xung quanh mình, chấp nhận và vượt qua những khó khăn đó

Những câu chuyện khác nhau với kết cấu phân chia rõ ràng những nhân vật theo những phe tốt –  xấu, thiện – ác, giàu – nghèo khác nhau giúp trẻ nhận thức được những điều xung quanh và hiểu biết về cách ứng xử, đối nhân xử thế của các nhân vật, qua đó có cái nhìn khái quát về thế giới quan hữu hình, học cách ứng xử với các tình huống trong cuộc sống và có xu hướng bắt chước. Vậy mới nói truyện cổ tích có ảnh hưởng rất sâu đậm tới tâm tư, tình cảm của thế hệ trẻ nước ta

Mỗi câu chuyện khác nhau mang một thông điệp khác nhau với kết cấu những lớp nhân vật khác nhau. Điều này không chỉ mang lại sự mới mẻ về cách nhìn nhận mà còn làm cho câu chuyện của trẻ thêm hấp dẫn hơn. Những hình ảnh người phụ nữ tần tảo, hiền lành rồi cũng có kết cục tốt như Tấm trong truyện tấm cám và ngược lại là hình ảnh của Cám. Hay hình ảnh người đàn ông chân chất, thật thà rồi cũng được đền đáp xứng đáng như truyện Thạch Sanh…….. Tất cả những điều đó mang lại một thế giới với niềm tin và sự chân thành trong trí óc trẻ

Niềm tin của trẻ rất mong manh và đơn giản. Những câu truyện kể thường ngày, những mẩu chuyện cổ tích sẽ gây ảnh hưởng sâu sắc tới tâm hồn trẻ. Niềm tin đó rất dễ hình thành và cũng dễ mất đi. Do đó, các phụ huynh cần cho trẻ tiếp xúc, học hỏi những điều hay, lẽ phải để tâm hồn trẻ luôn trong sáng với những câu chuyện riêng của mình.

Những câu chuyện cổ tích được bé tiếp nhận một cách nhanh chóng, đơn giản với cả những yếu tố hư ảo. Những tình tiết hư ảo, những câu chuyện đầy phép thuật vẫn lôi cuốn và niềm tin của trẻ vẫn tin toàn toàn vào điều đó.

Partager :

Twitter

Facebook

Thích bài này:

Thích

Đang tải…

Vai Trò Của Truyện Cổ Tích Trong Việc Giáo Dục Trẻ Mầm Non

Truyện cổ tích là một phương tiện giáo dục rất hiệu nghiệm đối với trẻ

1. Truyện cổ tích giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo và nhận biết văn hoá.

Khả năng sáng tạo trong giai đoạn phát triển của trẻ rất mạnh mẽ, đa dạng và phong phú. Không những trẻ có thể tưởng tượng ra những tình tiết câu chuyện theo tư duy, cách hiểu của bản thân, mà từ đó còn có thể định hướng nhân cách, nghề nghiệp vả cả lối sống của trẻ sau này. Thông qua việc phản ánh các khía cạnh văn hoá, các câu chuyện thần tiên (theo sự sáng tạo với những nét đặc trung riêng biệt) còn giúp trẻ nhận biết được sự khác nhau giữa các quốc gia, dân tộc từ đó trẻ sẽ dễ dàng học hỏi những tinh hoa, những chỉ dẫn tốt từ khắp các nền văn hoá, góp phần hình thành một lối nghĩ đa dạng.

2. Truyện cổ tích dạy trẻ phân biệt đúng sai.

Truyện cổ tích dạy trẻ mầm non phân biệt được đúng sai.

Nội dung của các câu chuyện này thường nhắm đến sự đấu tranh giữa thiện và ác, tình yêu và sự mất mác. Những nội dung trên lại có tác động rất mạnh mẽ đến suy nghĩ và thái độ sống của trẻ. Bà Goddard Blythe – Giám đốc Viện nghiên cứu Tâm Sinh lý học thần kinh – cho biết: “Truyện cổ tích dạy trẻ các phân biệt cái đúng và cái sai, không phải không qua việc giáo dục trực tiếp, nhưng là qua những ngụ ý mà truyện muốn truyền tải”. Thật vậy, thông qua những câu chuyện này, trẻ học hỏi được một điều rằng cái thiện luôn luôn chiến thắng và sự hi vọng cho những điều tốt đẹp hơn không bao giờ là lãng phí.

3. Phát triển khả năng tư duy, nhận xét nơi trẻ.

4. Giúp trẻ điều khiển cảm xúc của bản thân.

Chẳng những các câu chuyện cổ tích giúp trẻ hình thành những chuẩn mực xã hội và đạo đức mà, bên cạnh đó, còn giúp trẻ tự rèn luyện và tiết chế cảm xúc bản thân. Chuyên gia nghiên cứu tầm quan trọng của truyện cổ tích đối với trẻ em, tiến sĩ tâm lý học Bruno Bettelheim khẳng định rằng những câu chuyện trên sẽ giúp trẻ vượt qua được những lo lắng và sợ hãi mà ngay cả đến trẻ cũng không thể nào hiểu được. Trong những mẩu chuyện thần tiên, nhân vật chính là các anh hùng nhỏ tuổi, dũng cảm đấu tranh chống lại sự xấu và luôn kết thúc trong chiến thắng huy hoàng. Theo đó, trẻ sẽ tự tưởng tượng một anh hùng cho bản thân để chống lại những sợ hãi.

Truyện cổ tích còn giúp trẻ tự rèn luyện và tiết chế cảm xúc bản thân

Vậy nên vai trò của truyện cổ tích có tác động mạnh mẽ trong việc bồi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, đem đến cho trẻ những ước mơ bay bổng, những xúc cảm thẩm mĩ về một thế giới huyền ảo, kích thích và phát triển trí tưởng tượng của các em, mở cánh cửa sổ cho tâm hồn các em hướng vào những ước mơ đẹp đẽ, kích thích những khát vọng của các em muốn hiểu biết, muốn vươn lên những tầm cao của tư tưởng, tình cảm và trí tuệ sau này.

Ý Nghĩa Giáo Dục Từ Truyện Cổ Tích Cô Bé Quàng Khăn Đỏ

Cô bé quàng khăn đỏ là một câu truyện cổ tích nổi tiếng trên thế giới. Đó là một câu truyện về một cô bé được mẹ nhờ mang giỏ thức ăn đến cho người bà ốm yếu của mình. Tuy nhiên, một sự cố mà cô đã gặp phải nhắc nhở chúng ta phải luôn cảnh giác với những người xa lạ dù cho những biểu hiện bên ngoài của họ giống với những người tốt bụng. May mắn thay câu chuyện kết thúc với một kết thúc có hậu.

Tóm tắt truyện Cô bé quàng khăn đỏ

Có một cô bé nọ hay quàng chiếc khăn màu đỏ do chính người bà thân yêu làm cho cô nên mọi người gọi cô là cô bé quàng khăn đỏ. Bà của cô bị bệnh nên mẹ cô đã nhờ cô mang giỏ thức ăn đến cho bà của mình. Trước khi đi mẹ cô đã dặn cô rằng phải đi thẳng đến nhà bà không được đi vòng qua rừng sẽ gặp chó sói ăn thịt cô. Mặc dù mẹ đã dặn dò trước nhưng cô bé quàng khăn đỏ vẫn đi vòng qua rừng vì có nhiều hoa và bướm.

Cô bé quàng khăn đỏ đi qua rừng gặp chó sói

Đi một lát đến cửa rừng cô gặp chó sói, chó sói tỏ ra thân thiện với cô bé nên cô đã nói ra là mình sẽ đi đến nhà bà ngoại và cô bé quàng khăn đỏ còn chỉ cho chó sói nhà của bà nằm ở đâu. Chó sói nghe thế mừng thầm liền nhanh chóng đi đến nhà bà ngoại của cô trước. Chó sói đã nuốt chửng bà cô vào trong bụng rồi giả làm bà ngoại nằm trên giường. Cô bé đến gặp bà, ban đầu cô thấy có vài điều kì lạ về bà của mình nhưng lúc sau thì cô hoàn toàn tin đó là bà của mình.

Chó sói giả làm bà của cô bé quàng khăn đỏ

Chó sói giả làm bà của cô bé quàng khăn đỏ

Cứ thế sói dẫn dắt cô vào một câu chuyện toàn những lời giả dối trước khi ăn thịt cô bé. Cho đến khi cô nhận ra không phải là người bà kính yêu của mình thì đã quá muộn. Chó sói đã nuốt cô bé quàng khăn đỏ đáng thương vào bụng cùng với người bà của mình. Nhưng trong lúc sói no nê nằm ngủ, may mắn thay bác thợ săn đi ngang thấy thế liền rạch bụng sói ra để cứu cô và bà ngoại. Khăn đỏ vội đi lấy rất nhiều đá bỏ vào bụng sói, sói tỉnh dậy nhưng đá nặng quá nó đã ngã xuống và chết. Từ đó về sau, cô bé không bao giờ dám làm sai lời mẹ dặn nữa.

Ý nghĩa truyện Cô bé quàng khăn đỏ

Cô bé quàng khăn đỏ là một câu truyện cổ tích hầu hết tất cả các em nhỏ đều có ít nhất một lần được nghe. Qua đó bài học lớn nhất dành cho các em chính là phải biết vâng lời bố mẹ, đi đến nơi không la cà dọc đường. Đặc biệt không nên tiếp xúc với bất kỳ người lạ nào để đảm bảo an toàn cho chính mình. Việc cô bé trong truyện gặp phải chó sói và để chó sói ăn thịt của bà là một ví dụ điển hình cho những em nhỏ không biết vâng lời bố mẹ. Trường hợp không may các em gặp phải kẻ xấu cần phải tìm những người lớn xung quanh để giúp đỡ.

Đây cũng là một lời nhắc nhở đối với các bậc phụ huynh khi trẻ còn nhỏ nên dạy trẻ cách để phân biệt giữa người tốt, người xấu. Đồng thời phải giáo dục cho trẻ nếu không may gặp phải những người xấu thì trẻ nên biết làm cách nào để tự bảo vệ mình.

Câu truyện cô bé quàng khăn đỏ còn đưa ra hình tượng chó sói để đại diện cho cái xấu, cái ác. Qua đó tác giả muốn phê phán những người giả nhân, giả nghĩa lợi dụng lòng tốt, sự tin tưởng của người khác để hại người. Ở đây sói đã lợi dụng cô bé ngây thơ để khai thác các thông tin và làm việc xấu. Khi sói đói bụng không tìm được cho mình thức ăn đành ăn thịt bà và cô bé còn biểu trưng cho những con người thích hưởng thụ nhưng không thích làm việc. Đây là một thói xấu đáng chê trách. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng dành cho những người có lối sống không chân chính chắc chắn không bao giờ tốt đẹp. Và sói đã phải trả giá dưới nòng súng của bác thợ săn.

Bác thợ săn đại diện cho những người tốt trong xã hội, sẵn sàng cứu giúp người gặp nạn mặc dù rất nguy hiểm và bác cũng chính là người cho cô và bà cơ hội sinh lại lần thứ hai nếu như không có bác thì cả hai người đã chết rồi. Không phải ai cũng may mắn gặp được người tốt giúp đỡ trước kẻ ác xấu như cô bé đâu nên các bé phải hết sức cẩn thận nghe lời ba mẹ không được làm trái lời ba mẹ.

Qua câu truyện Cô bé quàng khăn đỏ đã đem lại bài học đáng giá cho các bé nhỏ và những lời nhắc nhở cảnh tỉnh cho các bậc cha mẹ. Cô bé còn được coi là một cẩm nang để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhỏ. Thực tế không đúng khi bị sói nuốt vào bụng thì không thể sống lại được tuy nhiên câu truyện cho cô bé được cứu sống vời lời nhắc nhở các bé phải biết vâng lời ba mẹ, đi đến nơi về đến chốn, không được la cà các dọc đường, tự nhận biết được đâu là việc tốt để làm, tránh xa các việc xấu, người xấu.

Giáo Dục Ý Thức Về Atgt Cho Trẻ Mầm Non

Giáo dục ATGT tại trường mầm non nhằm cung cấp các kiến thức, kỹ năng giúp trẻ có những hiểu biết sơ đẳng, thiết thực, thực hành về Luật Giao thông đường bộ. Phương pháp giáo dục này cũng hình thành cho trẻ những hành vi, thói quen ban đầu để chấp hành luật và có thái độ phê phán, không đồng tình với những hành vi không chấp hành luật giao thông.

Một tiết học về ATGT của học sinh Trường mầm non Hà Tu (TP Hạ Long).

Được biết đến là một điểm sáng về giáo dục ATGT cho trẻ em mầm non trên địa bàn TP Hạ Long, nhiều năm qua, Ban giám hiệu Trường Mầm non Hà Tu đã có nhiều đổi mới, sáng tạo trong công tác giảng dạy để nâng cao nhận thức, ý thức cho trẻ chấp hành những quy định của luật giao thông.

Một tiết học nhận biết về phương tiện giao thông của các học sinh Trường Mầm non Hoa Hồng (TP Hạ Long).

Tại Trường Mầm non Hoa Hồng (phường Hồng Hà, TP Hạ Long), việc trang bị những kiến thức cơ bản về ATGT để đảm bảo an toàn cho trẻ cũng được nhà trường chú trọng. Cô Đào Thu Thảo, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Các giáo viên sẽ chủ động lồng ghép giáo dục ATGT vào trong các giờ học. Nội dung chủ yếu là dạy cho các cháu nhận biết và phân biệt được các phương tiện giao thông, loại đường giao thông, một số tín hiệu cơ bản hoặc những chú ý khi tham gia giao thông… Bằng nhiều hình thức truyền đạt phong phú, dễ hiểu, dễ nhớ, các cháu đã có những hiểu biết ban đầu và biết nhắc nhở phụ huynh, người thân phải tuân thủ những quy định về ATGT.

Việc lồng ghép trò chơi vào trong nội dung các tiết học ATGT không chỉ tạo thêm sân chơi cho các bé, mà còn cung cấp những thông tin cần thiết về ATGT và giúp các bé linh hoạt trong ứng xử các tình huống khi tham gia giao thông.

Bé Nguyễn Phương Ngân, lớp 5 tuổi, Trường Mầm non Hà Tu, nói: Chúng con đã nhận biết được đèn tín hiệu, khi đi bộ phải đi đúng phần đường của mình trên vỉa hè, đi về bên phải; khi ngồi trên xe máy phải có mũ bảo hiểm, biết đội mũ bảo hiểm đúng cách.

Các học sinh Trường Mầm non Hoa Hồng (TP Hạ Long) chơi trò chơi tham gia giao thông.

Có thể thấy rằng, việc giáo dục về ATGT trong trường mầm non đã có ảnh hưởng tích cực đến ý thức của trẻ em. Tuy nhiên, không chỉ giáo dục tại trường mà phụ huynh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành ý thức cho trẻ. Do vậy, các bậc cha mẹ cũng cần tập cho trẻ thói quen quan sát, cách xử lý tình huống khi đi đường, làm gương để các cháu noi theo khi tham gia giao thông.

Nguyên Ngọc

Bạn đang xem bài viết Ý Nghĩa Của Truyện Cổ Tích Trong Việc Giáo Dục Trẻ Thơ trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!